08/06/2021 20:42 GMT+7

Mỹ thành lập 'đội đặc nhiệm' bảo vệ thương mại

NHẬT ĐĂNG
NHẬT ĐĂNG

TTO - Chính quyền Biden sẽ thành lập một lực lượng đặc trách về chuỗi cung ứng, nhằm đối phó với những 'hành vi thương mại quốc tế không công bằng' mà Nhà Trắng cho rằng ảnh hưởng tới chuỗi cung ứng toàn cầu.

Mỹ thành lập đội đặc nhiệm bảo vệ thương mại - Ảnh 1.

Tổng thống Mỹ Joe Biden - Ảnh: REUTERS

Thông tin được đưa ra ngày 8-6 sau khi Mỹ tiến hành vòng rà soát, đánh giá về sự tham gia của nước này trong các sản phẩm quan trọng, từ lĩnh vực bán dẫn tới pin dành cho xe điện.

Trước đó, vào tháng 2 năm nay, Tổng thống Biden đã ra lệnh rà soát các chuỗi cung ứng, yêu cầu báo cáo trong vòng 100 ngày về những rủi ro Mỹ đối mặt trong việc tiếp cận những mặt hàng trọng yếu như y tế, đất hiếm… mà Mỹ đang lệ thuộc vào nguồn cung từ nước ngoài.

Lực lượng đặc trách về chuỗi cung ứng nêu trên sẽ do Đại diện Thương mại Mỹ dẫn đầu. Họ sẽ xác định các vi phạm cụ thể vốn phá hoại chuỗi cung ứng thông qua các biện pháp phòng vệ thương mại. Sau khi xác định sai phạm, Mỹ sẽ xem xét các biện pháp trừng phạt tương ứng lên các quốc gia vi phạm.

Theo Hãng tin Reuters, dù không đề cập một cách rõ ràng tới Trung Quốc, phần rà soát này phản ánh chiến lược rộng lớn hơn của ông Biden nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Mỹ trước thách thức do Trung Quốc đặt ra.

Một quan chức cho biết Mỹ đang đối mặt với những hành động thương mại không công bằng từ "một số chính phủ nước ngoài", ở cả bốn trong số các chuỗi cung ứng Washington đang rà soát. Các hành động "không công bằng" này bao gồm trợ cấp chính phủ và ép buộc chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ.

Vị quan chức này nói: "Rõ ràng, một số chính sách công nghiệp của Trung Quốc đã góp phần vào chuỗi cung ứng dễ tổn thương của Mỹ. Tôi cho rằng bạn sẽ thấy lực lượng đặc trách này tập trung vào việc tác động tới các diễn biến trong chính sách Trung Quốc của chúng tôi".

Thực tế, chính sách kinh tế hay thương mại của Mỹ là điều có thể tác động tới cả các đối tác và đồng minh của Mỹ, không riêng Trung Quốc.

Vị quan chức trong bản tin của Reuters vì vậy trấn an rằng Mỹ không tìm cách "gây mậu dịch chiến với đồng minh và đối tác của mình". Thay vào đó, Washington sẽ tập trung vào "những sản phẩm rất mang tính mục tiêu".

Ông Biden yêu cầu có chuỗi cung ứng 'thoát Trung', bắt tay với các nước

TTO - Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ ký một sắc lệnh hành pháp ngay trong tháng 2 này, trong đó yêu cầu xây dựng một chuỗi cung ứng công nghệ mới 'không có Trung Quốc' bằng cách bắt tay với nhiều nước khác.

NHẬT ĐĂNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tỉ lệ ủng hộ ông Trump bất ngờ tăng lại, dân Mỹ bớt lo suy thoái

Tỉ lệ ủng hộ tổng thống Mỹ tăng sau nhiều tuần liên tiếp giảm, trong khi tỉ lệ người Mỹ lo sợ suy thoái kinh tế cũng giảm mạnh mẽ.

Tỉ lệ ủng hộ ông Trump bất ngờ tăng lại, dân Mỹ bớt lo suy thoái

Tin tức thế giới 14-5: Ngoại trưởng Mỹ sẽ gặp Nga, Ukraine; 'Tổng thống nghèo nhất thế giới' qua đời

Thẩm phán Mỹ ủng hộ ông Trump dùng đạo luật thời chiến để trục xuất người nhập cư; Mỹ gỡ toàn bộ lệnh trừng phạt với Syria.

Tin tức thế giới 14-5: Ngoại trưởng Mỹ sẽ gặp Nga, Ukraine; 'Tổng thống nghèo nhất thế giới' qua đời

Mỹ và Saudi Arabia ký thỏa thuận vũ khí lớn nhất lịch sử, gần 142 tỉ USD

Ngày 13-5, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thái tử kiêm Thủ tướng Saudi Arabia Mohammed bin Salman đã ký kết thỏa thuận quốc phòng khổng lồ mà Nhà Trắng gọi là thỏa thuận lớn nhất trong lịch sử, trị giá gần 142 tỉ USD.

Mỹ và Saudi Arabia ký thỏa thuận vũ khí lớn nhất lịch sử, gần 142 tỉ USD

Phương Tây dọa siết trừng phạt, ông Putin nói Nga có thể tự cung tự cấp

Hôm 13-5, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói rằng những ai áp dụng các lệnh trừng phạt chống lại Nga là kẻ ngốc, vì những biện pháp này sẽ gây tổn hại cho chính họ hơn là cho Matxcơva.

Phương Tây dọa siết trừng phạt, ông Putin nói Nga có thể tự cung tự cấp

Ông Zelensky: Ông Putin không muốn đàm phán và kết thúc chiến tranh

Phát biểu ngày 13-5, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết ông tin rằng ông Putin không muốn có bất kỳ cuộc đàm phán nào nhằm chấm dứt chiến sự đã bước sang năm thứ ba giữa hai nước.

Ông Zelensky: Ông Putin không muốn đàm phán và kết thúc chiến tranh

Kiev: Matxcơva không có thiện chí nếu ông Putin không dự đàm phán Nga - Ukraine

Ngày 13-5, Kiev cho rằng sẽ là 'dấu hiệu rõ ràng' chứng minh Tổng thống Nga Vladimir Putin không nghiêm túc với hòa bình nếu ông không tham dự đàm phán Nga - Ukraine sắp tới tại Thổ Nhĩ Kỳ.

Kiev: Matxcơva không có thiện chí nếu ông Putin không dự đàm phán Nga - Ukraine
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar