04/12/2020 08:21 GMT+7

Nâng đường Nguyễn Hữu Cảnh: 'đã tính phương án không để dân thiệt'

LÊ PHAN - CHÂU TUẤN
LÊ PHAN - CHÂU TUẤN

TTO - Trước thông tin nâng đường Nguyễn Hữu Cảnh khiến nhiều nhà dân trở thành hầm, đại diện Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM (chủ đầu tư) khẳng định với Tuổi Trẻ Online sẽ không để dân thiệt.

Nâng đường Nguyễn Hữu Cảnh: đã tính phương án không để dân thiệt - Ảnh 1.

Nền nhà dân lọt thỏm phía dưới sau khi đường Nguyễn Hữu Cảnh nâng cao - Ảnh: CHÂU TUẤN

Theo ghi nhận, đường Nguyễn Hữu Cảnh (đoạn gần cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh) đang trong quá trình thi công. Hiện đoạn đường này đã được nâng cao hơn trước, vì vậy nhiều căn nhà và các con hẻm gần đó trở nên thấp so với mặt đường, thậm chí có nhà thấp gần 1m.

Trước nay, tuyến đường Nguyễn Hữu Cảnh luôn được xem là một trong những rốn ngập của thành phố và cơ quan chức năng đã bắt tay vào cải tạo mặt đường cùng hệ thống cống nước. Nhưng nhiều nhà dân e ngại nền nhà quá thấp so với mặt đường vừa nâng cấp hiện tại khiến họ đi lại, sinh hoạt khó khăn.

Hiện tại có một đoạn mặt đường ở làn ôtô, hướng từ Điện Biên Phủ đi về cầu Thủ Thiêm đã được nâng cấp cao hơn khoảng 1m so với mặt đường cũ bên làn xe hai bánh.

Anh Đ.Q.V. (phường 22, quận Bình Thạnh) chia sẻ: "Đợi khi đường được cải tạo hoàn chỉnh tôi sẽ tiếp tục cho nâng nền nhà, đây không phải là lần đầu nhà tôi phải làm như vậy. Tuy nhiên nền nhà được nâng quá cao thì phần đường và trần nhà lại trở nên thấp hơn trước. Cột điện dẫn dây cáp viễn thông trước nhà vẫn chưa được đồng bộ nâng cao nên chỉ cần vươn tay là có thể chạm tới".

"Nhà của tôi đã thấp hẳn khi đường Nguyễn Hữu Cảnh nâng cao, hiện tại nền nhà thấp gần 1m so với mặt đường. Tôi xin tạm vài miếng bêtông để kê bậc thang cho dễ đi lại. Chi phí nâng nền cao, điều kiện gia đình không cho phép nên chúng tôi đành để vậy"- bà Lê Thị Chín (69 tuổi, phường 22, quận Bình Thạnh) bộc bạch.

Nâng đường Nguyễn Hữu Cảnh: đã tính phương án không để dân thiệt - Ảnh 2.

Gốc cột đen điện đang thi công cao hơn nhiều so với mặt đường - Ảnh: CHÂU TUẤN

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online về phản ánh trên, đại diện Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM (chủ đầu tư) cho biết khi trước khi thi công đã phối hợp phường để giải thích cho người dân.

Phương án thi công cũng đã tính tới việc nhà dân thấp hơn đường. Để nước mưa không tràn vào nhà người dân, đoạn đường khi nâng cấp sẽ được thay hệ thống thoát nước.

Các đường ống thoát nước mới sẽ làm song song cống hiện hữu, giúp thu nước trên mặt đường qua các hố ga dọc vỉa hè. Tại các giao lộ, chủ đầu tư bổ sung các đường rãnh để thu nước từ hẻm vào hệ thống thoát nước mới.

"Ngoài ra chúng tôi đã tính tới phương án giảm kích cỡ vỉa hè, làm bậc cấp và lối dẫn xe để người dân thuận tiện đi lại, phương án này đã được nhiều người dân đồng thuận. Hiện tại công trình đang thi công nên còn ngổn ngang, khi hoàn thành, các hạng mục hỗ trợ người dân sẽ hoàn thiện", vị này nói.

Cũng theo vị này, đường Nguyễn Hữu Cảnh bị lún võng quá nặng, việc nâng đường, làm lại cống tại vị trí nặng nhất có thể làm đường cao thêm khoảng 1,2m. Trong quá trình thi công không có đơn thư khiếu kiện gì của người dân.

Đã hoàn thành 65% khối lượng công việc

Đường Nguyễn Hữu Cảnh đưa vào sử dụng năm 2002, đường sau thời gian khai thác đã lún và ngập nặng nhiều năm nay. Chính quyền TP.HCM hiện thuê máy bơm để chống ngập cho tuyến đường nhưng không phải biện pháp lâu dài nên đã tiến hành cải tạo, nâng cấp.

Tổng mức đầu tư dự án gần 473 tỉ đồng, trong đó chi phí xây lắp là 371 tỉ đồng. Dự án bắt đầu khởi công từ ngày 5-10, thời gian thi công theo kế hoạch là 14 tháng.

Dự án sẽ nâng cao độ mặt đường ở những nơi bị lún, đảm bảo yêu cầu chống ngập, giao thông, hài hòa với các khu dân cư hai bên, phù hợp với cao độ san nền quy hoạch. Đến nay dự án đã hoàn thành 65% tiến độ, dự kiến đưa vào sử dụng nhận dịp 30-4-2021.

Nâng đường Nguyễn Hữu Cảnh: đã tính phương án không để dân thiệt - Ảnh 4.

Các con hẻm thấp nhiều so với mặt đường - Ảnh: CHÂU TUẤN

Nâng đường Nguyễn Hữu Cảnh: đã tính phương án không để dân thiệt - Ảnh 5.

Mặt đường chênh lệnh với vỉa hè, tiềm ẩn những nguy cơ mất an toàn giao thông - Ảnh: CHÂU TUẤN

Nâng đường Nguyễn Hữu Cảnh: đã tính phương án không để dân thiệt - Ảnh 6.

Nhiều căn nhà trên đường Nguyễn Hữu Cảnh có nền thấp hơn mặt đường khoảng 30cm - Ảnh: CHÂU TUẤN

Nâng đường Nguyễn Hữu Cảnh: đã tính phương án không để dân thiệt - Ảnh 7.

Đoạn đường bên cạnh cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh là một trong nhưng nơi ngập nặng nhất trong thành phố - Ảnh: LÊ PHAN

Làm đường Nguyễn Hữu Cảnh, nhà thành 'hầm', chủ đầu tư nghĩ gì, tính sao?

TTO - BQL Dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tính sao, nghĩ gì khi nhiều ý kiến lo ngại sau khi làm đường, nhiều nhà dân tại đây sẽ thành "hầm"?

LÊ PHAN - CHÂU TUẤN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Khám chữa bệnh theo yêu cầu được hưởng bảo hiểm y tế; Kịch tính pha cứu 2 trẻ bằng drone phun thuốc

Khám chữa bệnh theo yêu cầu vẫn được hưởng bảo hiểm; Cứu trẻ bằng drone... là những thông tin thu hút nhiều bạn đọc quan tâm tuần qua.

Khám chữa bệnh theo yêu cầu được hưởng bảo hiểm y tế; Kịch tính pha cứu 2 trẻ bằng drone phun thuốc

Vì sao đường phố Đà Nẵng ngập chìm trong nước giữa mùa hè?

Trận mưa như trút nước chiều tối 5-7 khiến nhiều người bất ngờ khi chứng kiến nhiều tuyến phố của Đà Nẵng chìm trong nước. Tiến sĩ Lê Hùng - Trường đại học Bách khoa Đà Nẵng đã có những chia sẻ về nguyên nhân và đề xuất, hiến kế các giải pháp.

Vì sao đường phố Đà Nẵng ngập chìm trong nước giữa mùa hè?

Mướt mắt rặng dừa, lau sậy xanh um giữa lòng Thủ Thiêm

Sát bên đô thị Sala (khu độ thị mới Thủ Thiêm, TP.HCM) hiện đại là vùng đất mênh mông với bãi lau sậy và bùn lầy, rặng dừa mướt mắt vừa được đề xuất làm công viên sinh thái.

Mướt mắt rặng dừa, lau sậy xanh um giữa lòng Thủ Thiêm

Thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư phục vụ APEC ở Phú Quốc ra sao?

Ngoài phân công nhiệm vụ, thực hiện công tác thu hồi đất, bồi thường và hỗ trợ tái định cư, Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh An Giang kiến nghị UBND đặc khu Phú Quốc sớm bố trí khoảng 2.000 nền tái định cư cho phục vụ APEC 2027.

Thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư phục vụ APEC ở Phú Quốc ra sao?

Việt Nam xuất khẩu cá tra, ba sa và rô phi sang Brazil, hướng tới thương hiệu cà phê chung

Việc xuất khẩu gạo sang Brazil giúp nước này đảm bảo an ninh lương thực. Hai bên cũng thúc đẩy liên minh cà phê, xây dựng thương hiệu chung.

Việt Nam xuất khẩu cá tra, ba sa và rô phi sang Brazil, hướng tới thương hiệu cà phê chung

Biển số xe ở Lâm Đồng sau sáp nhập được cấp ra sao?

Tỉnh Lâm Đồng được thành lập dựa trên việc sáp nhập 3 tỉnh Bình Thuận, Đắk Nông và Lâm Đồng cũ. Sau sáp nhập, biển số xe người dân được cấp như thế nào?

Biển số xe ở Lâm Đồng sau sáp nhập được cấp ra sao?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar