17/04/2024 19:07 GMT+7

Mỹ và Philippines tập trận mô phỏng chiếm lại đảo bị chiếm đóng

Mỹ và Philippines trong tuần tới triển khai tập trận thường niên, trong đó mô phỏng việc chiếm lại các đảo đang bị chiếm đóng.

Lực lượng Hải quân Mỹ tại vịnh Manila, Philippines năm 2019 - Ảnh: AFP

Lực lượng Hải quân Mỹ tại vịnh Manila, Philippines năm 2019 - Ảnh: AFP

Theo Hãng tin Reuters ngày 17-4, các lực lượng Philippines và Mỹ sẽ tập trận mô phỏng việc chiếm lại các đảo đã bị chiếm đóng trong cuộc tập trận chung vào tuần tới.

Theo đó, cuộc tập trận "Balikatan" hay "Vai kề vai" thường niên năm nay sẽ diễn ra tại các khu vực đối diện với đảo Đài Loan, cũng như Biển Đông, trong khi Manila chuyển trọng tâm phòng thủ đối với các mối đe dọa từ bên ngoài.

Cuộc tập trận giữa Mỹ và Philippines năm nay diễn ra từ ngày 22-4 đến 10-5, dự kiến có sự tham gia của 16.700 quân nhân, với các huấn luyện về an ninh hàng hải, phòng không và phòng thủ tên lửa, không kích tên lửa, phòng thủ mạng, và các hoạt động thông tin.

"Đây sẽ lần đầu tiên các cuộc tập trận được thực hiện bên ngoài lãnh hải Philippines", ông Michael Logico, một sĩ quan cấp cao quân đội Philippines giám sát cuộc tập trận, cho biết.

Cuộc tập trận Balikatan có mục đích tăng khả năng phối hợp giữa quân đội Mỹ và Philippines.

Sĩ quan Logico nói quân đội Mỹ và quân đội Philippines sẽ mô phỏng việc chiếm lại các hòn đảo bị chiếm đóng ở các đảo cực bắc của Philippines, gần đảo Đài Loan, và ở tỉnh Palawan phía tây, đối diện với Biển Đông.

Lần đầu tiên kể từ khi được tổ chức vào năm 1991, một nhóm quân nhỏ của Pháp sẽ tham gia cuộc tập trận năm nay. Nhóm này sẽ triển khai một tàu khu trục đi cùng các tàu hải quân Philippines và Mỹ trong vùng đặc quyền kinh tế của Manila ở Biển Đông.

Ông Logico cũng cho biết khoảng 14 quốc gia sẽ tham gia với tư cách quan sát viên, bao gồm Nhật Bản, Ấn Độ và các nước trong ASEAN và Liên minh châu Âu.

Theo Hãng tin Reuters, cuộc tập trận diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc gần đây có hành vi "hung hăng" tại Biển Đông và eo biển Đài Loan - cũng là các điểm nóng gây căng thẳng Trung - Mỹ.

Trung Quốc đã đơn phương tuyên bố yêu sách chủ quyền gần như toàn bộ với Biển Đông, bất chấp sự phản đối của nhiều nước, trong đó có Philippines và Mỹ.

Phản ứng đối với cuộc tập trận, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cảnh báo Philippines nên "đủ tỉnh táo để nhận ra" việc để các quốc gia ngoài khu vực phô trương lực lượng ở Biển Đông và kích động đối đầu, sẽ chỉ làm trầm trọng thêm căng thẳng và làm suy yếu sự ổn định của khu vực.

"Nỗ lực đưa lực lượng bên ngoài vào để đảm bảo cái gọi là an ninh (của Philippines) sẽ chỉ dẫn đến sự bất an lớn hơn cho chính họ", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lâm Kiếm (Lin Jian) nói trong cuộc họp báo thường kỳ ngày 17-4.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng kêu gọi Mỹ và Philippines ngừng khiêu khích.

Philippines và Trung Quốc đã xảy ra một số xung đột trên biển vào tháng 3, trong đó có việc sử dụng vòi rồng và cảnh báo lẫn nhau. 

Trung tâm tranh chấp nằm ở bãi Cỏ Mây thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, nơi có một số ít binh sĩ Philippines đồn trú trên một tàu chiến mà Manila đã neo đậu vào năm 1999 để củng cố yêu sách chủ quyền.

Hải cảnh Trung Quốc chặn tàu Philippines ở ranh giới 'đường chín đoạn'

Báo Financial Times đưa tin tàu hải cảnh Trung Quốc tối 13-4 lần đầu tiên chặn tàu Philippines ở ranh giới 'đường chín đoạn' (còn gọi là đường lưỡi bò) do Bắc Kinh tự vẽ ra ở Biển Đông.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tổng thống Peru gây tranh cãi khi tự tăng lương gấp đôi cho mình

Quyết định được đưa ra khi mức độ tín nhiệm với bà giảm mạnh và đất nước đối mặt làn sóng bạo lực từ các băng đảng.

Tổng thống Peru gây tranh cãi khi tự tăng lương gấp đôi cho mình

Tình báo Ukraine: Triều Tiên sắp gửi thêm 30.000 binh sĩ sang Nga

Đài CNN dẫn báo cáo của Ukraine cho biết Triều Tiên sắp đưa từ 25.000 đến 30.000 binh sĩ sang Nga hỗ trợ chiến sự tại Ukraine.

Tình báo Ukraine: Triều Tiên sắp gửi thêm 30.000 binh sĩ sang Nga

Nghị sĩ Ukraine: Mỹ không còn là đồng minh của Kiev

Các nghị sĩ Ukraine chỉ trích Mỹ không ưu tiên Kiev, cho rằng điều này giúp Nga đạt bước tiến trên chiến trường.

Nghị sĩ Ukraine: Mỹ không còn là đồng minh của Kiev

Bộ Ngoại giao nói gì về 'thỏa thuận thương mại' với Mỹ?

Đoàn đàm phán Việt Nam và Mỹ đang phối hợp làm rõ nội dung điện đàm giữa Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Trump ngày 2-7.

Bộ Ngoại giao nói gì về 'thỏa thuận thương mại' với Mỹ?

Thực hư chuyện ông Trump hối hận vì đã nghe theo lời khuyên của ông Musk

Ảnh chụp màn hình được cho là bài đăng của ông Trump hối hận vì nghe lời tỉ phú Musk gây chú ý giữa lúc quan hệ hai bên đã rạn nứt.

Thực hư chuyện ông Trump hối hận vì đã nghe theo lời khuyên của ông Musk

Người nhập cư trái phép bị ném từ máy bay xuống biển ở Mỹ?

Thông tin trên TikTok cho rằng Cơ quan Di trú và Hải quan Mỹ đã ném người nhập cư bị trục xuất xuống biển. Thực hư sự việc là gì?

Người nhập cư trái phép bị ném từ máy bay xuống biển ở Mỹ?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar