18/03/2016 14:14 GMT+7

Myanmar tinh gọn nội các

TRẦN PHƯƠNG
TRẦN PHƯƠNG

TTO - Tân tổng thống Myanmar Htin Kyaw đề xuất rút gọn nội các từ 36 xuống còn 21 bộ nhằm cắt giảm chi phí và tăng tính hiệu quả. Tuy nhiên việc sáp nhập một số bộ ngành lớn nhận nhiều ý kiến trái chiều.

Các thành viên đảng cầm quyền NLD chụp ảnh tại trụ sở chính ở Yangon - Ảnh: Reuters

Channel News Asia dẫn lời chủ tịch quốc hội Mann Win Khaing cho biết các bộ bị sáp nhập bao gồm Bộ Năng lượng và Bộ Điện, Bộ Văn hóa và Bộ Các vấn đề tôn giáo. Một số bộ sẽ bị loại bỏ trong khi một số bộ mới được thành lập như Bộ Các vấn đề đạo đức, Bộ Bảo tồn tài nguyên và môi trường.

Ba bộ chủ chốt là Bộ nội vụ, các vấn đề biên giới và quốc phòng vẫn do quân đội nắm giữ.

Đáng chú ý, Bộ Kế hoạch và Bộ Tài chính cũng được gộp chung trong khi Bộ Vận tải và truyền thông sẽ được nhập lại từ 3 Bộ Công nghệ thông tin, truyền thông, Bộ Vận tải và Bộ đường sắt.

“Chức năng của cả hai bộ rất lớn nên văn phòng sau khi kết hợp sẽ rất khổng lồ với một lượng lớn bộ phận và nhân viên” - thư ký thường trực U Maung Maung Win của Bộ Tài chính nói.

Đề xuất được quốc hội Myanmar, do đảng cầm quyền Liên đoàn quốc gia vì dân chủ nắm đa số, thảo luận trong ngày 18-3 và có thể được thông qua cùng ngày.

Ông U Maung Maung Win cho biết có thể phải đợi đến tuần sau để biết thêm thông tin về việc tái cấu trúc và tên các bộ trưởng mới. Kế hoạch sẽ được triển khai sau khi ông Htin Kyaw tuyên thệ nhậm chức ngày 30-3.

Giới đầu tư nước ngoài hoan nghênh việc cải tổ sẽ giúp đơn giản hóa quy trình đầu tư vào Myanmar. 

Theo giới phân tích, một số việc sáp nhập, như giữa Bộ Nông nghiệp, tưới tiêu với Bộ Ngư nghiệp và gia súc sẽ tạo ra nhiều thuận lợi, nhưng một số lại gây lo ngại.

“Việc sáp nhập các bộ có thể gây hỗn loạn nhiều hơn và cuối cùng tạo ra một bộ lộn xộn. Đặc biệt khi sáp nhập, người ta không mạnh tay bỏ đi các vị trí, quy trình bị trùng lắp. Tôi nghĩ cần phải có những quyết định cứng rắn” - giám đốc Saw Kapi của Viện chính sách công Salween cho biết.

Trong khi đó, trang Nikkei cũng nhận định kế hoạch nhập Bộ Khai thác mỏ và Bộ Lâm nghiệp, bảo tồn môi trường sẽ đụng chạm đến lợi ích của quân đội.

Trước nay, các nguồn tài nguyên lâm nghiệp và mỏ là nguồn thu lớn cho các nhóm do quân đội hậu thuẫn.

Giới quan sát cho rằng đây có thể là động thái cứng rắn của NLD nhằm thực hiện cam kết phát triển các nguồn tài nguyên một cách bình đẳng và hợp pháp mà đảng này đưa ra trước cuộc bầu cử.

TRẦN PHƯƠNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nga, Ukraine trao trả tù binh, Kiev thả 2 công dân vùng Kursk

Ngày 4-7, Nga và Ukraine cùng thông báo đã tiến hành đợt trao trả tù binh mới, theo thỏa thuận đã đạt được trong vòng đàm phán tại Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) hồi tháng trước.

Nga, Ukraine trao trả tù binh, Kiev thả 2 công dân vùng Kursk

Trung Quốc áp thuế chống bán phá giá với rượu mạnh EU, cognac Pháp tạm thoát

Trung Quốc công bố mức thuế lên tới gần 35% với rượu mạnh từ Liên minh châu Âu, nhưng sẽ miễn trừ cho các nhà sản xuất cognac cam kết bán theo giá tối thiểu.

Trung Quốc áp thuế chống bán phá giá với rượu mạnh EU, cognac Pháp tạm thoát

Làm rõ tin đồn COVID-19 do Big Pharma tạo ra và mọi thứ tệ hơn do vắc xin

Thông tin lan truyền trên mạng cáo buộc dịch COVID-19 là do các hãng dược lớn tạo ra và vắc xin khiến tình hình tệ hơn. Sự thật là gì?

Làm rõ tin đồn COVID-19 do Big Pharma tạo ra và mọi thứ tệ hơn do vắc xin

Vì sao một người sinh tại căn cứ Mỹ, có cha mang quốc tịch Mỹ vẫn bị trục xuất về Jamaica?

Một người đàn ông sống ở bang Texas cả đời đã bị trục xuất về Jamaica vì không có quốc tịch Mỹ, dù sinh tại căn cứ quân sự ở Đức.

Vì sao một người sinh tại căn cứ Mỹ, có cha mang quốc tịch Mỹ vẫn bị trục xuất về Jamaica?

Đại tướng Nguyễn Tân Cương hội đàm với Tư lệnh Lực lượng quốc phòng Thái Lan

Chiều 4-7, tại trụ sở Bộ Quốc phòng, Đại tướng Nguyễn Tân Cương - tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, thứ trưởng Bộ Quốc phòng - đã chủ trì lễ đón và hội đàm với Tư lệnh Lực lượng quốc phòng Thái Lan, Đại tướng Songwit Nunphakdee.

Đại tướng Nguyễn Tân Cương hội đàm với Tư lệnh Lực lượng quốc phòng Thái Lan

Campuchia sắp sửa đổi hiến pháp, cho phép tước quốc tịch

Chính phủ Campuchia đề xuất sửa đổi hiến pháp nhằm cho phép tước quốc tịch đối với những công dân bị cáo buộc cấu kết với nước ngoài để chống lại lợi ích quốc gia.

Campuchia sắp sửa đổi hiến pháp, cho phép tước quốc tịch
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar