24/12/2015 16:13 GMT+7

​Mỹ từng muốn hủy diệt Liên Xô, Đông Đức bằng bom nguyên tử

SƠN HÀ
SƠN HÀ

TTO -  Thời kỳ chiến tranh lạnh quân đội Mỹ từng lên kế hoạch hủy diệt Matxcơva (Nga), Đông Berlin (Đức) và Bắc Kinh (Trung Quốc) bằng bom nguyên tử.

Một tên lửa hạt nhân đã bị vô hiệu hóa trong Bảo tàng Titan Missile ở Mỹ - Ảnh: Getty Images

Theo các tài liệu mật Cơ quan Lưu trữ quốc gia Mỹ (NARC) vừa công bố, trong thời kỳ chiến tranh lạnh quân đội Mỹ từng lên kế hoạch hủy diệt Matxcơva (Nga), Đông Berlin (Đức) và Bắc Kinh (Trung Quốc) bằng bom nguyên tử.

Theo báo New York Times, tài liệu do NARC công khai theo yêu cầu của nhà phân tích William Burr thuộc ĐH George Washington, có danh sách các mục tiêu mà quân đội Mỹ sẽ tấn công nếu chiến tranh hạt nhân với Liên Xô xảy ra vào năm 1959. Bộ Chỉ huy chiến lược không quân Mỹ đã lên danh sách này vào năm 1956.

Ở thời điểm đó, kho vũ khí hạt nhân của Mỹ lớn gấp 10 lần Liên Xô, theo đánh giá của chuyên gia Matthew McKinzie thuộc Hội đồng Bảo vệ tài nguyên tự nhiên Mỹ.

Mục tiêu hàng đầu của quân đội Mỹ là hủy diệt sức mạnh không quân của Liên Xô nếu chiến tranh hạt nhân xảy ra. Bởi ở thời điểm đó tên lửa đạn đạo xuyên lục địa và tàu ngầm bắn tên lửa chưa tồn tại.

Bắn phá 1.200 thành phố

Máy bay là phương tiện duy nhất để thả bom hạt nhân. Theo đó, Mỹ sẽ bắn phá 1.100 sân bay của Liên Xô để ngăn chặn máy bay ném bom Liên Xô cất cánh, thả bom hạt nhân tại châu Âu và Mỹ. Tuy nhiên vô số sân bay và căn cứ của Liên Xô năm trong các khu đô thị đông dân. Đồng thời, trong từng thành phố có những khu vực đặc biệt mà Mỹ muốn triệt phá.

Ví dụ ở Matxcơva và Leningrad có hơn 300 địa điểm bị quân đội Mỹ liệt vào dạng “phá hủy hoàn toàn”. Tiếp đó là Warsaw, Đông Berlin và Bắc Kinh cùng 1.200 thành phố khác. Tài liệu còn ghi rõ quân đội Mỹ muốn tấn công thường dân ở tất cả các thành phố này chứ không chỉ là các cơ sở quân sự.

Sử gia Alex Wellerstein thuộc Viện Công nghệ Stevens cho biết trong thập niên 1950, các chiến lược gia quân sự Mỹ đề xuất lập hàng loạt căn cứ không quân xung quanh Liên Xô, và khi chiến tranh nổ ra thì triển khai tối đa số máy bay ném bom tới bắn phá các thành phố lớn nhất của Liên Xô. Vào năm 1956, tướng Curtis LeMay là tư lệnh Bộ Chỉ huy chiến lược không quân Mỹ.

Bộ Chỉ huy chiến lược không quân Mỹ kêu gọi sản xuất bom 60 megaton. Một quả bom như vậy có sức mạnh lớn gấp 70 lần quả bom nguyên tử đã phá hủy thành phố Hiroshima (Nhật) năm 1945. Mỹ muốn phá hủy các sân bay của Liên Xô bằng bom từ 1,7-9 megaton, đủ sức gây thiệt hại vô cùng lớn.

Danh sách khủng khiếp

“Thật đáng sợ khi biết rằng các thành phố đông người có thể bị phá hủy” - chuyên gia William Burr nhận định.

Trên thực tế, nhiều thập kỷ trước đây các chiến lược gia quân sự coi tấn công thường dân là một cách để đập nát ý chí của kẻ thù, rút ngắn thời gian chiến tranh. Ví dụ điển hình là Mỹ thả hai quả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki năm 1945.

Nhà phân tích vũ khí hạt nhân Stephen I. Schwartz mô tả bản danh sách này là “quá khủng khiếp”. Theo sử gia Alex Wellerstein, vào năm 1959 Mỹ sở hữu số bom nguyên tử có sức mạnh vào khoảng 20.000 megaton. Sau này Tổng thống Dwight D. Eisenhower cắt giảm kho vũ khí hạt nhân Mỹ vì lo sợ nó sẽ hủy diệt loài người.

Chuyên gia Burr phân tích tập tài liệu này và xác định các tác giả của nó hiểu rất rõ nguy cơ ô nhiễm phóng xạ nghiêm trọng nếu sử dụng bom hạt nhân tấn công Liên Xô. “Tuy nhiên yêu cầu chiến thắng trong cuộc chiến trên không được xem là ưu tiên hàng đầu, vượt qua tất cả các mối quan ngại khác” - ông Burr cho biết.

Nhà phân tích cho biết ông mừng vì tập tài liệu mật này được công bố. “Bởi hạt nhân là vũ khí khủng khiếp có thể gây tàn phá kinh hoàng. Tập tài liệu này có thể chỉ là quá khứ, nhưng đáng buồn là các vũ khí nguyên tử vẫn còn tồn tại” - ông nhấn mạnh.

SƠN HÀ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lãnh đạo quân đội Ấn Độ: Mất mát là một phần của chiến tranh

Không quân Ấn Độ có phản hồi hiếm hoi nghi vấn nước này mất 5 tiêm kích trong quá trình giao tranh với Pakistan, khẳng định đã hoàn thành những mục tiêu đề ra.

Lãnh đạo quân đội Ấn Độ: Mất mát là một phần của chiến tranh

Iran - Mỹ nối lại đàm phán hạt nhân

Đàm phán hạt nhân giữa Mỹ và Iran được khởi động lại sau nhiều ngày bị đóng băng, nhưng triển vọng đạt đột phá vẫn còn mơ hồ.

Iran - Mỹ nối lại đàm phán hạt nhân

Sân bay Belarus rực rỡ quốc kỳ chào đón Tổng Bí thư Tô Lâm

Chiều 11-5, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao rời Nga, hướng tới Belarus cho chuyến thăm cấp nhà nước.

Sân bay Belarus rực rỡ quốc kỳ chào đón Tổng Bí thư Tô Lâm

Lần đầu tiên chủ trì buổi đọc kinh, Giáo hoàng Leo XIV kêu gọi 'ngừng chiến tranh'

Giáo hoàng Leo XIV kêu gọi nguyên thủ các nước chấm dứt chiến tranh trong lần đầu tiên chủ trì buổi đọc kinh Truyền tin chủ nhật trong vai trò người đứng đầu Giáo hội Công giáo.

Lần đầu tiên chủ trì buổi đọc kinh, Giáo hoàng Leo XIV kêu gọi 'ngừng chiến tranh'

Tàu vũ trụ thời Liên Xô rơi xuống Ấn Độ Dương sau 53 năm ngoài không gian

Một tàu vũ trụ thời Liên Xô đã lao xuống Trái đất vào ngày 10-5, sau hơn nửa thế kỷ ngoài không gian khi nhiệm vụ phóng lên sao Kim thất bại.

Tàu vũ trụ thời Liên Xô rơi xuống Ấn Độ Dương sau 53 năm ngoài không gian

Đặc phái viên Mỹ bị chỉ trích vì dùng phiên dịch viên của Điện Kremlin

Việc dùng phiên dịch viên của Điện Kremlin trong các cuộc gặp với Tổng thống Nga Putin đã đẩy ông Witkoff vào thế bất lợi.

Đặc phái viên Mỹ bị chỉ trích vì dùng phiên dịch viên của Điện Kremlin
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar