06/10/2023 11:39 GMT+7
Trở lại chủ đề

Nạn nhân nặng nhất vụ cháy chung cư mini: Kỳ tích đã xảy ra

Sáng 6-10, ông Nguyễn Văn Chức (bố anh N.V.C - nạn nhân nặng nhất trong vụ cháy chung cư mini) vui mừng chia sẻ kỳ tích đã đến với gia đình, anh C. đã cai thở máy và dần hồi phục ý thức sau gần 1 tháng điều trị.

Ông Chức (bố anh N.V.C) chia sẻ hành trình tìm kiếm con trai sau vụ cháy chung cư mini - Ảnh: DANH KHANG

Ông Chức (bố anh N.V.C) chia sẻ hành trình tìm kiếm con trai sau vụ cháy chung cư mini - Ảnh: DANH KHANG

Chia sẻ niềm vui với Tuổi Trẻ Online, ông Chức cho hay sáng nay 6-10, cả gia đình ở quê từ Sóc Sơn, Hà Nội đang đến Bệnh viện Bạch Mai để thăm anh C. sau gần 1 tháng điều trị tại đây.

Cuộc gọi nửa đêm và hành trình vô vọng

Đến ngày hôm nay, khi anh C. đã qua giai đoạn nguy kịch, không còn phải thở máy, ông Chức vẫn không thể tin được mọi chuyện đã xảy ra với gia đình mình.

Ông Chức kể lại, đêm 12-9, thời điểm xảy ra vụ cháy chung cư mini ở phố Khương Hạ, Hà Nội, gia đình nhận được cuộc gọi của con trai báo tin nhà bị cháy. Lúc ấy, vợ chồng ông cùng con trai lớn tức tốc lên Hà Nội.

"Sống gần 70 năm đời người, chưa bao giờ tôi chứng kiến cảnh tượng kinh hoàng đến thế. Khi cả nhà đến nơi, lửa đã thiêu rụi toàn bộ chung cư. Những dòng xe cứu thương xếp hàng, từng người được cứu hộ đưa ra nhưng mãi không thấy người thân mình đâu.

Cho đến khi người được đưa ra ít dần, gia đình đã xác định có lẽ cả nhà 4 người không còn ai sống sót", ông Chức chia sẻ.

Sau đó, người thân trong gia đình chia nhau đi tìm. Người con trai đến khu vực cháy chờ nhận xác, còn ông tức tốc đến Bệnh viện Bạch Mai - nơi tiếp nhận nhiều nạn nhân vụ cháy nhất, với hy vọng gia đình con trai được đưa đến cấp cứu tại đây.

Khi tới nơi, trong hàng dài danh sách nạn nhân, ông Chức tìm mãi không thấy tên của người con trai.

Ông cố gắng nán lại bệnh viện, tìm kiếm trong vô vọng. "Lúc ấy, mọi thứ đều náo loạn, rất nhiều người từ khắp nơi đổ về, ai cũng mong ngóng tìm được người thân, hy vọng người thân sống sót", ông Chức nói.

Cho tới tận trưa 13-9, ông được người nhà gọi điện nói có bác sĩ tại Bệnh viện Bạch Mai chia sẻ trên mạng xã hội có nạn nhân vụ cháy chưa tìm được người thân.

"Ngay lúc ấy tôi chạy đến Trung tâm Cấp cứu, mang theo hy vọng cuối cùng. Tôi được đưa vào giường bệnh con trai để xác nhận. Nhìn thấy con trai nằm trên giường bệnh, ít nhất con trai vẫn còn tia hy vọng được cứu sống", ông Chức bộc bạch.

Chiều hôm ấy, gia đình nhận được tin báo đã tìm thấy thi thể của hai cháu gái và vợ của con, không còn phép màu nào đến với gia đình ông nữa.

Từ tia hy vọng cuối cùng đến kỳ tích xảy ra

Sau khi trở về quê nhà lo tang lễ cho con dâu và cháu nội, ông Chức gạt nỗi đau thương vội vàng quay lại Bệnh viện Bạch Mai để chăm sóc, chờ tin con trai.

Ông tâm sự những ngày đầu thấy con nằm im trên giường bệnh, ống thở, kim truyền chằng chịt, lòng người cha không khỏi xót xa.

"Con cứ nằm im đó, chân tay không động đậy. Bác sĩ thông báo tiên lượng con rất xấu. Thế nhưng dù là tia hy vọng nhỏ nhoi, tôi tin kỳ tích sẽ đến.

Anh N.V.C - nạn nhân vụ cháy chung cư mini - đã dần hồi phục sau gần 1 tháng điều trị - Ảnh: BVCC

Anh N.V.C - nạn nhân vụ cháy chung cư mini - đã dần hồi phục sau gần 1 tháng điều trị - Ảnh: BVCC

Mỗi ngày bác sĩ cho tôi vào thăm con 2-3 phút, ngày nào khi vào tôi cũng nói với con những lời tốt đẹp. Tôi tin trong vô thức con vẫn nghe được những lời tâm sự từ bố.

Tôi nói chuyện về những người đã vào thăm con, động viên con thế nào. Vì vậy, con hãy cố gắng vượt qua để trở về nhà", ông Chức tâm sự.

Sau hơn 3 tuần được sự chăm sóc tận tình của các y bác sĩ, ngày 4-10 anh C. đã được rút ống thở, dần có ý thức và giao tiếp.

Sáng 6-10, ông Chức khoe vừa cùng các bác sĩ vào thăm con trai, dìu con đứng dậy vận động nhẹ nhàng. Dù anh C. chưa thể nói chuyện lại, nhưng sự hồi phục của anh đã là một kỳ tích.

Ông Đào Xuân Cơ, giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, cũng chia sẻ ngay từ thời điểm tiếp nhận bệnh nhân, các bác sĩ đã xác định đây là trường hợp rất nặng. Trong suốt 23 ngày điều trị cho bệnh nhân, các bác sĩ đã liên tục hội chẩn để có giải pháp điều trị tốt nhất.

"Đã có thời điểm chúng tôi rất lo ngại về nhận thức của bệnh nhân, tuy nhiên hiện tại bệnh nhân bước đầu đã giao tiếp được, dù còn chậm.

Các bác sĩ tiếp tục phục hồi chức năng và vận động tránh cứng khớp hay loét do tì đè, cùng đó là biện pháp bảo đảm dinh dưỡng và chăm sóc toàn diện cho bệnh nhân", ông Cơ cho hay.

Hai mẹ con nhảy từ tầng 9 thoát vụ cháy chung cư mini: 3 phút ngắn ngủi quyết định phải sống

Vừa được ra viện gần một tuần nay, chị L.T.T. (41 tuổi) ngày ngày vẫn chịu đau đớn sau cú nhảy định mệnh từ tầng 9 xuống để thoát khỏi đám cháy chung cư.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sau vụ chỉ số chống nắng ghi 50 nhưng kiểm nghiệm 2,4: Tăng cường kiểm nghiệm sản phẩm chống nắng

Cục Quản lý dược, Bộ Y tế vừa có văn bản đề nghị các sở y tế tỉnh thành và các cơ sở sản xuất, kinh doanh tăng cường công tác quản lý mỹ phẩm đối với sản phẩm chống nắng.

Sau vụ chỉ số chống nắng ghi 50 nhưng kiểm nghiệm 2,4: Tăng cường kiểm nghiệm sản phẩm chống nắng

Thông tin ivermectin chữa 'bách bệnh' kể cả COVID-19 và ung thư là sai sự thật

Những năm gần đây, thuốc chống giun sán ivermectin liên tục được lan truyền trên mạng xã hội như một “thần dược” có thể chữa khỏi COVID-19 và ung thư. Tuy nhiên giới chuyên môn khẳng định thông tin này là sai sự thật.

Thông tin ivermectin chữa 'bách bệnh' kể cả COVID-19 và ung thư là sai sự thật

Cách ly phòng COVID-19 hiện nay có còn cần thiết?

Thời điểm đại dịch COVID-19 xuất hiện đầu năm 2020 tại Việt Nam, những người tiếp xúc gần 2m đã thuộc diện nghi nhiễm và phải cách ly, người bệnh phải cách ly 14 ngày. Còn hiện nay, việc thực hiện cách ly COVID-19 như thế nào?

Cách ly phòng COVID-19 hiện nay có còn cần thiết?

'Thắp' nụ cười cho người bệnh ung thư tại TP.HCM qua tranh ảnh

Suốt nửa năm qua, một nhóm người trẻ tại TP.HCM vẫn miệt mài treo tranh, ảnh, “thắp” nụ cười cho những người bệnh ung thư thông qua dự án “Một bức tranh - Nhiều hy vọng”.

'Thắp' nụ cười cho người bệnh ung thư tại TP.HCM qua tranh ảnh

Sốt xuất huyết vào mùa, ba việc cần làm ngay trước khi quá muộn

Mỗi năm, sốt xuất huyết lại bùng phát vào mùa mưa khiến hàng ngàn trẻ em phải nhập viện, nhiều ca trở nặng nguy hiểm tính mạng. Bà con mình cần làm ngay ba việc quan trọng.

Sốt xuất huyết vào mùa, ba việc cần làm ngay trước khi quá muộn

Ký sinh trùng chui lên đường mật nguy hiểm ra sao?

Đau hạ sườn phải sau khi ăn uống, bệnh gì? Ký sinh trùng ngoi lên đường mật tạo sỏi. Sỏi đúc khuôn đường mật gây biến chứng ung thư, làm sao ngăn ngừa?

Ký sinh trùng chui lên đường mật nguy hiểm ra sao?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar