05/05/2023 15:51 GMT+7

Nam Phi tiến tới công nhận ngôn ngữ ký hiệu là ngôn ngữ chính thức thứ 12

Sau quá trình xem xét kéo dài 1 năm, Quốc hội Nam Phi mới đây đã thông qua dự luật sẽ đưa ngôn ngữ ký hiệu trở thành ngôn ngữ chính thức thứ 12 tại nước này.

Nam Phi tiến tới công nhận ngôn ngữ ký hiệu là ngôn ngữ chính thức thứ 12 - Ảnh 1.

Ngôn ngữ ký hiệu Nam Phi (SASL) được công nhận là ngôn ngữ chính thức thứ 12 tại Nam Phi. Ảnh: ewn.co.za

Tại phiên họp toàn thể ngày 2/5, Quốc hội Nam Phi nhất trí thông qua dự luật trên và đây cũng là một sửa đổi đối với phần 6 của Hiến pháp, quy định Ngôn ngữ ký hiệu Nam Phi (SASL) làm ngôn ngữ chính thức nhằm thúc đẩy quyền của những người khiếm thính. Tuy nhiên, dự luật này vẫn cần được chuyển tới Hội đồng quốc gia của các tỉnh (Thượng viện) để được đồng ý và sau đó được chuyển tới Tổng thống Cyril Ramaphosa để ký ban hành thành luật. 

Từ năm 1994 đến nay, Hiến pháp Nam Phi quy định 11 ngôn ngữ chính thức bao gồm Sepedi, Sesotho, Setswana, siSwati, Tshivenda, Xitsonga, Afrikaans, tiếng Anh, isiNdebele, isiXhosa và isiZulu. Năm ngoái, Bộ Tư pháp và Dịch vụ cải huấn nước này đã bàn thảo về dự luật liên quan đến ngôn ngữ ký hiệu để các thành viên của Quốc hội phê duyệt.

Tuyên bố của Quốc hội Nam Phi nhấn mạnh: "Về cơ bản, bản sửa đổi phần 6 của Hiến pháp tìm cách thúc đẩy sự chấp nhận văn hóa của SASL, nền văn hóa của người khiếm thính; đảm bảo việc thực hiện các quyền của người khiếm thính và người khiếm thính được bảo vệ cũng như hưởng lợi bình đẳng trước pháp luật và nhân phẩm; cũng như thúc đẩy bình đẳng toàn diện và thực chất, đồng thời ngăn chặn hoặc xóa bỏ sự phân biệt đối xử không công bằng vì lý do khuyết tật". Người phát ngôn của Quốc hội Nam Phi Moloto Mothapo cho biết ủy ban tư pháp đã nhận được 58 văn bản đệ trình từ các cá nhân và tổ chức, hầu hết đều ủng hộ dự luật.

Về phần mình, Giám đốc Hội người khiếm thính Nam Phi DeafSA của tỉnh Western Cape, Jabaar Mohamed đã hoan nghênh trước quyết định trên, nhấn mạnh bước đi này sẽ mang lại nhiều cơ hội cho trẻ em khiếm thính, phụ nữ và cộng đồng người khiếm thính trên toàn quốc. Thừa nhận ban đầu việc áp dụng SASL làm ngôn ngữ chính thức sẽ có những thách thức, ông Mohamed kêu gọi mọi người dân tôn trọng và hiểu SASL cũng như văn hóa của người khiếm thính.

Tại Nam Phi, có hơn 4 triệu người khiếm thính và nước này là quốc gia thứ 14 trên thế giới đưa SASL làm ngôn ngữ chính thức./.



Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

AusyncLab - Start-up về nhân bản giọng nói tại Việt Nam

Voice cloning là công nghệ sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để “sao chép” giọng nói của một người cụ thể. Một trong những đơn vị nghiên cứu và triển khai giải pháp voice cloning hàng đầu tại Việt Nam hiện nay là AusyncLab.

AusyncLab - Start-up về nhân bản giọng nói tại Việt Nam

Điểm tin 18h: Trình Quốc hội phổ cập giáo dục mầm non; Thái Lan siết bồi thường hàng không

Nhiều thông tin được cập nhật trong chương trình Điểm tin 18h ngày 22-5-2025

Điểm tin 18h: Trình Quốc hội phổ cập giáo dục mầm non; Thái Lan siết bồi thường hàng không

Bước tiến mới trong phẫu thuật khúc xạ tại Bệnh viện Chuyên khoa Mắt Cao Thắng

Ngày 25-4 vừa qua, Bệnh viện Chuyên khoa Mắt Cao Thắng tiếp nhận chuyển giao công nghệ phẫu thuật khúc xạ thế hệ mới Zeiss Smile pro AI 4.0 từ Tập đoàn Carl Zeiss (Đức).

Bước tiến mới trong phẫu thuật khúc xạ tại Bệnh viện Chuyên khoa Mắt Cao Thắng

EU cân nhắc áp phí cố định 2 euro cho kiện hàng nhập khẩu giá trị thấp

Ngày 20-5, Ủy viên EU về thương mại Maros Sefcovic cho biết Liên minh châu Âu (EU) đang cân nhắc áp dụng mức phí cố định là 2 euro (2,25 USD) đối với các kiện hàng giá trị thấp.

EU cân nhắc áp phí cố định 2 euro cho kiện hàng nhập khẩu giá trị thấp

Nhiều người cao tuổi neo đơn ở Nhật Bản lập di chúc quyên tặng từ thiện

Ngày càng nhiều người cao tuổi neo đơn tại Nhật Bản quan tâm đến việc chuyển tài sản cá nhân của mình cho các hoạt động từ thiện sau khi qua đời.

Nhiều người cao tuổi neo đơn ở Nhật Bản lập di chúc quyên tặng từ thiện

Thị trấn ở Mỹ cấm đi giày cao gót nếu không có giấy phép

Một thị trấn ven biển xinh đẹp ở bang California (Mỹ) có quy định hết sức đặc biệt: Du khách phải có giấy phép chính thức nếu muốn mang giày cao gót cao hơn 5cm khi đi lại nơi công cộng.

Thị trấn ở Mỹ cấm đi giày cao gót nếu không có giấy phép
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar