11/11/2017 21:23 GMT+7

Năm 2018 sẽ sửa đổi các chính sách về nghề giáo

V.HÀ - N.HÀ
V.HÀ - N.HÀ

TTO - Các chuyên gia cho rằng cần sửa đổi các chính sách nhằm giải quyết các bất cập của nghề giáo, đồng thời xây dựng một luật riêng, đặc thù của người thầy.

Năm 2018 sẽ sửa đổi các chính sách về nghề giáo - Ảnh 1.

Quang cảnh buổi tọa đàm - Ảnh: V.HÀ

Đây là vấn đề được nêu ra tại buổi tọa đàm "Đổi mới giáo dục - Nhìn từ góc độ người thầy" do báo Đại biểu nhân dân tổ chức với sự tham gia góp ý của các chuyên gia, nhà quản lý giáo dục.

Bà Nguyễn Thị Mai Hoa, Ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa giáo dục thanh niên thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội, trở lại câu chuyện đầu vào sư phạm thấp và giáo viên viết đơn xin ra khỏi nghề. 

"Nếu cơ chế chính sách không thay đổi thì không chỉ là bài toán sinh viên không chọn nghề giáo mà chúng ta sẽ phải đối mặt với việc những nhà giáo sẽ rút ra khỏi ngành. Đó sẽ là một áp lực rất lớn cho ngành sư phạm", bà Hoa nêu ý kiến.

Theo bà Mai Hoa, chính sách về nghề giáo đang có nhiều bất cập từ phụ cấp, tiền lương, đào tạo bồi dưỡng, đến tuyển dụng, đánh giá và cả chuyện tôn vinh… 

Giáo sư Đinh Quang Báo, nguyên Hiệu trưởng Đại học Sư phạm Hà Nội, cho rằng việc đầu tiên cần làm là tìm giải pháp đột phá cải thiện đời sống cho giáo viên. 

"Trong bối cảnh hiện tại, thay vì đầu tư rất nhiều về cơ sở vật chất, chúng ta cần cắt giảm và dành phần nguồn lực tài chính để đầu tư, ưu tiên chế độ đãi ngộ cho giáo viên", ông Báo kiến nghị.

Giáo sư Báo cho rằng cần chủ động nguồn nhân lực, hạn chế tình trạng giáo viên dư thừa, đặc biệt phải làm tốt quy hoạch nhằm để thu hút được người tài. 

"Phải chọn những người giỏi nhất vào làm giáo viên. Ở các nước phát triển, họ chọn 10 - 15% những người giỏi nhất để làm giáo viên. Giáo viên có quyền sáng tạo cao nhất. Đó là bí quyết thành công mà các nước đang làm", ông Báo bày tỏ.

Năm 2018 sẽ sửa đổi các chính sách về nghề giáo - Ảnh 2.

Giáo sư Đinh Quang Báo tại buổi tọa đàm - Ảnh: V.HÀ

Theo bà Mai Hoa, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng đang phối hợp với Bộ Giáo dục - Đào tạo lựa chọn những vấn đề cấp thiết nhất để sửa đổi lần này trong đó có chính sách nhà giáo.

"Chúng tôi muốn trong năm 2019 hoặc muộn thì 2020 phải đưa Luật Nhà giáo vào trong chương trình xây dựng luật. Phải có luật riêng cho nhà giáo để tất cả những quy định về tính chất đặc thù của nghề giáo, những yêu cầu những chính sách đối với nghề giáo phải được đặt ra và giải quyết", bà Mai Hoa cho biết.

Bà Mai Hoa cho biết năm 2018, Ủy ban Văn hóa Giáo dục Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội sẽ giám sát thực hiện các chính sách về nhà giáo. 

Theo thông tin từ Ủy ban này thì có đến 168 văn bản liên quan tới chế độ, chính sách cho nhà giáo, trong đó nhiều văn bản lạc hậu, không đồng bộ, nhiều nội dung cần nhưng đang thiếu. 

"Nghề đặc thù nhưng chính sách không đặc thù thì không bao giờ động viên, không bao giờ tạo động lực được cho nhà giáo", bà Mai Hoa nhận định.

Tiến sĩ Hoàng Đức Minh, Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, Bộ Giáo dục - Đào tạo, cho biết "một trong 5 giải pháp chiến lược mà Bộ đưa ra trong năm nay quyết liệt rà soát, điều chỉnh, bổ sung chính sách về nhà giáo".

V.HÀ - N.HÀ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Chủ nhân HCV Olympic Vật lý châu Á: Nhỏ mê tìm hiểu sấm chớp mây mưa, lớn muốn làm kỹ sư AI

Nguyễn Công Vinh - Trường THPT chuyên Bắc Ninh - vừa giành huy chương vàng Olympic Vật lý châu Á lần thứ 25, chia sẻ nguyên tắc tự học.

Chủ nhân HCV Olympic Vật lý châu Á: Nhỏ mê tìm hiểu sấm chớp mây mưa, lớn muốn làm kỹ sư AI

Lập đoàn kiểm tra việc thu thuế 2 lần bữa ăn bán trú của học sinh

Chi cục Thuế khu vực XI đã chỉ đạo thành lập đoàn kiểm tra trực tiếp tại một số trường để xác minh việc nộp thuế 2 lần bữa ăn bán trú.

Lập đoàn kiểm tra việc thu thuế 2 lần bữa ăn bán trú của học sinh

Quảng Trị biệt phái 4 giáo viên sang Lào giảng dạy tiếng Việt

Quảng Trị cử 4 giáo viên theo hình thức biệt phái sang Lào giảng dạy tiếng Việt, làm nòng cốt giữ gìn gốc gác Việt Nam cho con em Việt kiều.

Quảng Trị biệt phái 4 giáo viên sang Lào giảng dạy tiếng Việt

3.509 thí sinh thi vào lớp 10 Trường Phổ thông Năng khiếu

Sáng 19-5, Trường Phổ thông Năng khiếu, Đại học Quốc gia TP.HCM công bố có 3.509 thí sinh dự thi vào lớp 10 năm học 2025-2026.

3.509 thí sinh thi vào lớp 10 Trường Phổ thông Năng khiếu

Tỉ lệ chọi vào lớp 6 của 3 trường 'hot' ở Thủ Đức

Sáng 19-5, Phòng Giáo dục và Đào tạo TP Thủ Đức công bố số thí sinh đăng ký dự khảo sát lớp 6 vào 3 trường THCS nổi tiếng trên địa bàn.

Tỉ lệ chọi vào lớp 6 của 3 trường 'hot' ở Thủ Đức

Những đứa trẻ 'lên đỉnh Mã Pí Lèng'

Dự án dạy tiếng Anh trực tuyến cho gần 2.600 học sinh tiểu học ở Mèo Vạc (Hà Giang) do nhà giáo Nguyễn Xuân Khang hỗ trợ vừa khép lại với một cuộc thi đầy ý nghĩa: "Đường lên đỉnh Mã Pí Lèng".

Những đứa trẻ 'lên đỉnh Mã Pí Lèng'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar