20/03/2014 09:43 GMT+7

Mỹ triệt phá mạng lưới khiêu dâm trẻ em

THÚY QUỲNH
THÚY QUỲNH

TTO - Một trang web ngầm chứa hơn 2.000 đoạn phim khiêu dâm trẻ em cùng hơn 27.000 thành viên vừa bị chính quyền Mỹ triệt phá, 14 người có liên quan bị bắt giữ.

Phóng to
Bộ trưởng Bộ An ninh nội địa Jeh Johnson thông báo về kết quả thành công của chiến dịch triệt phá hang ổ khiêu dâm trẻ em trên mạng ẩn danh Tor - Ảnh: SMH

Vừa qua, chính quyền Mỹ vừa thông báo bắt giữ 14 người bị cáo buộc điều hành một trang web khiêu dâm trẻ em trên mạng ẩn danh Tor. Đây là chiến dịch vây ráp tội phạm kinh doanh nội dung khiêu dâm trẻ em trực tuyến lớn nhất mà Bộ an ninh nước này từng thực hiện, với tên gọi "Operation Round Table" (Chiến dịch Bàn tròn).

Con số nạn nhân trong vụ việc là 243, đều là các trẻ nam từ 3 đến 17 tuổi, đến từ 39 bang trên lãnh thổ Mỹ và năm quốc gia nước ngoài khác.

Hiện tại, Jonathan Johnson - 27 tuổi, sinh sống tại bang California (Mỹ) bị cáo buộc là chủ điều hành trang web đen này. Theo Bộ an ninh, người này thú nhận đã tạo nhiều tài khoản giả danh nữ giới trên các trang mạng xã hội để lừa gạt trẻ nam và dụ dỗ các em cung cấp hình ảnh và phim khiêu dâm của chính mình.

"Chưa bao giờ trong lịch sử của cơ quan, chúng tôi lại khám phá ra nhiều nạn nhân đến thế chỉ trong một cuộc vây ráp. Chúng tôi đang chứng kiến làn sóng ngày một tăng của việc trẻ em bị dụ dỗ, lừa gạt và ép buộc trên mạng bởi người lớn để sản xuất ra những ấn phẩm mạng nội dung không lành mạnh", phó giám đốc Cục Hải quan và biên phòng Hoa Kỳ Daniel Ragsdale cho biết trong một văn bản.

Theo Bộ An ninh nội địa, trang web đen bị triệt hạ có thời gian hoạt động từ tháng 6-2012 đến tháng 6-2013 và có hơn 27.000 thành viên cùng hơn 2.000 đoạn phim. Các thành viên của trang web này có thể chia sẻ và trao đổi "hàng hóa" cùng nhau một cách thoải mái nhờ sử dụng tính ẩn danh và xóa dấu vết của mạng Tor.

Mạng Tor được biết và sử dụng nhiều bởi tội phạm nhằm thực hiện các ý đồ đen tối. Năm 2012, chính quyền Mỹ từng triệt hạ một "chợ ảo" chuyên bày bán các loại thuốc kích thích trên mạng Tor. Và chỉ mới năm ngoái, Mỹ cũng bắt giữ những kẻ đứng đằng sau chợ đen "Con đường tơ lụa" - chuyên cung cấp gần như mọi mặt hàng và sản phẩm ngoài vòng pháp luật của hầu hết quốc gia trên thế giới như vũ khí, thuốc độc, ma túy..., cũng trên mạng Tor.

Nếu bị chứng minh là có tội, Johnson có thể đối mặt với bản án tù 20 năm cho đến chung thân. Trước mắt, Bộ An ninh nội địa Mỹ cho biết cuộc điều tra vẫn đang tiếp tục, và mong chờ thêm nhiều vụ bắt giữ, cũng như truy lùng thêm nhân dạng của nạn nhân trong khi tiếp tục quá trình nghiên cứu 40 TB (Một TB bằng 1.000 GB) dữ liệu thu được từ vụ vây ráp.

THÚY QUỲNH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lừa đảo bằng deepfake voice ngày càng tinh vi, phải làm sao?

Công nghệ deepfake voice cho phép giả giọng giống hệt người thật, khiến nhiều người sập bẫy vì tin vào giọng nói quen thuộc.

Lừa đảo bằng deepfake voice ngày càng tinh vi, phải làm sao?

Những 'đặc sản' một thời của smartphone

Nút home vật lý, jack tai nghe 3.5mm... từng là 'đặc sản' của smartphone nhưng nay đã biến mất cùng sự phát triển chóng mặt của công nghệ hiện đại.

Những 'đặc sản' một thời của smartphone

Cách kẻ xấu thu thập thông tin qua trào lưu tìm lại ký ức với Google Maps

Chuyên gia bảo mật cảnh báo người tham gia trào lưu tìm lại ký ức với Google Maps có thể để lộ thông tin cá nhân mà không hay biết.

Cách kẻ xấu thu thập thông tin qua trào lưu tìm lại ký ức với Google Maps

Trí tuệ nhân tạo cảnh báo sớm thiên tai

AI đang giúp cảnh báo sớm thiên tai như động đất, lũ, sóng thần nhờ phân tích dữ liệu cảm biến, vệ tinh và mô phỏng lan truyền.

Trí tuệ nhân tạo cảnh báo sớm thiên tai

Bluetooth và AirDrop: Tưởng giống, hóa ra không

Bạn đã từng dùng Bluetooth để nghe nhạc qua tai nghe, AirDrop để gửi ảnh, nhưng có bao giờ thử so sánh chúng?

Bluetooth và AirDrop: Tưởng giống, hóa ra không

Hé lộ 'bí mật' mã OTP

Mỗi lần bạn đăng nhập hay thanh toán, mã OTP chỉ dùng được trong khoảng 30 giây rồi biến mất. Vì sao lại có giới hạn đó, và hệ thống nào đứng sau việc tạo mã nhanh chóng mà vẫn đảm bảo bảo mật?

Hé lộ 'bí mật' mã OTP
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar