08/01/2020 10:28 GMT+7

Năm qua mình đọc sách gì?

TRẦN XUÂN TIẾN
TRẦN XUÂN TIẾN

TTO - Tôi kết bạn với khá nhiều học trò trên mạng xã hội. Tôi đề xướng với các em: "Thử nhìn lại xem năm qua chúng ta đã đọc được những quyển sách nào?".


Năm qua mình đọc sách gì? - Ảnh 1.

Học sinh mua sách và đọc sách tại Đường sách TP.HCM - Ảnh: TỰ TRUNG

Mỗi dịp cuối năm, người người nhà nhà thường có thói quen tổng kết những điều đã thực hiện được trong năm qua. Và những sinh viên của tôi cũng không ngoại lệ. Tôi kết bạn với khá nhiều học trò trên mạng xã hội. Tôi đề xướng với các em: "Thử nhìn lại xem năm qua chúng ta đã đọc được những quyển sách nào?".

Ban đầu, sự hưởng ứng của các em không như tôi mong đợi. Bằng nhiều lý do khách quan lẫn chủ quan, các em cho tôi biết số sách mà các em đọc không gì khác ngoài giáo trình, đề cương, sách vở trong chương trình đại học. 

Sau đó, không phụ công tôi khuyến khích, cũng có một số ít sinh viên bắt đầu hưởng ứng trào lưu tổng kết "năm qua mình đọc sách gì?". Và tôi nhận ra một vài vướng mắc mà các em đang gặp phải, trong đó có hai vấn đề đáng chú ý.

Một là những sách mà các em tổng kết đa số là các sách theo trào lưu thị trường. Điều đó cho thấy các em chưa có nhiều kỹ năng để lựa chọn sách, chỉ phụ thuộc vào sự thưởng thức của số đông. 

Tất nhiên đọc sách đang "hot" không phải là việc dở, nhưng nó phần nào cho thấy các em cần được hướng dẫn về việc chọn sách để đọc. Đọc sách không chỉ là theo "trend", mà còn cần bổ sung các đầu sách giúp ích, hỗ trợ cho chuyên môn, công việc và sở thích của các em.

Hai là cách thức các em chia sẻ về những tựa sách đã đọc cho thấy các em chưa có kỹ năng đọc phù hợp, hoặc chưa có kỹ năng tóm tắt sách, "review" sách một cách cần có/nên có. Đọc nhiều mà không thể hành thì cũng giống như chúng ta ăn mà không thể tiêu hóa, lợi bất cập hại. Các em không nắm bắt được thông điệp cốt lõi của quyển sách thì sẽ rất khó để ứng dụng những kiến thức mà sách mang lại vào thực tiễn đời sống của bản thân.

Thời smartphone mà đọc sách thấy... quê quê?

TTO - Trong thời đại công nghệ, hình ảnh những bạn trẻ kè kè cuốn sách bên mình đôi khi trở nên lạc lõng, 'không giống ai', khiến không ít sinh viên ngại ngần. Vậy thì làm sao nuôi dưỡng thói quen đọc sách?

TRẦN XUÂN TIẾN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bắt đầu đăng ký nguyện vọng từ ngày 16-7: Thí sinh cần lưu ý điều gì?

Theo kế hoạch của Bộ Giáo dục và đào tạo (GD-ĐT), 8h ngày 16-7, thí sinh sẽ biết điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông.

Bắt đầu đăng ký nguyện vọng từ ngày 16-7: Thí sinh cần lưu ý điều gì?

Trường Đại học FPT mở nhiều chuyên ngành mới đón đầu xu thế

Bắt nhịp cùng xu hướng chuyển dịch toàn cầu và nhu cầu bứt phá của nền kinh tế số, Trường Đại học FPT (FPTU) tiếp tục mở rộng hệ thống ngành học với những chuyên ngành mới mang tính đón đầu.

Trường Đại học FPT mở nhiều chuyên ngành mới đón đầu xu thế

19h ngày 12-7, Trường đại học Công nghệ TP.HCM lên sóng Khám phá trường học

Trường đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH) sẽ tiếp tục đến với khán giả chương trình Khám phá trường học của báo Tuổi Trẻ lúc 19h tối nay 12-7.

19h ngày 12-7, Trường đại học Công nghệ TP.HCM lên sóng Khám phá trường học

Trường tiểu học đầu tiên mang tên Nguyễn Hoàng trên vùng đất chúa Nguyễn lập nghiệp

Sau sáp nhập địa giới, xã Triệu Phong - nơi chúa Nguyễn lập nghiệp gần 500 năm trước - có Trường tiểu học Nguyễn Hoàng. Đây là điều tâm huyết của nhiều người suốt một thập kỷ qua.

Trường tiểu học đầu tiên mang tên Nguyễn Hoàng trên vùng đất chúa Nguyễn lập nghiệp

Thầy giáo mở lớp học AI và chuyển đổi số miễn phí cho người cao tuổi

Lớp học về chuyển đổi số, sử dụng AI và phòng chống lừa đảo của thầy Đinh Ngọc Sơn sau 3 tháng hoạt động đã hỗ trợ hàng trăm người cao tuổi.

Thầy giáo mở lớp học AI và chuyển đổi số miễn phí cho người cao tuổi

Liên tiếp học sinh suýt sập bẫy 'việc nhẹ lương cao' sau thi tốt nghiệp THPT

Trong thời gian chờ điểm thi tốt nghiệp THPT 2025, nhiều học sinh lên mạng xã hội tìm việc làm thêm, nhiều em đã bị kẻ lừa đảo dụ dỗ vào bẫy 'việc nhẹ lương cao'.

Liên tiếp học sinh suýt sập bẫy 'việc nhẹ lương cao' sau thi tốt nghiệp THPT
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar