05/12/2021 18:44 GMT+7

Na Uy thừa nhận sói bản địa đã tuyệt chủng do con người

KỲ THƯ
KỲ THƯ

TTO - Sói Na Uy hoang dã tại biên giới giữa Na Uy và Thụy Điển đã tuyệt chủng từ 50 năm trước, theo báo cáo từ Đại học Khoa học và công nghệ Na Uy, do Quốc hội Na Uy ủy quyền thực hiện.

Na Uy thừa nhận sói bản địa đã tuyệt chủng do con người - Ảnh 1.

Một con sói tại khu vực biên giới Na Uy và Thụy Điển - Ảnh: NTNU

Theo báo cáo trên, khoảng 12.000 năm trước, khi các tảng băng khổng lồ bắt đầu tan chảy và trôi khỏi khu vực Na Uy và Thụy Điển ngày nay, đàn sói đã trở lại sinh sống và phát triển thành một quần thể lớn mạnh ở giữa biên giới hai nước.

Tuy nhiên, đến năm 1970, những con sói Na Uy hoang dã dần biến mất, chủ yếu là do hành động săn bắn quá mức của con người và các cuộc xung đột giữa chúng với người dân trong khu vực để bảo vệ đàn gia súc của họ.

Sau 10 năm, đàn sói bất ngờ quay trở lại. Tin đồn cho rằng ai đó đã thả những con sói Na Uy còn được nuôi nhốt và bảo tồn trong các sở thú vào tự nhiên bắt đầu xuất hiện, dấy lên mối quan ngại về nguồn gốc của đàn sói này.

Theo trang tin EurekAlert của Hiệp hội Vì sự tiến bộ khoa học Mỹ (AAAS), năm 2016, Quốc hội Na Uy chính thức ủy quyền cho Đại học Khoa học và công nghệ Na Uy thực hiện đánh giá và báo cáo rõ tình trạng của quần thể sói tại khu vực Na Uy và Thụy Điển.

Trao đổi với trang tin SciTech News (Na Uy), giáo sư Hans Stenøien, đồng tác giả của công trình nghiên cứu trên, cho biết: "Sau nhiều năm thực hiện nghiên cứu và thu thập dữ liệu ADN từ 1.800 con sói trên khắp thế giới, chúng tôi kết luận loài sói Na Uy hoang dã đã hoàn toàn tuyệt chủng trong tự nhiên".

Tuy khu vực biên giới giữa Na Uy và Thụy Điển vẫn còn một quần thể với khoảng 400 cá thể sinh sống, kết quả phân tích ADN cho biết chúng không phải là sói Na Uy bản địa, mà đều là sói từ Phần Lan di cư đến.

Chính quần thể sói Phần Lan này cũng đang trên bờ vực tuyệt chủng. Một phần là do hoạt động săn bắn quá mức của con người, phần còn lại là do tình trạng giao phối cận huyết giữa các cá thể trong loài.

Tuy nhiên, giáo sư Stenøien cho biết vẫn còn giải pháp nếu chúng ta thật sự muốn bảo vệ quần thể sói này. "Một số con sói Na Uy - Thụy Điển thuần chủng vẫn có thể được tìm thấy trong các vườn thú ngoài Na Uy", ông nói.

"Nếu có thể đem gene của chúng trở lại quần thể sói Phần Lan ở biên giới, điều này sẽ khắc phục được một phần tỉ lệ giao phối cận huyết giữa chúng. Phương án này khả thi, nhưng chắc chắn vẫn rất tốn kém, khó khăn và tốn nhiều công sức", giáo sư nhận định.

Nguy cơ tuyệt chủng các loài động, thực vật bản địa ở Australia

Các loài xâm lấn như thỏ, mèo hoang, lợn hoang, cóc lớn Nam Mỹ cùng tình trạng biến đổi khí hậu đang đe dọa sự tồn vong của hơn 80% thực vật, động vật bản địa của Australia.

KỲ THƯ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tin tức thế giới 21-5: Mỹ làm hệ thống phòng không Vòm Vàng 175 tỉ USD; Lo Israel đánh Iran

Giáo hoàng Leo XIV sẵn sàng làm trung gian đàm phán Nga - Ukraine; EU công bố vòng trừng phạt mới với Nga, ông Trump cứ từ từ.

Tin tức thế giới 21-5: Mỹ làm hệ thống phòng không Vòm Vàng 175 tỉ USD; Lo Israel đánh Iran

Tỉ phú Musk nói 'đã đủ' với chính trị, cam kết tiếp tục điều hành Tesla

Về hoạt động chính trị của mình, tỉ phú Musk nói ông sẽ 'giảm bớt' chi tiêu chính trị trong tương lai và đã làm đủ trong lĩnh vực này.

Tỉ phú Musk nói 'đã đủ' với chính trị, cam kết tiếp tục điều hành Tesla

Tổng thống Pháp Macron sắp thăm Việt Nam lần đầu tiên

Chuyến thăm Việt Nam đầu tiên trên cương vị Tổng thống Pháp của ông Macron sẽ diễn ra trong ba ngày, bắt đầu từ ngày 25-5 tới.

Tổng thống Pháp Macron sắp thăm Việt Nam lần đầu tiên

Nga thúc giục Ukraine thảo luận bản ghi nhớ hòa bình

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cáo buộc Nga đang câu giờ để có thể tiếp tục cuộc chiến và chiếm đóng lãnh thổ Ukraine.

Nga thúc giục Ukraine thảo luận bản ghi nhớ hòa bình

Bộ trưởng Y tế Mỹ kêu gọi các nước cùng rút khỏi WHO

Theo ông Kennedy, tổ chức này đang sa lầy trong bộ máy quan liêu và việc các nước rút khỏi tổ chức này sẽ là một lời cảnh tỉnh.

Bộ trưởng Y tế Mỹ kêu gọi các nước cùng rút khỏi WHO

Anh áp thêm trừng phạt lên Nga, Matxcơva nói 'không cần' phản hồi

Các lệnh trừng phạt này nhắm vào 'hạm đội bóng tối' gồm các tàu chở dầu và các công ty tài chính của Nga, nhằm hạn chế nguồn lực chiến tranh của Matxcơva.

Anh áp thêm trừng phạt lên Nga, Matxcơva nói 'không cần' phản hồi
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar