18/06/2019 14:42 GMT+7

Mỹ tìm ra công nghệ mới phát hiện sớm tế bào ung thư

Nguồn: Cổng Thông tin điện tử Chính phủ
Nguồn: Cổng Thông tin điện tử Chính phủ

Được công bố trên tạp chí y học Science Translistic Medicine, công nghệ Cytophone sử dụng xung ánh sáng laser chiếu từ bên ngoài da để đốt nóng các tế bào khối u ác tính và tiêu diệt chúng.

Mỹ tìm ra công nghệ mới phát hiện sớm tế bào ung thư - Ảnh 1.

Thử nghiệm công nghệ Cytophone trên người. Ảnh: cancer.trendolizer.com

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Y khoa Arkansas, Mỹ (UAMS) cho biết đã phát triển và thử nghiệm thành công một loại laser mới có thể tìm và tiêu diệt những tế bào ung thư hắc tố ác tính mà không cần lấy mẫu xét nghiệm. Phương pháp này có thể giúp phát hiện sớm các tế bào khối u và ngăn chúng lây lan sang các bộ phận khác trong cơ thể thông qua máu.

Công nghệ mới, được đặt tên là Cytophone, sử dụng các xung ánh sáng laser chiếu từ bên ngoài da để đốt nóng các tế bào bị bệnh. Tia laser này chỉ tác động lên các tế bào ung thư hắc tố ác tính mà không làm tổn thương những tế bào khỏe mạnh. Cytophone sau đó sử dụng kỹ thuật siêu âm để dò những sóng nhỏ phát ra từ hiệu ứng đốt nóng này, qua đó giúp phát hiện và tiêu diệt các tế bào bị bệnh.

Nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm công nghệ Cytophone bằng cách chiếu tia laser vào tay của 47 tình nguyện viên, trong đó có 19 người khỏe mạnh và 28 bệnh nhân có khối u ác tính. Kết quả, cho thấy trong vòng 10 giây đến 60 phút, Cytophone có thể xác định các tế bào ung thư ở 27 trong số 28 bệnh nhân. Công nghệ laser cho thấy độ nhạy gấp 1.000 lần so với các phương pháp lấy mẫu máu xét nghiệm thông thường.

Trưởng nhóm nghiên cứu, ông Vladimir Zharov cho biết, trước đây, để kiểm tra sự lây lan của ung thư, các bác sĩ thường phải lấy mẫu máu. Tuy nhiên, phương pháp này thường khó phát hiện các tế bào khối u, nhất là ở những bệnh nhân ung thư giai đoạn đầu. Những trường hợp kết quả xét nghiệm dương tính thường đồng nghĩa với nồng độ cao tế bào khối u lưu hành trong máu, khi đó, ung thư đã di căn sang các cơ quan khác và căn bệnh trở nên quá muộn để điều trị.

Nhóm nghiên cứu hy vọng có thể tiếp tục cải thiện công nghệ Cytophone, cho phép dò tìm những tế bào khối u gây ra bởi những căn bệnh ung thư khác ngoài ung thư hắc tố ác tính.



Nguồn: Cổng Thông tin điện tử Chính phủ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nhật Bản: Miễn học phí trường tư gây lo ngại rời bỏ trường công

Quyết định của Nhật Bản về việc miễn học phí trung học phổ thông, bao gồm cả các trường tư thục, đang làm dấy lên mối lo ngại sâu sắc từ các nhà giáo dục và chuyên gia chính sách.

Nhật Bản: Miễn học phí trường tư gây lo ngại rời bỏ trường công

Điểm tin 18h: Hàng Việt sẽ hiện diện nhiều hơn ở Nam Mỹ; 'Thảm họa 100 năm' tại bang Texas

Nhiều thông tin được cập nhật trong chương trình "Điểm tin cùng bạn 18h" hôm nay, ngày 7-7-2025

Điểm tin 18h: Hàng Việt sẽ hiện diện nhiều hơn ở Nam Mỹ; 'Thảm họa 100 năm' tại bang Texas

Luyện thi chứng chỉ CELPIP, CAEL cùng UCA Academy

Trên hành trình chinh phục mục tiêu định cư và du học Canada, một trong những trở ngại lớn nhất với nhiều người Việt chính là điểm số tiếng Anh.

Luyện thi chứng chỉ CELPIP, CAEL cùng UCA Academy

Tủ lạnh Toshiba NaturePURE 711L - ‘siêu thị mini’ ngay tại nhà

Xu hướng mua sắm thực phẩm theo tuần ngày càng phổ biến tại các gia đình hiện đại, đặt ra nhu cầu về tủ lạnh có không gian lưu trữ lớn hơn hơn. Nắm bắt xu hướng này, Toshiba cho ra mắt tủ lạnh NaturePURE với dung tích 711L.

Tủ lạnh Toshiba NaturePURE 711L - ‘siêu thị mini’ ngay tại nhà

Doanh số tăng trưởng, Toyota duy trì ưu đãi lên đến 100% lệ phí trước bạ

Toyota đã hoàn thành cột mốc doanh số tích lũy 1 triệu xe ngay sau ngày đầu tiên của tháng 7, tiếp tục duy trì ưu đãi hấp dẫn cho khách mua xe.

Doanh số tăng trưởng, Toyota duy trì ưu đãi lên đến 100% lệ phí trước bạ

Học ngành công nghệ kỹ thuật hạt nhân: Cơ hội việc làm thế nào?

Kỹ sư công nghệ kỹ thuật hạt nhân không chỉ làm trong nhà máy điện hạt nhân mà có thể làm kỹ sư thiết kế, chế tạo, vận hành thiết bị bức xạ trong y học, thiết bị kiểm tra không phá hủy trong công nghiệp…

Học ngành công nghệ kỹ thuật hạt nhân: Cơ hội việc làm thế nào?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar