18/02/2017 14:18 GMT+7

​Năm 2017, vốn FDI toàn cầu ước tăng 10%

Nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính phủ
Nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính phủ

Báo cáo mới nhất về xu hướng đầu tư toàn cầu vừa được công bố tại Hội nghị Liên Hợp Quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD) dự báo trong năm 2017 nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) sẽ tăng trưởng khoảng 10%.

Vì vậy, theo UNCTAD, mối quan tâm hàng đầu của các nền kinh tế vẫn là việc tăng kích thích đầu tư sản xuất để tạo việc làm và nâng cao năng suất lao động. 

Cũng theo báo cáo nói trên, năm 2016, do tăng trưởng kinh tế và thương mại suy yếu nên dòng vốn FDI toàn cầu đã giảm 13% so với năm 2015 và hiện ở mức 1.520 tỷ USD. 

Cụ thể, dòng vốn FDI vào khu vực châu Á và châu Đại Dương giảm 22%, trong đó, suy giảm phần lớn tập trung ở thị trường Hongkong (Trung Quốc), nơi mà vốn FDI đã giảm mạnh từ mức 175 tỷ USD (năm 2015) xuống còn 92 tỷ USD. Mặt khác, nguồn vốn FDI ở Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ và Singapore cũng giảm mạnh về con số tuyệt đối. 

Tuy nhiên, luồng vốn FDI vào Trung Quốc tiếp tục tăng cao, tăng 2,3%. Hàn Quốc cũng chứng kiến vốn đầu tư trực tiếp quay trở lại, với con số cam kết đạt 9,4 tỷ USD (năm 2015 là 4 tỷ USD). Bên cạnh đó, dòng vốn FDI ở Pakistan cũng có mức tăng trưởng ngoạn mục 82%, lên mức 1,6 tỷ USD, chủ yếu là vốn của nhà đầu tư Trung Quốc rót vào các dự án cơ sở hạ tầng. 

Cùng với châu Á, thế giới cũng chứng kiến sự sụt giảm vốn FDI tại hầu hết các châu lục khác: Châu Âu giảm 29%, Mỹ Latinh và Caribe giảm 19% và châu Phi là 5%. 

Mặc dù vậy, dòng vốn FDI lại có dấu hiệu phục hồi ở các nền kinh tế chuyển đổi (tăng tới 38%) như Kazakhstan và Liên bang Nga, tăng hơn gấp đôi so với các nền kinh tế phát triển khác mà phần lớn là do sự phục hồi mạnh mẽ trong đầu tư tại Australia (tăng gấp đôi, lên 44 tỷ USD) và Nhật Bản (đảo chiều từ mức giảm 2 tỷ USD năm 2015 và tăng lên 16 tỷ USD trong năm 2016). 

Cũng theo UNCTAD, tại châu Á, mặc dù có sự giảm sút về cam kết đầu tư FDI trong năm 2016, song Singapore vẫn lọt TOP 5 quốc gia và vùng lãnh thổ thu hút FDI hàng đầu trên thế giới sau Mỹ, Anh, Trung Quốc và Hongkong (Trung Quốc) khi đạt con số 50 tỷ USD (năm 2015 là 65 tỷ USD, đứng thứ 7 toàn cầu).

Các nước rót vốn đầu tư nhiều nhất vào Singapore lần lượt là Mỹ (385 tỷ USD), Anh (179 tỷ USD), Trung Quốc (139 tỷ USD) và Hongkong (92 tỷ USD). 

Lý do Singapore thành “ngôi sao” thu hút FDI là Chính phủ nước này đã tạo ra một môi trường kinh doanh ổn định nên hấp dẫn được các nhà đầu tư với thủ tục cấp giấy phép đơn giản, thuận tiện, nhiều ưu đãi thuế, hệ thống luật hỗ trợ doanh nghiệp và sự ổn định tài chính. Ngoài ra, chính sách nhập cư của Singapore cũng tạo nhiều thuận lợi cho công dân nước ngoài đến đầu tư và làm việc. 

Bên cạnh đó, việc đi đầu trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 cũng đưa Singapore trở thành điểm thu hút đầu tư hấp dẫn. 

Báo cáo của UNCTAD cũng dự báo FDI toàn cầu năm 2017 sẽ tăng trưởng khoảng 10%, trong đó những nền kinh tế châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore sẽ tiếp tục là những điểm đến hấp dẫn.

Nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính phủ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Chủ đề: FDI đầu tư

Tin cùng chuyên mục

Hành trình 6 năm của Shinhan Finance tại Việt Nam

6 năm trước, Công ty Tài chính TNHH MTV Shinhan Việt Nam (Shinhan Finance) chính thức góp mặt tại Việt Nam, một thị trường năng động nhưng đầy thách thức.

Hành trình 6 năm của Shinhan Finance tại Việt Nam

Khám phá khoa Năng lượng mới của trường đại học Điện lực

Trong phòng thí nghiệm yên tĩnh, dưới ánh sáng dịu nhẹ, các bạn trẻ ở độ tuổi đôi mươi chăm chú lắng nghe phần giới thiệu về mô hình thu nhỏ của lò phản ứng thuộc nhà máy điện hạt nhân thế hệ thứ ba của Nhật Bản.

Khám phá khoa Năng lượng mới của trường đại học Điện lực

Điểm tin 8h: Giá cà phê biến động trái chiều; Thái Lan hoãn trả cổ vật vì thiếu kinh phí

Điểm tin 8h: Giá cà phê biến động trái chiều; Thái Lan hoãn trả cổ vật vì thiếu kinh phí.

Điểm tin 8h: Giá cà phê biến động trái chiều; Thái Lan hoãn trả cổ vật vì thiếu kinh phí

Nhật Bản: Miễn học phí trường tư gây lo ngại rời bỏ trường công

Quyết định của Nhật Bản về việc miễn học phí trung học phổ thông, bao gồm cả các trường tư thục, đang làm dấy lên mối lo ngại sâu sắc từ các nhà giáo dục và chuyên gia chính sách.

Nhật Bản: Miễn học phí trường tư gây lo ngại rời bỏ trường công

Điểm tin 18h: Hàng Việt sẽ hiện diện nhiều hơn ở Nam Mỹ; 'Thảm họa 100 năm' tại bang Texas

Nhiều thông tin được cập nhật trong chương trình "Điểm tin cùng bạn 18h" hôm nay, ngày 7-7-2025

Điểm tin 18h: Hàng Việt sẽ hiện diện nhiều hơn ở Nam Mỹ; 'Thảm họa 100 năm' tại bang Texas

Luyện thi chứng chỉ CELPIP, CAEL cùng UCA Academy

Trên hành trình chinh phục mục tiêu định cư và du học Canada, một trong những trở ngại lớn nhất với nhiều người Việt chính là điểm số tiếng Anh.

Luyện thi chứng chỉ CELPIP, CAEL cùng UCA Academy
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar