19/04/2016 10:18 GMT+7

​Mỹ viện trợ “mắt thần” cho Philippines giám sát Biển Đông

D. KIM THOA
D. KIM THOA

TTO - Mỹ sẽ chuyển giao cho Philippines một khí cầu giám sát giúp nước này theo dõi hoạt động hàng hải và bảo vệ biên giới trong bối cảnh căng thẳng gia tăng tại Biển Đông.

Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Ash Carter (phải) và đại sứ Mỹ tại Philippines Philip Goldberg trong lễ cử hành quốc ca Mỹ tại Manila ngày 14-4-2016 - Ảnh: Reuters

Theo Reuters, thông tin do một nhà ngoại giao Mỹ cung cấp ngày 18-4.

Theo đó, ông Philip Goldberg - đại sứ Mỹ tại Philippines cho biết Washington sẽ hỗ trợ Manila, quốc gia đồng minh an ninh lâu đời nhất của Mỹ tại châu Á - Thái Bình Dương các thiết bị liên lạc, ra đa và cảm ứng trị giá 42 triệu USD.

Ông Goldberg nói: “Chúng tôi sẽ hỗ trợ thêm trong việc lắp đặt thiết bị cảm ứng lên các tàu và vận hành một khí cầu giám sát trên không trung để theo dõi hoạt động hàng hải”.

Theo một quan chức quân sự Philippines, khí cầu giám sát sẽ thu thập thông tin và phát hiện các động thái khác diễn ra trên Biển Đông.

Tuần qua, khi tới công tác tại Philippines, bộ trưởng quốc phòng Mỹ Ash Carter đã tái khẳng định cam kết bảo vệ Manila của Washington theo hiệp ước an ninh năm 1951.

Trung Quốc đang tiếp tục mở rộng sự hiện diện của nước này tại 7 đảo nhân tạo họ xây trái phép tại quần đảo Trường Sa. Ngày 18-4, Trung Quốc công khai việc đáp xuống Đá Chữ Thập của Việt Nam.

Sự việc diễn ra ngay trước thời điểm Mỹ tiến hành một đợt tuần tra tự do hàng hải theo kế hoạch trong tháng này gần quần đảo Trường Sa.

Chuyến công du của ông Carter tới Philippines cũng cho thấy những tín hiệu của việc Mỹ bắt đầu điều động quân đội ở Philippines với 75 binh sỹ luân phiên tới một căn cứ không quân của Manila.

Ông Goldberg cho biết hai quốc gia đồng minh cũng đã đồng ý thiết lập một hệ thống liên lạc bí mật và an toàn. Đây là một phần trong sáng kiến an ninh kéo dài 5 năm trị giá 425 triệu USD của Washington tại Đông Nam Á.

Năm nay Manila nhận khoảng 120 triệu USD hỗ trợ quân sự của Mỹ, mức hỗ trợ cao nhất kể từ năm 2000 khi quân đội Mỹ trở lại Philippines để huấn luyện và tập trận sau 8 năm gián đoạn.

Năm 2013, hai nước cũng đã ký một thỏa thuận mới cho phép Mỹ tăng cường hiện diện quân sự trên cơ sở điều động binh sỹ luân phiên và lưu trữ hậu cần cùng trang thiết bị cho các hoạt động nhân đạo và an ninh hàng hải.

D. KIM THOA

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

TP.HCM đặt hàng tập đoàn The Asia Group

Phó Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thanh Nghị đề xuất nhiều lĩnh vực mà tập đoàn The Asia Group có thể thúc đẩy đầu tư.

TP.HCM đặt hàng tập đoàn The Asia Group

Nga: Tối hậu thư của ông Trump không ảnh hưởng đến lập trường của Matxcơva

Phó Chủ tịch Thượng viện Nga bác tối hậu thư của ông Trump, khẳng định lập trường Matxcơva về Ukraine không thay đổi.

Nga: Tối hậu thư của ông Trump không ảnh hưởng đến lập trường của Matxcơva

Hàn Quốc cam kết hỗ trợ cho những người đào tẩu khỏi Triều Tiên

Tổng thống Lee Jae Myung cam kết hỗ trợ người đào tẩu Triều Tiên hòa nhập và ổn định cuộc sống tại Hàn Quốc.

Hàn Quốc cam kết hỗ trợ cho những người đào tẩu khỏi Triều Tiên

90% ngành kem Mỹ cam kết loại bỏ phẩm màu nhân tạo trước năm 2028

Hàng chục hãng kem Mỹ sẽ bỏ phẩm màu nhân tạo trước năm 2028, theo mục tiêu loại bỏ chất này do Bộ trưởng Y tế Mỹ công bố.

90% ngành kem Mỹ cam kết loại bỏ phẩm màu nhân tạo trước năm 2028

Cờ Trung Quốc xuất hiện trên đảo Udo (Hàn Quốc) gây xôn xao mạng xã hội

Việc lá cờ Trung Quốc xuất hiện trên con đường ven biển tại đảo Udo, Jeju, đã làm dấy lên làn sóng tranh cãi trên mạng xã hội Hàn Quốc.

Cờ Trung Quốc xuất hiện trên đảo Udo (Hàn Quốc) gây xôn xao mạng xã hội

Ông Hun Manet kêu gọi Thái Lan mở lại các cửa khẩu biên giới với Campuchia

Thủ tướng Campuchia đề nghị Thái Lan mở lại toàn bộ cửa khẩu, cam kết không đơn phương đóng cửa, bảo đảm thương mại thông suốt.

Ông Hun Manet kêu gọi Thái Lan mở lại các cửa khẩu biên giới với Campuchia
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar