10/07/2019 09:23 GMT+7

Nàng Kiều lại lên sàn kịch và lần đầu vào rối cạn

LINH ĐOAN
LINH ĐOAN

TTO - Tháng 10 tới, không hẹn mà nàng Kiều của đại thi hào Nguyễn Du sẽ trình diện khán giả TP.HCM và Hà Nội một phong cách mới mẻ trong ba dự án sân khấu.

Nàng Kiều lại lên sàn kịch và lần đầu vào rối cạn - Ảnh 1.

Nàng từng lên sàn diễn trong vở kịch thơ Kiều của Nhà hát Kịch VN - Ảnh: GIA TIẾN

Đó là vở diễn Kiếp hồng nhan của sân khấu phương Nam, kịch rối của sân khấu phía Bắc và dự án dựng lại Truyện Kiều do Viện Goethe và Nhà hát Tuổi Trẻ thực hiện.

Tôi đọc tác phẩm Truyện Kiều nhiều lần, mỗi lần đọc lại thấy có những điều mới mẻ. Tôi thích nhân vật Kiều vì cô hết sức mạnh mẽ.

Đạo diễn TRẦN LỰC

4 đạo diễn dựng 4 lát cắt về Kiều

Với dự án do Viện Goethe của Đức hỗ trợ, chương trình sẽ ra mắt công chúng trong ba đêm diễn 12 và 13-10 tại Hà Nội và 19-10 tại TP.HCM.

Theo đó, có đến bốn đạo diễn sẽ dàn dựng tác phẩm từ Truyện Kiều, mỗi tác phẩm có thời lượng 20-25 phút. Bốn đạo diễn gồm: đạo diễn Như Lai (Nhà hát Tuổi Trẻ), đạo diễn Trần Lực (đoàn kịch xã hội hóa LucTeam), đạo diễn Lê Quốc Nam (sân khấu kịch Hồng Vân) và nữ đạo diễn người Đức Amélie Niermeyer.

NSƯT Sĩ Tiến - phó giám đốc Nhà hát Tuổi Trẻ, người được phân công phụ trách dự án này - cho biết: "Viện Goethe và nhà hát chúng tôi từng hợp tác để dàn dựng các vở diễn như Vòng phấn Kavkaz, Ông lão đánh cá và con cá vàng.

Lần này, viện đã tin tưởng hợp tác với chúng tôi để thực hiện dự án này. Truyện Kiều đã được dịch sang tiếng Đức, họ đọc và thấy được giá trị văn học, ý nghĩa mang tầm nhân loại của tác phẩm về tình - tiền, chữ tài, chữ hiếu, thân phận người phụ nữ... Vì vậy với dự án này, họ mong muốn các đạo diễn tìm hiểu tác phẩm và mỗi người dựng nên những lát cắt về thân phận người phụ nữ theo cách nhìn hiện đại".

Đạo diễn Như Lai từng hỗ trợ đạo diễn - NSND Anh Tú màn dựng hình thể trong vở kịch thơ Kiều của Nhà hát Kịch VN, cũng từng diễn trong vở Nguyễn Du với Kiều do NSND Lan Hương dàn dựng. Tuy nhiên, khi được mời dựng Kiều chỉ 20-25 phút mà vẫn đảm bảo hấp dẫn và nổi bật tinh thần hiện đại, anh cho rằng đây là một thử thách, một bài toán để các đạo diễn phải suy nghĩ nhiều.

"Tôi có nhờ tác giả Thu Phương trong Sài Gòn chấp bút kịch bản cho mình với bốn chủ đề chính: định mệnh, tình yêu, thân phận và tự do. Dự kiến có khoảng 10 diễn viên tham gia. Chìa khóa để tôi giải mã thân phận nàng Kiều là thông qua hai hình thức kịch đương đại và kịch đọc" - đạo diễn Như Lai nói.

Cũng từng diễn kịch, cải lương từ tác phẩm Truyện Kiều, lần này đạo diễn Lê Quốc Nam tự tay viết kịch bản. Anh cho biết sẽ khai thác phân đoạn Kiều trả thù những kẻ đã rắp tâm hãm hại mình, dùng thủ pháp kịch kinh dị bên cạnh sử dụng vũ đạo.

Trong khi đó, chưa bao giờ dựng, diễn tác phẩm Kiều, đạo diễn Trần Lực tỏ ra rất hứng thú với đề tài này. Anh chia sẻ vẫn trung thành với lối dựng kịch của LucTeam là sử dụng ngôn ngữ sân khấu ước lệ. Trần Lực tiếp tục hợp tác với Đỗ Trí Hùng viết kịch bản. Dự kiến có 6-8 diễn viên tham gia và vai nàng Kiều được giao cho một diễn viên trẻ.

Tôi đặc biệt hướng tới tinh thần tự do của tác giả Nguyễn Du và nhân vật Kiều.

Đạo diễn NHƯ LAI

Kiếp hồng nhan ở đất phương Nam

Tại phía Nam, nhà hát Thế Giới Trẻ của Trường ĐH Sân khấu - điện ảnh TP.HCM cũng đã lên kế hoạch cho vở diễn Kiếp hồng nhan (tác giả: Lê Chí Trung, đạo diễn: NSND Trần Ngọc Giàu).

Khác với những lần trước chỉ một mình bỏ tiền đầu tư, lần này NSƯT Hoàng Yến nhận được sự hợp lực của nhiều nghệ sĩ để cùng làm nên tác phẩm.

Đây cũng là vở đông diễn viên nhất so với các vở mà Hoàng Yến làm "chủ xị", gồm 10 người: Hoàng Yến, Phạm Thục, nhà thiết kế Sĩ Hoàng, họa sĩ tranh cát Trí Đức, Xuân Hồng, Lê Hoàng Giang, Mi Lê...

Êkip tiết lộ vở sẽ được dàn dựng mang tính chất hiện đại, không dùng thơ của Nguyễn Du nhưng xem vẫn thấy... rất Nguyễn Du, nhấn mạnh vào các nhân vật "biểu tượng" như Kiều, Từ Hải, Hoạn Thư, Tú Bà, Mã Giám Sinh, Sở Khanh...

Êkip đang trăn trở để xây dựng nàng Kiều sao cho ấn tượng. Dự kiến vở ra mắt vào tháng 10 năm nay.

Mang Kiều lên sân khấu rối cạn

Lần đầu tiên Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du được dựng kịch rối tại Hà Nội. Vở diễn có tên Thân phận nàng Kiều, đang được Nhà hát Múa rối VN dàn dựng, với hi vọng làm nên một tác phẩm sân khấu thử nghiệm đầy tính sáng tạo để tham dự Liên hoan quốc tế sân khấu thử nghiệm lần 4 năm 2019 diễn ra cuối tháng 10.

Vở kịch do NSND Nguyễn Tiến Dũng - tân giám đốc Nhà hát Múa rối VN - chuyển thể kịch bản và đạo diễn từ kịch bản của NSND Lê Chức và nhà văn Nguyễn Hiếu; họa sĩ tạo hình là Lê Đình Nguyên (Nguyên "trâu"), âm nhạc kết hợp giữa truyền thống và đương đại do nhạc sĩ Nguyễn Vĩnh Tiến đảm nhiệm.

NSND Nguyễn Tiến Dũng cho biết từ lâu anh đã ấp ủ ý định dựng kịch rối Kiều, nhưng phải tới nay mới đủ dũng cảm thử sức với tác phẩm kinh điển này. Vở rối cạn này sẽ hướng tới khán giả người lớn.

THIÊN ĐIỂU

TTO - Lần đầu ra mắt vào tháng 3-2018, vở Múa Kiều của biên đạo múa người Hàn Quốc Chun Yoo Oh sẽ công diễn trở lại tại Nhà hát TP.HCM vào 20h ngày 22-6.

LINH ĐOAN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời

Một số tin tức nổi bật: Thương Ba Sịa của Mẹ biển; Skibidi Toilet được chuyển thể thành phim; 'Lunch Lady' huyền thoại qua đời ở tuổi 58; Hoa hậu Somalia lên tiếng về hủ tục cắt âm vật.

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời

Chu Viên Viên, diễn viên đóng Tống Khánh Linh, qua đời ở tuổi 51

Diễn viên Chu Viên Viên, nổi tiếng với vai diễn Tống Khánh Linh trong phim Tôn Trung Sơn, qua đời ở tuổi 51 sau quãng thời gian dài chiến đấu với bệnh tật.

Chu Viên Viên, diễn viên đóng Tống Khánh Linh, qua đời ở tuổi 51

Tượng bà Melania Trump bị cưa chỉ còn bàn chân

Bức tượng của bà Melania Trump một lần nữa bị phá hoại ngay tại quê nhà Slovenia.

Tượng bà Melania Trump bị cưa chỉ còn bàn chân

Hòa Hiệp biến tấu câu chuyện Thạch Sùng

Hòa Hiệp được biết đến là kép đẹp trên các sân khấu kịch Hồng Vân, Idecaf, trên phim ảnh. Nay anh bắt tay viết kịch bản và dàn dựng với câu chuyện Thạch Sùng.

Hòa Hiệp biến tấu câu chuyện Thạch Sùng

Lặng nghe các họa sĩ 'Kể chuyện sau ngày thống nhất'

Với 105 tác phẩm hội họa, điêu khắc, ký họa, cuộc trưng bày chuyên đề 'Kể chuyện sau ngày thống nhất' mang đến một không gian nghệ thuật giàu cảm xúc, tái hiện sống động những ký ức lịch sử và kết nối quá khứ với hiện tại.

Lặng nghe các họa sĩ 'Kể chuyện sau ngày thống nhất'

Công trình Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam nhận Giải thưởng lớn Giải thưởng Kiến trúc quốc gia

Công trình kiến trúc Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam được Hội đồng Giải thưởng Kiến trúc quốc gia 2025 bỏ phiếu gần như tuyệt đối để trao Giải thưởng lớn.

Công trình Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam nhận Giải thưởng lớn Giải thưởng Kiến trúc quốc gia
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar