02/11/2021 06:43 GMT+7

Mỹ tiêm vắc xin COVID-19 cho trẻ 5-11 tuổi

HỒNG VÂN
HỒNG VÂN

TTO - Ngày 1-11, Nhà Trắng cho biết Mỹ sẽ triển khai tiêm vắc xin COVID-19 của Pfizer-BioNTech cho trẻ em từ 5-11 tuổi trong tuần này.

Mỹ tiêm vắc xin COVID-19 cho trẻ 5-11 tuổi - Ảnh 1.

Trẻ em từ 5-11 tuổi ở Mỹ sẽ sớm được tiêm vắc xin COVID-19 của Pfizer-BioNTech - Ảnh: BCC

Hàng triệu liều vắc xin cho trẻ em ở nhóm tuổi này sẽ đến các trung tâm phân phối trong vài ngày tới. Hiện chính phủ liên bang đã mua đủ số vắc xin để tiêm cho tất cả 28 triệu trẻ em đủ điều kiện.

Nhà Trắng cho biết bắt đầu từ ngày 8-11, chương trình tiêm vắc xin cho trẻ từ 5-11 tuổi sẽ vận hành hết công suất.

Ngày 29-10, Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) chứng nhận vắc xin COVID-19 của Hãng Pfizer (Mỹ) cho trẻ em 5-11 tuổi, mở đường cho việc tiêm chủng cho 28 triệu trẻ em thuộc nhóm tuổi này do lợi ích của vắc xin nhiều hơn so với nguy cơ tác dụng phụ.

Hôm nay, 2-11, CDC sẽ quyết định về cách thức tiến hành tiêm với một nhóm cố vấn bên ngoài.

Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Indonesia (BPOM) đã cấp phép sử dụng vắc xin ngừa COVID-19 của Hãng Sinovac (Trung Quốc) cho trẻ em từ 6-11 tuổi, mở đường cho việc tiêm vắc xin cho trẻ em trong độ tuổi này.

Ngày 1-11, người đứng đầu BPOM Penny Lukito thông báo kết quả thử nghiệm lâm sàng của vắc xin Sinovac cho thấy vắc xin này an toàn đối với trẻ em từ 6-11 tuổi. Bà Penny cho biết việc cấp phép sử dụng vắc xin ngừa COVID-19 cho trẻ em là vấn đề cấp bách, vì các trường học đang bắt đầu triển khai từng bước học trực tiếp.

Trước đó, BPOM đã cấp giấy phép sử dụng vắc xin của Sinovac cho trẻ em từ 11-17 tuổi. Báo cáo thử nghiệm lâm sàng cũng cho thấy khả năng sinh miễn dịch của vắc xin ở trẻ em cao hơn người lớn. Tỉ lệ này ở trẻ em là 96,15% so với 89,04% ở người lớn.

Vắc xin của Sinovac là vắc xin đầu tiên được đăng ký với BPOM để sử dụng cho trẻ em trong độ tuổi 6-11.

Người bị đau tim nhiễm COVID-19 có tỉ lệ tử vong cao

Theo một nghiên cứu mới công bố trên tạp chí Nội khoa JAMA, nếu bệnh nhân nhiễm COVID-19, tỉ lệ sống sau cơn đau tim của họ thấp đi đáng kể.

Các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu của hơn 80.000 người bị đau tim ở Mỹ từ năm 2019-2020. Khoảng 76.000 trong số họ bị đau tim tại nhà hoặc tại nơi làm việc và các môi trường cộng đồng khác. Trong nhóm này, 15,2% trường hợp có nhiễm COVID-19 chết sau đó tại bệnh viện. Tỉ lệ này của bệnh nhân đau tim không có COVID-19 là 11,2%.

Trong số khoảng 4.000 bệnh nhân nhập viện khi bị đau tim, 78,5% người có COVID-19 tử vong, so với 46,1% người không có COVID-19.

Nhìn chung, các bệnh nhân đau tim nhiễm COVID-19 có nhiều khả năng bị ngừng tim. Các nhà nghiên cứu cho biết họ cần nghiên cứu sâu thêm để hiểu tại sao chẩn đoán COVID-19 lại làm tăng nguy cơ tử vong ở người đau tim.

FDA phê duyệt vắc xin Pfizer cho trẻ 5-11 tuổi

TTO - Ngày 29-10, Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA) Mỹ đã cấp phép sử dụng khẩn cấp vắc xin COVID-19 đầu tiên cho trẻ từ 5-11 tuổi của Hãng Pfizer, mở đường để tiêm chủng cho 28 triệu trẻ em Mỹ trong nhóm tuổi này.

HỒNG VÂN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

TP.HCM ra văn bản khẩn phòng chống COVID-19, tập trung bảo vệ nhóm nguy cơ cao

Để chủ động ứng phó dịch bệnh COVID-19 diễn biến khó lường trên thế giới, Sở Y tế TP.HCM vừa có văn bản khẩn chỉ đạo các đơn vị liên quan chủ động triển khai phòng chống COVID-19 trên địa bàn TP.

TP.HCM ra văn bản khẩn phòng chống COVID-19, tập trung bảo vệ nhóm nguy cơ cao

Đi bộ 7.000 bước mỗi ngày, giảm nguy cơ mắc 13 loại ung thư

Nghiên cứu mới của Đại học Oxford cho thấy chỉ với 7.000 bước mỗi ngày, nguy cơ mắc 13 loại ung thư có thể giảm đáng kể.

Đi bộ 7.000 bước mỗi ngày, giảm nguy cơ mắc 13 loại ung thư

Một thiết bị nhà bếp có thể gây nguy cơ ung thư

Nghiên cứu mới cho thấy một thiết bị nấu bếp quen thuộc đang làm tăng đáng kể nguy cơ ung thư, đặc biệt ở trẻ em.

Một thiết bị nhà bếp có thể gây nguy cơ ung thư

Anh triển khai vắc xin ngừa lậu đầu tiên trên thế giới

Vắc xin 4CMenB được đánh giá là 'bước tiến lớn trong chăm sóc sức khỏe tình dục', hứa hẹn hỗ trợ giảm mạnh số ca mắc bệnh lậu.

Anh triển khai vắc xin ngừa lậu đầu tiên trên thế giới

Người mắc COVID-19: Cách ly như thế nào?

Trong bối cảnh ca mắc COVID-19 tại một số nước đang có xu hướng gia tăng, Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) có văn bản đề nghị các cơ sở y tế sẵn sàng thu dung, cách ly điều trị ca bệnh COVID-19.

Người mắc COVID-19: Cách ly như thế nào?

Bệnh viện tuyến cuối tại TP.HCM lo quá tải sau sáp nhập, có thể tăng cả chục triệu lượt khám

Sau khi Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu sáp nhập vào TP.HCM, dự báo lượt khám bệnh tại các bệnh viện tuyến cuối TP.HCM sẽ tăng gần chục triệu lượt, gây quá tải.

Bệnh viện tuyến cuối tại TP.HCM lo quá tải sau sáp nhập, có thể tăng cả chục triệu lượt khám
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar