08/07/2020 17:20 GMT+7

Mỹ thông báo trục xuất du học sinh là để ép mở cửa lại trường học?

MINH KHÔI
MINH KHÔI

TTO - Có hay không động cơ chính trị trong thông báo sinh viên quốc tế có thể phải rời nước Mỹ nếu các trường đại học chuyển sang dạy trực tuyến?

Mỹ thông báo trục xuất du học sinh là để ép mở cửa lại trường học? - Ảnh 1.

Khuôn viên Đại học Harvard ngày 20-4 - Ảnh: BLOOMBERG

Ngày 6-7, Cơ quan Thực thi hải quan và di trú Mỹ (ICE) thông báo du học sinh quốc tế sẽ phải rời khỏi Mỹ nếu trường đại học mà họ đang theo học chỉ dạy trực tuyến vào mùa thu này. Nếu muốn ở lại, sinh viên sẽ phải chuyển sang các cơ sở giáo dục khác vẫn còn giảng dạy trực tiếp.

Thông báo được đưa ra trong bối cảnh các trường đại học trên toàn nước Mỹ đang bắt đầu chuyển sang học trực tuyến do hậu quả của đại dịch COVID-19. Như tại Harvard, tất cả khóa học đều sẽ diễn ra trực tuyến và hạn chế sinh viên sống trong khuôn viên trường.

Thông báo của ICE áp dụng với những người đang sở hữu các loại visa F-1 và M-1, vốn là visa cho các du học sinh theo học những ngành học thuật và học nghề.

"Chúng tôi không buộc các trường đại học mở cửa trở lại. Tuy nhiên, nếu trường không mở cửa vào học kỳ này thì không có lý do gì để du học sinh ở lại đây. Họ nên về nhà. Họ có thể quay lại khi trường mở cửa", ông Ken Cuccinelli - quyền giám đốc của Cơ quan Di trú và nhập tịch Mỹ (USCIS) - nói với Đài CNN.

Ông Cuccinelli được cho là người ủng hộ trung thành đối với quan điểm cứng rắn của Tổng thống Donald Trump trong vấn đề nhập cư. Thời điểm ông Cuccinelli nhậm chức quyền giám đốc USCIS năm 2019, phe Dân chủ gọi ông là "một kẻ chống đối nhập cư".

Quay lại hiện tại, trùng với thời điểm ICE đưa ra thông báo trên, bản thân ông Trump ngày 7-7 đã đăng tweet ám chỉ các đối thủ của ông bên Đảng Dân chủ không muốn trường học mở cửa lại vì lý do chính trị.

"Trường học phải mở cửa vào mùa thu" là dòng tweet ngắn gọn của ông Trump.

Tổng thống Mỹ cũng không ngần ngại cho biết sẽ gây sức ép để thống đốc các bang mở cửa trở lại vào mùa thu tới trong bối cảnh diễn biến dịch ở Mỹ vẫn đang phức tạp và có chiều hướng gia tăng số ca nhiễm virus corona chủng mới.

Các doanh nghiệp cũng muốn nhanh chóng mở cửa trường học để các phụ huynh có thể quay lại làm việc nhằm khôi phục kinh tế.

Ngày 8-7, Tổng thống Trump cảnh báo sẽ cắt ngân sách liên bang dành cho các trường học không mở cửa trở lại cho học sinh đến học trực tiếp trong mùa Thu tới, đồng thời chỉ trích Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh (CDC) quá cứng nhắc với các hướng dẫn về việc mở lại trường học.

Ông Trump viết trên Twitter: "Phe Dân chủ nghĩ rằng sẽ rất tệ với họ về chính trị nếu các trường học của Mỹ mở cửa trở lại trước cuộc bầu cử tổng thống tháng 11, nhưng điều đó là quan trọng đối với trẻ em và các gia đình. Trường nào không mở cửa lại sẽ bị cắt ngân sách".


Nhưng căn nguyên sâu xa hơn đằng sau việc ráo riết mở cửa lại trường học của ông Trump, theo bình luận viên Jill Filipovic của Đài CNN, là khi các trường cao đẳng, đại học chuyển hoàn toàn sang dạy học trực tuyến, chẳng khác gì truyền đi thông điệp rằng nước Mỹ chưa an toàn trước COVID-19.

Thông điệp đó chắc chắn không đem lại bất kỳ lợi ích gì cho cuộc đua bám trụ Nhà Trắng của ông Trump.

Ở cấp độ lớn hơn, động thái của ICE cho thấy chính quyền ông Trump đang tận dụng dịch COVID-19 để thúc đẩy chương trình nghị sự chống người nhập cư, sau rất nhiều các động thái trước đó nhằm làm cho Mỹ thu hẹp cánh cửa với người nhập cư.

Nước Mỹ chỉ thiệt nếu vắng bóng sinh viên quốc tế

"Vào thời điểm mà sinh viên quốc tế đến Mỹ suy giảm, nước Mỹ sẽ có nguy cơ mất đi những tài năng toàn cầu do những chính sách gây tổn hại về mặt học thuật và kinh tế", ông Keith Esther Brimmer, giám đốc Hiệp hội các nhà giáo dục quốc tế NAFSA, cho biết.

Thiệt hại thứ hai của nước Mỹ không gì khác ngoài kinh tế. Cũng theo NAFSA, sinh viên quốc tế tại Hoa Kỳ đã đóng góp gần 41 tỉ USD trong năm học 2018-2019.

Thực tế, 1/3 số sinh viên quốc tế ở Mỹ là đến từ Trung Quốc, nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác, theo Viện Giáo dục quốc tế.

Còn theo CNBC, việc cắt giảm sâu ngân sách nhà nước cho giáo dục đại học đã gây áp lực buộc các trường phải nhận nhiều sinh viên cần ít hỗ trợ hơn. Đó là lý do tại sao rất nhiều trường đại học tại Mỹ đang dựa vào doanh thu từ sinh viên nước ngoài, những người đang trả rất nhiều tiền để theo đuổi nền giáo dục hàng đầu.

"Năm nay, dịch COVID-19 khiến số lượng ghi danh giảm đáng kể, sinh viên quốc tế còn rời đi nữa thì các trường sẽ bớt hỗ trợ học phí cho sinh viên Mỹ. Như vậy sinh viên Mỹ sẽ phải đóng nhiều tiền học hơn", theo ông Hafeez Lakhani - chủ tịch đơn vị tư vấn giáo dục Lakhani Coaching có trụ sở tại New York.

Vụ ICE xem xét trục xuất du học sinh học online: Bộ Ngoại giao Mỹ nói gì?

TTO - Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 7-7 thông báo Bộ An Ninh nội địa nước này đã công bố kế hoạch sửa đổi tạm thời các yêu cầu với thị thực F-1 và M-1 cho học kỳ mùa thu 2020 để các du học sinh vẫn có thể ở Mỹ học tập hợp pháp.

MINH KHÔI

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lý do lựa chọn chương trình song ngữ quốc tế Cambridge?

Theo Cambridge International Education, số lượng học sinh dự thi các kỳ thi học thuật Cambridge năm 2024 cao kỷ lục, tăng 7 - 13% so với năm 2023, phản ánh sức hút mạnh mẽ của chương trình giáo dục quốc tế Cambridge trên toàn cầu.

Lý do lựa chọn chương trình song ngữ quốc tế Cambridge?

Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch tăng chỉ tiêu, tuyển sinh theo 2 phương thức

Năm 2025, Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch tuyển sinh đại học chính quy với 2 phương thức xét tuyển cho 12 ngành đào tạo.

Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch tăng chỉ tiêu, tuyển sinh theo 2 phương thức

Điểm trúng tuyển lớp 10 tại Đắk Lắk (cũ) thấp bất thường, có trường chỉ 2,5 điểm

Điểm chuẩn vào lớp 10 năm nay tại Đắk Lắk (cũ) gây bất ngờ khi điểm trúng tuyển ở nhiều nơi khá thấp, có trường chỉ 2,5 điểm.

Điểm trúng tuyển lớp 10 tại Đắk Lắk (cũ) thấp bất thường, có trường chỉ 2,5 điểm

Đề thi tốt nghiệp THPT 2025: Tạo động lực đổi mới thay vì áp lực

'Độ khó' hay 'độ mới' của đề thi tốt nghiệp THPT có thể tăng dần nhưng phải ở mức tạo động lực cho người dạy và người học, chứ không trở thành áp lực.

Đề thi tốt nghiệp THPT 2025: Tạo động lực đổi mới thay vì áp lực

Dự kiến ngày 4-7 Hà Nội công bố điểm thi lớp 10

Theo Sở GD-ĐT Hà Nội, dự kiến ngày 4-7 sẽ công bố điểm thi vào lớp 10 năm học 2025-2026.

Dự kiến ngày 4-7 Hà Nội công bố điểm thi lớp 10

Từ ngày 1-7 Hà Nội tuyển sinh đầu cấp

Từ 1-7, Hà Nội bắt đầu tuyển sinh đầu cấp cho năm học 2025-2026 với mầm non, lớp 1, lớp 6. Sẽ không có xáo trộn phương án tuyển sinh khi chính quyền 2 cấp vận hành.

Từ ngày 1-7 Hà Nội tuyển sinh đầu cấp
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar