08/08/2012 19:58 GMT+7

Myanmar lần đầu tưởng niệm vụ đàn áp 1988

TẤN KHOA tổng hợp
TẤN KHOA tổng hợp

TTO - Hôm nay 8-8, đông đảo người dân cả nước Myanmar đổ ra đường tham gia tuần hành kỷ niệm 24 năm vụ đàn áp đẫm máu ngày 8-8-1988 đầu tiên. Sự kiện này được chính phủ cho phép.

Phóng to
Một sự kiện trong lễ kỷ niệm 24 năm vụ biểu tình ngày 8-8-1988 tổ chức ở Yangon, Myanmar - Ảnh: AP

Các cựu tù chính trị gia nhập cùng hàng trăm người dân ở các thành phố lớn như Yangon, Mandalay.

Việc chính phủ “bật đèn xanh” cho cuộc tuần hành kỷ niệm này là điều không tưởng cách đây vài năm. Dưới thời cai quản của chính quyền quân sự, người dân không dám tổ chức tưởng niệm công khai vì lo sợ bị bắt.

Tổng thống Thein Sein đã cử hai bộ trưởng trong nội các đến thông báo với những nhà tổ chức rằng chính phủ đồng ý đề nghị tổ chức tuần hành của họ. Ko Ko Gyi - một trong những thủ lĩnh của phong trào nổi dậy 1988 - cho biết hai bộ trưởng này cũng trao cho ban tổ chức 1 triệu kyat (1.200 USD) để hỗ trợ.

“Việc hỗ trợ như vậy giống như chính phủ đang tham gia lễ kỷ niệm này. Tôi cảm thấy đây thật sự là một hành động tiến tới cải cách” - Ko Ko Gyi nói.

Người phát ngôn tổng thống Nay Zin Latt nói chính phủ đã công nhận lễ kỷ niệm này là “một sự kiện lịch sử” và Tổng thống Thein Sein muốn chứng tỏ sự chân thành của mình trong việc đạt được hòa giải quốc gia.

Sau cuộc biểu tình của sinh viên vào ngày 8-8-1988, phong trào nổi dậy lan rộng ra cả nước và thu hút gần 1 triệu người tham gia. Hàng ngàn người bị giết trước khi cuộc biểu tình bị đàn áp đẫm máu những tháng sau đó. Chính quyền quân sự đã bãi bỏ hiến pháp và áp đặt thiết quân luật.

Bà Aung San Suu Kyi - khi đó đã trở về nước - nổi lên trong vai trò một nhà lãnh đạo của phong trào dân chủ suốt giai đoạn biểu tình.

Các nhóm hoạt động nhân quyền nói chính phủ vẫn đang giam giữ một số tù chính trị và chỉ thả những người nổi tiếng nhất trong vòng hai năm qua.

Người dân Myanmar sinh sống ở các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan cũng xuống đường tuần hành trong ngày kỷ niệm này.

Phóng to
Ông Tin Oo, một quan chức trong Đảng Liên đoàn quốc gia vì dân chủ (NLD) của bà Aung San Suu Kyi, phát biểu tại lễ kỷ niệm vụ đàn áp 1988 - Ảnh: AP
Phóng to
Người dân Myanmar ở Nhật Bản cầm theo chân dung bà Aung San Suu Kyi (phải) và cha bà là tướng Aung San khi xuống đường tuần hành kỷ niệm vụ đàn áp 1988 - Ảnh: GM
Phóng to
Người Myanmar ở Thái Lan tưởng niệm các nạn nhân trong vụ đàn áp 1988 - Ảnh: Reuters
Phóng to
Người Myanmar ở Seoul, Hàn Quốc thúc giục chính phủ sớm thả tự do cho những tù chính trị - Ảnh: AP

Bà Aung San Suu Kyi thêm trọng trách ở Myanmar

Phóng to
Bà Aung San Suu Kyi trong một phiên họp quốc hội - Ảnh: Reuters

Chủ tịch Hạ viện Myanmar tuyên bố thành lập Ủy ban Pháp luật và ổn định trong phiên họp quốc hội ngày hôm nay.

Ông Win Myint, nghị sĩ Đảng NDL và là thư ký của ủy ban này, cho biết trách nhiệm hoạt động của ủy ban là “giám sát hoạt động của bốn trụ cột: cơ quan lập pháp, tư pháp, hành pháp và truyền thông có tuân thủ theo pháp luật hay không”.

Đây là ủy ban đầu tiên mà bà Suu Kyi được trao vị trí lãnh đạo từ khi bà và nhiều thành viên khác trong Đảng NLD chính thức tham gia quốc hội hồi tháng trước.

Phát biểu trước các phóng viên ở Naypyidaw, bà Suu Kyi nói về vị trí mới của mình: “Điều hành bằng luật pháp không có nghĩa là kiểm soát, mà là bảo vệ xã hội”.

Ông Win Tin, một nghị sĩ cao cấp trong Đảng NLD, nói việc bổ nhiệm bà Suu Kyi vào vị trí chủ tịch ủy ban này là phù hợp, vì bà luôn nhấn mạnh sự cần thiết của việc điều hành dựa trên luật pháp là nền tảng của đảng mình, cùng với việc thiết lập hòa bình và sửa đổi hiến pháp. Bà Suu Kyi cũng luôn phát biểu về vấn đề này trước công chúng, trong quốc hội và cộng đồng quốc tế.

Ủy ban Pháp luật và ổn định gồm 15 thành viên, trong đó có ba đảng viên NLD, ngoài ra là các nghị sĩ đại diện những vùng dân tộc thiểu số khác. Hiện ủy ban này chưa định ngày chính thức cho các cuộc họp và làm việc.

TẤN KHOA tổng hợp

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Quân đội Mỹ ra lệnh cập nhật giới tính thật của toàn bộ quân nhân chuyển giới

Theo tài liệu nội bộ mà Reuters thu thập được, quân đội Mỹ sẽ thay đổi hồ sơ của những quân nhân chuyển giới và chỉ hiển thị tên khai sinh của họ như một phần trong nỗ lực loại những quân nhân này khỏi quân đội.

Quân đội Mỹ ra lệnh cập nhật giới tính thật của toàn bộ quân nhân chuyển giới

Đo lại độ dài sông sâu nhất thế giới, phát hiện dài hơn 1.000km so với trước

Một nhà khoa học Trung Quốc vừa sử dụng công nghệ vệ tinh để đo lại độ dài của con sông sâu nhất thế giới - sông Congo ở châu Phi, và phát hiện nó dài hơn nhiều so với các số liệu trước đó.

Đo lại độ dài sông sâu nhất thế giới, phát hiện dài hơn 1.000km so với trước

Trung Quốc: Đàm phán với Mỹ quan trọng, nhưng không thể thiếu hợp tác đa phương

Ngày 21-5, Trung Quốc cho biết các cuộc đàm phán thương mại với Mỹ là bước quan trọng nhằm thu hẹp khoảng cách, nhưng nhấn mạnh hợp tác đa phương là điều không thể thiếu đối với thương mại toàn cầu.

Trung Quốc: Đàm phán với Mỹ quan trọng, nhưng không thể thiếu hợp tác đa phương

Điện Kremlin: 'Không ai muốn trì hoãn tiến trình đàm phán'

Ngày 21-5, Điện Kremlin đã bác bỏ cáo buộc của Ukraine và châu Âu khi cho rằng Nga đang cố kéo dài tiến trình hòa bình về cuộc xung đột ở Ukraine, đồng thời tiết lộ chưa quyết định về địa điểm đàm phán tiếp theo.

Điện Kremlin: 'Không ai muốn trì hoãn tiến trình đàm phán'

Ông Trump có phát ngôn xúc phạm thủ tướng Úc?

Một bài đăng giả mạo, gán cho ông Trump những lời lẽ miệt thị Thủ tướng Úc Anthony Albanese, đã lan rộng trên mạng xã hội nhưng sau đó bị vạch trần là trò lừa dàn dựng tinh vi.

Ông Trump có phát ngôn xúc phạm thủ tướng Úc?

Bức hình xe tải Pakistan chở xác máy bay Ấn Độ là thật hay giả?

Một bức ảnh lan truyền ghi lại cảnh chiếc xe tải của Pakistan chở xác máy bay Ấn Độ ở thời điểm căng thẳng leo thang giữa hai nước đã gây xôn xao các trang mạng xã hội.

Bức hình xe tải Pakistan chở xác máy bay Ấn Độ là thật hay giả?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar