04/04/2018 10:55 GMT+7

Nam có phải nhường ghế cho nữ?

NGỌC HIỂN
NGỌC HIỂN

TTO - "Trên xe buýt, trừ các đối tượng được ưu tiên, nam có nhất thiết phải nhường ghế cho nữ không?" là câu hỏi được diễn đàn Buýt Sài Gòn đặt ra, thu hút nhiều ý kiến của giới trẻ.

Nam có phải nhường ghế cho nữ? - Ảnh 1.

Hình ảnh nam ngồi, nữ đứng vẫn thường thấy trên tàu điện ngầm ở Singapore - Ảnh: NGỌC HIỂN

Trong số hàng trăm ý kiến phản hồi với câu hỏi trên, nhiều người cho rằng nam không nhất thiết phải cho nữ. Ngay cả những nữ sinh thường xuyên di chuyển bằng cũng khẳng định việc nhường hay không nhường là "tùy tâm", vì chính nữ giới cũng không đòi hỏi khi cả hai đều là thanh niên, có sức khỏe.

Ngồi trên chuyến số 18, Khánh Nhân (Trường ĐH Hoa Sen, TP.HCM) cho biết thỉnh thoảng anh cũng cho những nữ sinh đi cùng chuyến. Lý do anh đưa ra là "galăng", nhưng nhiều khi Nhân không nhường bởi bản thân cũng mệt mỏi sau một ngày học tập căng thẳng.

"Cũng có trường hợp mình nhường, nhưng cô gái không nhận, họ cứ nói "sắp xuống rồi" nhưng lại đi đến cuối chuyến xe. Có lẽ họ cảm thấy mình không phải là đối tượng ưu tiên nên ai cũng như ai" - Nhân nói.

Tương tự, trên chuyến xe buýt số 8, Nguyễn Đinh Thế Phiệt (Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM) cho biết đối với những đối tượng ưu tiên thì tuyệt đối phải nhường, còn với những cô gái bằng vai phải lứa thì việc nhường hay không nhường không thành vấn đề.

"Chúng ta nói bình đẳng giới, nam nữ đều bình đẳng nên không thể ép người khác nhường ghế cho mình, trong khi ai cũng đều là thanh niên" - Phiệt cho biết.

Với đa phần sinh viên được hỏi trên hai chuyến xe buýt số 8 và 18, ai cũng cho rằng không thể ép buộc người khác nhường ghế. Nhưng nếu nữ giới mệt mỏi vẫn có thể ngỏ lời và bất kỳ ai cũng sẽ sẵn lòng nhường bởi chiếc ghế kia còn có cả tình người.

Nhìn rộng ra, ở các nước phát triển như Singapore hay Malaysia, khi bước lên chuyến tàu điện ngầm hay những chuyến xe buýt trong thành phố, hình ảnh nữ đứng, nam ngồi hay nam đứng, nữ ngồi hết sức phổ biến. Người đặt câu hỏi: "Tại sao anh không nhường ghế cho tôi?" sẽ phá vỡ sự bình đẳng.

Đòi hỏi một quyền lợi về mình và vốn dĩ là bình đẳng với tất cả. Chỉ những hàng ghế ưu tiên, dù có chật chội đến mấy thì đó vẫn là những hàng ghế ưu tiên cho người khuyết tật, trẻ em và phụ nữ mang thai.

Chúng ta thường nói về "bức trần kính" (glass ceiling) vừa hữu hình, vừa vô hình trở thành rào cản đối với nữ giới. Nhưng việc phá vỡ "bức trần kính" định kiến giới đó phải đến từ cả hai phía, bắt đầu từ mọi khía cạnh của cuộc sống.

Nếu ấm ức vì một chiếc ghế, băn khoăn vì nam không nhường nữ chiếc ghế đó, có lẽ chính chúng ta cũng tự kéo rào chặn lối tư duy khai phóng của chính mình - người phụ nữ hiện đại.

Thăm dò ý kiến

Theo bạn, nam giới có nên nhường ghế xe buýt cho nữ giới?

Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.

NGỌC HIỂN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Không quân Công an nhân dân 'tiếp sức' cán bộ, chiến sĩ tập luyện diễu binh 1.000 thùng sữa

Trung đoàn Không quân Công an nhân dân trao tặng 1.000 thùng sữa, "tiếp sức" lực lượng công an đang ngày đêm tập luyện diễu binh, diễu hành kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9.

Không quân Công an nhân dân 'tiếp sức' cán bộ, chiến sĩ tập luyện diễu binh 1.000 thùng sữa

Hàng ngàn tình nguyện giúp dân chặt cây, dời nhà cho đường dây 500kV

Hàng ngàn thanh niên tình nguyện 2 tỉnh Lào Cai, Phú Thọ giúp người dân tháo dỡ nhà cửa, thu hoạch rừng để nhường mặt bằng xây dựng đường dây 500kV đoạn Lào Cai - Vĩnh Yên.

Hàng ngàn tình nguyện giúp dân chặt cây, dời nhà cho đường dây 500kV

Có hình xăm vẫn được xem xét gọi nhập ngũ

Bộ Quốc phòng cho biết loại trừ các hình xăm có nội dung chống đối chế độ, chia rẽ dân tộc, mang tính kinh dị, bạo lực... thì công dân có hình xăm vẫn được xem xét tuyển chọn nhập ngũ.

Có hình xăm vẫn được xem xét gọi nhập ngũ

Chắp cánh ước mơ cho những khát khao học tập vượt lên trong gian khó

Ngày 10-7, tại Gia Lai, báo Tuổi Trẻ phối hợp cùng Tỉnh Đoàn 5 tỉnh Nam Trung Bộ - Tây Nguyên và các nhà tài trợ trao tặng học bổng cho 100 học sinh THCS và THPT vượt khó trong chương trình Chắp cánh ước mơ.

Chắp cánh ước mơ cho những khát khao học tập vượt lên trong gian khó

Dừng chân giữa bận rộn, lắng nghe mình

"Chúng tôi không gọi đây là nơi chữa lành, đơn giản chỉ là một điểm dừng giữa TP bận rộn, nơi người trẻ có thể lắng nghe chính mình".

Dừng chân giữa bận rộn, lắng nghe mình

100 học sinh vượt khó khu vực Nam Trung Bộ - Tây Nguyên nhận học bổng Chắp cánh ước mơ

Sáng 10-7, gần 100 học sinh 5 tỉnh Nam Trung Bộ - Tây Nguyên đã tề tựu về Trung tâm Hội nghị tỉnh Gia Lai (phường Quy Nhơn, Gia Lai) tham dự lễ trao học bổng và trao giải thưởng Chắp cánh ước mơ.

100 học sinh vượt khó khu vực Nam Trung Bộ - Tây Nguyên nhận học bổng Chắp cánh ước mơ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar