17/05/2024 12:33 GMT+7
Trở lại chủ đề

NATO cân nhắc nhưng khó đưa quân đến Ukraine

Khi Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đề cập tới khả năng NATO gửi lính chi viện trực tiếp cho Ukraine, ông bị chỉ trích như thể đã chạm vào một điều cấm kỵ. Nhưng kịch bản này đang được cân nhắc.

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg (trái) và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky - Ảnh: Văn phòng Tổng thống Ukraine

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg (trái) và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky - Ảnh: Văn phòng Tổng thống Ukraine

Theo tờ New York Times ngày 16-5, một số quốc gia thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đang thảo luận về khả năng đưa người sang Ukraine. Chính xác thì NATO cân nhắc đưa các nhà thầu và chuyên gia quân sự sang Ukraine cho công tác đào tạo binh sĩ cũng như bảo trì vũ khí.

Ông Macron đúng về khả năng NATO đưa quân tới Ukraine

Ukraine được cho đã nhờ Mỹ và các nước NATO khác đào tạo 150.000 lính. Lâu nay một số lượng lớn binh sĩ Ukraine được đào tạo ở Đức và Ba Lan, song điều này đi kèm khó khăn trong khâu hậu cần, bao gồm việc phải đưa số lượng binh sĩ quá lớn như vậy đi ngược về tiền tuyến ở Ukraine.

Một số nước NATO, trong đó có Anh, Đức và Pháp, đang cân nhắc đưa nhà thầu quân sự tới Ukraine. Trong khi đó Nhà Trắng được biết đang đánh giá lại lệnh cấm nhà thầu Mỹ hoạt động ở Ukraine.

Tất cả các chuyển động trên phản ánh cách tiếp cận tổng thể của phương Tây và NATO đối với cuộc chiến Ukraine - Nga.

Từ tháng 2-2022, thời điểm Tổng thống Nga Vladimir Putin phát động "chiến dịch quân sự đặc biệt" ở Ukraine, chiến lược của phương Tây đối với Kiev xoay quanh hai yếu tố: (1) ủng hộ quân sự và kinh tế mạnh mẽ nhằm giúp Ukraine trụ vững; và (2) tránh trực tiếp tham gia vào chiến trận vì lo xung đột lan rộng thành Thế chiến III, theo cách Tổng thống Mỹ Joe Biden từng nói.

Cách tiếp cận này cần đảm bảo hai điểm ngăn xung đột leo thang: Nga không tấn công các nước NATO, và các lực lượng phương Tây không trực tiếp tham gia đánh Nga ở Ukraine.

Vì lẽ đó, rất nhiều ý kiến phản đối Tổng thống Pháp Macron khi ông đề cập chuyện đưa lính NATO tới Ukraine.

Thực tế vào thời điểm đó, ông Macron cho rằng "không nên loại trừ khả năng nào". Xét bối cảnh của phát biểu trên, việc một quan chức NATO hay các nước thành viên tuyên bố "không có kế hoạch đưa quân tới Ukraine thời điểm này" không thể là câu trả lời chính xác, hoặc chỉ chính xác đối với một câu hỏi sai bản chất của phóng viên.

Một cách dễ hình dung, việc ai đó không có kế hoạch làm điều gì đó vào lúc này không có nghĩa họ sẽ không làm vậy vào lúc khác.

Một số nhà phân tích chỉ ra rằng việc viện trợ Ukraine và các lệnh trừng phạt "yếu ớt" nhắm vào Nga không đem lại hiệu quả. Nga vẫn tìm cách trụ vững về mặt kinh tế, và thời điểm này đang có những bước tiến mới ở vùng Kharkov.

Vì lẽ đó, nếu New York Times đưa tin chính xác, không có gì lạ khi NATO cân nhắc một sự thay đổi mang tính chiến lược ở Ukraine, tức có thể đưa nhân sự tới hỗ trợ Kiev theo diện không trực tiếp giao tranh.

Rất khó để NATO đưa quân tới Ukraine?

Tất nhiên diễn biến mới tới lúc này vẫn chỉ dừng lại ở dạng "cân nhắc", và sẽ không ngạc nhiên nếu vài ngày tới sẽ xuất hiện các tuyên bố như "không có kế hoạch đưa người của NATO tới Ukraine lúc này".

Trong bài tổng hợp ý kiến chuyên gia trên website của Viện Carnegie ngày 16-5, đa phần nhà nghiên cứu trả lời câu hỏi đều nhận định các nước châu Âu không muốn đưa quân tới Ukraine, bất kể binh sĩ hay quân nhân của họ đóng vai trò hỗ trợ hay chiến đấu.

Lý do vẫn nằm ở chuyện không để xung đột lan rộng thành một cuộc đối đầu trực tiếp giữa NATO với Nga hay châu Âu với Nga.

Với NATO, bao gồm Mỹ, mối lo lớn nhất là kịch bản một quân nhân thiệt mạng từ các đòn tấn công của Nga. Đây là lúc, xét lý thuyết, Điều 5 về nguyên tắc phòng thủ chung của NATO được kích hoạt. Nếu toàn bộ các thành viên NATO không trả đũa Nga theo Điều 5, sự nghiêm túc trong hiệp ước của liên minh quân sự này chắc chắn bị mỉa mai. Còn ngược lại, một phản ứng theo Điều 5 có thể dẫn tới Thế chiến III.

Với châu Âu, sẽ khó có chuyện một hoặc vài quốc gia đi đến quyết định gửi quân đơn phương tới Ukraine mà không có sự nhất trí của Liên minh châu Âu (EU) hay sự phối hợp với Mỹ.

"Đầu tiên và trên hết là mối hiểm họa cho mạng sống của binh sĩ châu Âu. Việc Nga xem quyết định chính thức gửi quân (tới Ukraine) như một động thái khiêu khích là điều chắc chắn. Nguy hiểm không kém sẽ là sự bất định trong phản ứng của công chúng đối với việc binh sĩ bị thương hay thiệt mạng...", Ulrike Franke, nhà nghiên cứu chính sách cấp cao của Hội đồng châu Âu về quan hệ đối ngoại (ECFR), nói.

Nhìn chung kịch bản NATO đưa lính tới Ukraine không dễ xảy ra, nhưng không phải không có khả năng.

Thorsten Benner, đồng sáng lập và giám đốc Viện Chính sách công toàn cầu (GPPi), cho rằng nếu Nga có bước đột phá lớn và tiến tới Kiev trước cuộc bầu cử Mỹ, Washington và các đồng minh châu Âu gần như chắc chắn sẽ can thiệp trực tiếp vào cuộc giao tranh ở Ukraine.

Bầu cử Mỹ là một nhân tố quan trọng. Ông Benner cũng lưu ý rằng Tổng thống Mỹ Biden sẽ cần thể hiện sự mạnh mẽ trước cuộc bỏ phiếu cực kỳ quan trọng vào cuối năm.

Nga tuyên bố sẵn sàng chiến luôn với lính NATO ở Ukraine

Đến nay NATO không can thiệp trực tiếp vào cuộc chiến ở Ukraine bằng quân đội, nhưng ông Lavrov vừa tuyên bố Nga sẵn sàng nếu phương Tây muốn chiến đấu trên chiến trường vì Ukraine.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

AstraZeneca không có nghĩa là 'con đường tới cái chết' trong tiếng Latin

Thông tin nói rằng cụm từ "AstraZeneca" được dịch thành "con đường tới cái chết" trên Google Dịch đang lan truyền rộng rãi, nhưng các nhà ngôn ngữ học khẳng định đây chỉ là tin đồn thêu dệt.

AstraZeneca không có nghĩa là 'con đường tới cái chết' trong tiếng Latin

Trung Quốc nói Mỹ 'bắt nạt', cảnh báo hậu quả pháp lý về xuất khẩu chip

Ngày 21-5, Trung Quốc lên án các biện pháp kiểm soát xuất khẩu chip mới của Mỹ, gọi đây là hành vi "bắt nạt", đồng thời cảnh báo sẽ có hành động đáp trả.

Trung Quốc nói Mỹ 'bắt nạt', cảnh báo hậu quả pháp lý về xuất khẩu chip

Bộ trưởng Nông nghiệp Nhật Bản từ chức sau phát ngôn ‘chưa bao giờ phải mua gạo’

Bộ trưởng Nông nghiệp Nhật Bản Taku Eto tuyên bố từ chức sau phát ngôn gây bức xúc dư luận khi ông nói rằng mình “chưa bao giờ phải mua gạo” trong bối cảnh giá gạo tăng cao.

Bộ trưởng Nông nghiệp Nhật Bản từ chức sau phát ngôn ‘chưa bao giờ phải mua gạo’

Thái Lan siết quản lý tài sản các chùa để ngăn chặn tham nhũng

Tại cuộc họp thường niên lần thứ 13 hôm 20-5, Hội đồng Tăng già tối cao Phật giáo Thái Lan đã thông qua bốn nghị quyết quan trọng nhằm tăng cường giám sát tài chính và quản lý tài sản trong các chùa, ngăn ngừa tình trạng biển thủ công đức.

Thái Lan siết quản lý tài sản các chùa để ngăn chặn tham nhũng

Nga cảm ơn đề xuất tổ chức hòa đàm tại Vatican của Giáo hoàng Leo XIV

Hôm 20-5, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov đã trả lời một số câu hỏi về địa điểm tổ chức các cuộc đàm phán hòa bình giữa Nga và Ukraine, bao gồm cả Vatican.

Nga cảm ơn đề xuất tổ chức hòa đàm tại Vatican của Giáo hoàng Leo XIV

Ông Biden phủ nhận giấu bệnh, hơn 10 năm chưa xét nghiệm ung thư tuyến tiền liệt?

Người phát ngôn của ông Joe Biden phủ nhận thông tin cựu tổng thống Mỹ giấu giếm bệnh tật và cho biết lần cuối ông xét nghiệm PSA là năm 2014.

Ông Biden phủ nhận giấu bệnh, hơn 10 năm chưa xét nghiệm ung thư tuyến tiền liệt?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar