13/06/2021 15:20 GMT+7
Trở lại chủ đề

Mỹ: Tiêm vắc xin nhưng vẫn nhiễm COVID-19 rất hiếm, chỉ 0,01%

HỒNG VÂN
HỒNG VÂN

TTO - Các trường hợp đã tiêm vắc xin COVID-19 nhưng vẫn mắc bệnh rất hiếm xảy ra, ở Mỹ tỉ lệ này chỉ 0,01%. Cho đến nay, vắc xin cực kỳ hiệu quả trong việc giảm các trường hợp nhập viện và tử vong do COVID-19.

Mỹ: Tiêm vắc xin nhưng vẫn nhiễm COVID-19 rất hiếm, chỉ 0,01% - Ảnh 1.

Một bé gái tham gia thử nghiệm tiêm vắc xin COVID-19 của Hãng Moderna - Ảnh: Viện hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ

Vắc xin bị "qua mặt", đâu dễ! 

Các chuyên gia y tế đang tranh cãi về hiện tượng hiếm breakthrough infection (nhiễm bệnh sau tiêm vắc xin), xảy ra sau khi đã tiêm vắc xin COVID-19 ở một số ít trường hợp, theo báo Mercury News của Mỹ.

Bác sĩ Monica Gandhi, chuyên gia về an toàn virus của Đại học California-San Francisco, cho rằng với những người đã được tiêm vắc xin COVID-19 và không có triệu chứng, họ có thể dương tính khi xét nghiệm COVID-19 do cơ thể đang hoạt động để chống lại virus nhưng không có nghĩa là họ có nguy cơ lây cho người khác.

"Tôi nghĩ chúng ta cần thay đổi định nghĩa về thế nào là ‘nhiễm virus’ ở thời điểm này", bác sĩ Gandhi kêu gọi.

Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) ghi nhận các trường hợp đã tiêm vắc xin mà vẫn dương tính là "nhiễm bệnh sau tiêm vắc xin", khi người mắc đã tiêm đủ liều ít nhất 2 tuần. 

Nghiên cứu của CDC khẳng định các trường hợp này là "rất hiếm", chỉ chiếm 0,01% trong số những người Mỹ đã tiêm đủ vắc xin trong năm 2021. Và trong số những người tiêm đủ vắc xin vẫn bị nhiễm này, có 27% không có triệu chứng.

Đối với kêu gọi của bác sĩ Gandhi, bà Martha Sharan, người phát ngôn của CDC Mỹ, nói CDC Mỹ không có kế hoạch thay đổi định nghĩa về các trường hợp nhiễm bệnh sau tiêm.

Trong khi đó CNN dẫn một nghiên cứu đang diễn ra của CDC Mỹ khẳng định: với những người đã tiêm vắc xin COVID-19, nếu có bị nhiễm bệnh thì bệnh tình của họ nhẹ hơn so với những người chưa tiêm vắc xin.

Nghiên cứu trên 3.900 người lao động trong các ngành thiết yếu cho thấy người tiêm vắc xin đầy đủ được bảo vệ hơn 90% trước bệnh COVID-19. Với những người mới tiêm một liều, rủi ro nhiễm virus của họ giảm đến 81% so với những ai chưa tiêm vắc xin.

Những người tham gia nghiên cứu được xét nghiệm hằng tuần từ tháng 12-2020 đến nay và có 5% nhiễm COVID-19. Có 16/204 ca dương tính trong số các tình nguyện viên tham gia nghiên cứu đã tiêm vắc xin của Pfizer-BioNTech hoặc của Moderna.

Dù bị nhiễm virus sau khi tiêm 1 hoặc cả 2 liều vắc xin, họ chỉ có 40% virus trong cơ thể và rủi ro bị sốt giảm 58%. Trung bình thời gian sốt phải nghỉ ngơi của họ ngắn hơn 2 ngày so với những người chưa tiêm.

Nghiên cứu này củng cố thêm các bằng chứng cho thấy vắc xin COVID-19 công nghệ mRNA là hiệu quả và có thể ngăn ngừa đa số các trường hợp nhiễm bệnh. Người đã tiêm đầy đủ có triệu chứng bệnh nhẹ hơn và ít có khả năng làm lây virus cho người khác. Đây là những lợi ích quan trọng khẳng định chúng ta nên tiêm vắc xin.

Vắc xin có tỉ lệ hiệu quả khác nhau

Theo trang The Conversation, ban đầu các nhà nghiên cứu chỉ hy vọng phát triển thành công một loại vắc xin phòng COVID-19 giúp 50% người được tiêm không có các triệu chứng COVID-19 (giảm mức độ bệnh nặng, phải nhập viện, và tử vong). May mắn là hiệu quả của các loại vắc xin hiện nay là hơn mong đợi.

Thực tế ở Israel, vắc xin do Pfizer-BioNTech phát triển cho thấy hiệu quả đến 95,3% sau hai mũi tiêm.

Trong khi đó theo giới chức y tế Anh, vắc xin AstraZeneca đạt hiệu quả 89% trong việc phòng ngừa triệu chứng của COVID-19 ở những người đã tiêm đủ hai liều.

Vắc xin có hiệu quả không có nghĩa là nó giúp người đã tiêm không nhiễm virus. Chẳng hạn vắc xin bại liệt không hoàn toàn ngăn virus phát triển trong ruột nhưng nó vẫn cực kỳ hiệu quả trong việc kích hoạt các kháng thể ngăn virus lan vào não và tủy sống.

Người dân nên kỳ vọng một cách thực tế là không một loại vắc xin nào có thể ngăn chặn hoàn toàn, tuyệt đối các loại bệnh tật. Mọi loại vắc xin đều có một tỉ lệ nhất định các trường hợp bị nhiễm sau tiêm. 

Các loại vắc xin COVID-19 phổ biến hiện nay có hiệu quả khoảng 90% hoặc hơn. Vì vậy, có một tỉ lệ nhỏ những người đã được tiêm vắc xin đầy đủ nhưng vẫn bị nhiễm, nhập viện hay thậm chí tử vong do COVID-19. Đó là chưa kể đến những trường hợp không có triệu chứng không được ghi nhận.

Vắc xin và phòng bệnh đi đôi

Nếu chỉ dựa vào vắc xin, muốn đẩy lùi đại dịch sẽ cần thời gian lâu dài, trang The Conversation nhận định. Với các bệnh như thủy đậu, sởi và ho gà - dịch có thể bùng phát trở lại bất cứ lúc nào khi hệ miễn dịch yếu và tỉ lệ tiêm vắc xin giảm.

CDC Mỹ đã nới lỏng các hướng dẫn về sử dụng khẩu trang với ý nghĩa những người đã được tiêm vắc xin được an toàn và sẽ không bị COVID-19 nặng sau tiêm. 

Tuy nhiên, ngay cả khi đã gần đạt đến miễn dịch cộng đồng (tức khoảng 70% dân số trở lên được tiêm vắc xin) và cả khi có bằng chứng là người tiêm vắc xin không phát tán virus, các chuyên gia cho rằng mỗi người vẫn cần tránh khả năng bị nhiễm bệnh. Cụ thể là tiếp tục duy trì đeo khẩu trang, giữ khoảng cách an toàn cho đến khi chúng ta có biện pháp đối phó hiệu quả hơn với virus.

Ngoài ra, các nhà khoa học chưa thể khẳng định chắc chắn liệu một người đã tiêm vắc xin có còn khả năng phát tán virus nữa hay không. Các bằng chứng ban đầu cho thấy rủi ro này là rất thấp. Hiện tại, các nghiên cứu lâm sàng quy mô lớn xác nhận vắc xin COVID-19 giúp ngăn ngừa nhiễm bệnh ở phần lớn người được tiêm.

Bộ Y tế tiếp nhận 30 máy xét nghiệm COVID-19 qua hơi thở, nhanh và chính xác

TTO - Bộ trưởng Bộ Y tế đã tiếp nhận 30 máy xét nghiệm COVID-19 qua hơi thở và vật tư tiêu hao phục vụ cho 2 triệu mẫu test của Tập đoàn Vingroup trao tặng, với tổng giá trị hơn 460 tỉ đồng.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đèn làm móng 'hủy hoại' da thế nào?

Trong quá trình làm móng, những chiếc đèn tia cực tím giúp làm cứng lớp sơn móng chỉ trong khoảng bốn phút. Ít ai đặt câu hỏi những luồng sáng đó ảnh hưởng ra sao đến làn da quanh móng.

Đèn làm móng 'hủy hoại' da thế nào?

Bác sĩ Ukraine vượt 'mưa bom' đưa trái tim hiến cứu sống bé gái

Trong lúc thủ đô Kiev, Ukraine chìm trong bom đạn không kích của Nga, bác sĩ Borys Todurov vẫn lao qua thành phố trên xe cấp cứu để thực hiện một nhiệm vụ sinh tử: chuyển một quả tim hiến để ghép cho bé gái nguy kịch.

Bác sĩ Ukraine vượt 'mưa bom' đưa trái tim hiến cứu sống bé gái

Uống cà phê buổi sáng khi vừa ngủ dậy không tốt cho sức khỏe

Việc uống cà phê ngay lập tức sau khi ngủ dậy có thể cản trở hoạt động của adenosine.

Uống cà phê buổi sáng khi vừa ngủ dậy không tốt cho sức khỏe

Báo động cạn kiệt nguồn máu dự trữ: Hãy chung tay hiến máu cứu người

Các địa phương từ TP.HCM, Cần Thơ đến Hà Nội, Hải Dương, Hà Tĩnh, Nghệ An... đang báo động cạn kiệt nguồn máu dự trữ cứu người.

Báo động cạn kiệt nguồn máu dự trữ: Hãy chung tay hiến máu cứu người

Bác sĩ Ấn Độ sẽ tới Việt Nam học thạc sĩ y khoa

Sau một thời gian xây dựng và thẩm định kỹ lưỡng, bốn chương trình thạc sĩ quốc tế đầu tiên của Trường đại học Y Dược thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội được chính thức phê duyệt và triển khai.

Bác sĩ Ấn Độ sẽ tới Việt Nam học thạc sĩ y khoa

AFP làm rõ tin đồn dùng quá nhiều axit folic có thể gây ung thư

Mạng xã hội thời gian qua dấy lên tin đồn rằng dùng quá nhiều axit folic có thể gây độc, hoặc dẫn đến ung thư. Nhưng sự thật là gì?

AFP làm rõ tin đồn dùng quá nhiều axit folic có thể gây ung thư
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar