04/05/2017 14:42 GMT+7

Mỹ thả lỏng Biển Đông? 

TRẦN PHƯƠNG
TRẦN PHƯƠNG

TTO - Hải quân Mỹ thời gian qua đã nhiều lần đề xuất thực hiện tuần tra tự do đi lại trên Biển Đông nhưng đều bị Lầu năm góc bác bỏ.

Tàu chiến USS Decatur của Mỹ xuất hiện ở Biển Đông hồi 10-2016 - Ảnh: Reuters

Theo tờ Stars and Stripes của quân đội Mỹ, Washington không có bất cứ hoạt động tuần tra nào trong phạm vi 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng trái phép trên Biển Đông.

Mặc dù trước đó Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson đã tuyên bố sẽ gửi thông điệp cứng rắn đối với Bắc Kinh, Lầu Năm Góc thời gian qua đã bác bỏ tất cả các yêu cầu tuần tra tự do đi lại của hải quân Mỹ tại Biển Đông.

Mới nhất, một đề xuất của bộ Chỉ huy Thái Bình Dương Mỹ cách đây sáu tuần về việc đưa một tàu chiến đi vào vùng biển 12 hải lý quanh bãi Scarborough đã bị từ chối, theo New York Times. Hồi 2-2017, hai đề xuất tương tự cũng bị bác bỏ.

Chưa rõ đây là quyết định của bộ trưởng quốc phòng James Mattis, tướng Joseph Dunford – chủ tịch hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ hay quan chức nào khác.

Theo giới quan sát, sự lơ là của chính phủ Mỹ có thể là do tập trung vào điểm nóng bán đảo Triều Tiên, sự thiếu hụt nhân sự trong Lầu Năm Góc nhưng cũng có thể là do quan điểm mới của Washington. Hoạt động tuần tra tự do đi lại cuối cùng của Mỹ tại Biển Đông diễn ra hồi 10-2016, trước khi ông Trump nhậm chức.

Tổng thống Mỹ Donald Trump trước đó đã bắn tín hiệu sẽ mềm mỏng hơn với Trung Quốc để đổi lấy việc Bắc Kinh hỗ trợ ngăn chương trình hạt nhân của Triều Tiên. Sau khi từ chối gọi Bắc Kinh là nước thao túng tiền tệ, tổng thống Mỹ còn bất bình thay cho ông Tập Cận Bình khi chỉ trích vụ phóng tên lửa hồi tháng trước của Bình Nhưỡng là “không tôn trọng mong muốn của Trung Quốc và vị chủ tịch đáng kính của nước này”.

“Các nước ở châu Á, dù không muốn xảy ra đụng độ Mỹ-Trung nhưng cũng muốn sự hiện diện ổn định của Mỹ để cân bằng với Trung Quốc, đang cân nhắc lại rằng họ sẽ không thể trông cậy vào Mỹ như trước đây” – CNN dẫn lời nhà nghiên cứu Mike Chinoy thuộc Viện Mỹ Trung, Đại học Nam Carolina nhận định.

TRẦN PHƯƠNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nga, Ukraine trao trả tù binh, Kiev thả 2 công dân vùng Kursk

Ngày 4-7, Nga và Ukraine cùng thông báo đã tiến hành đợt trao trả tù binh mới, theo thỏa thuận đã đạt được trong vòng đàm phán tại Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) hồi tháng trước.

Nga, Ukraine trao trả tù binh, Kiev thả 2 công dân vùng Kursk

Trung Quốc áp thuế chống bán phá giá với rượu mạnh EU, cognac Pháp tạm thoát

Trung Quốc công bố mức thuế lên tới gần 35% với rượu mạnh từ Liên minh châu Âu, nhưng sẽ miễn trừ cho các nhà sản xuất cognac cam kết bán theo giá tối thiểu.

Trung Quốc áp thuế chống bán phá giá với rượu mạnh EU, cognac Pháp tạm thoát

Làm rõ tin đồn COVID-19 do Big Pharma tạo ra và mọi thứ tệ hơn do vắc xin

Thông tin lan truyền trên mạng cáo buộc dịch COVID-19 là do các hãng dược lớn tạo ra và vắc xin khiến tình hình tệ hơn. Sự thật là gì?

Làm rõ tin đồn COVID-19 do Big Pharma tạo ra và mọi thứ tệ hơn do vắc xin

Vì sao một người sinh tại căn cứ Mỹ, có cha mang quốc tịch Mỹ vẫn bị trục xuất về Jamaica?

Một người đàn ông sống ở bang Texas cả đời đã bị trục xuất về Jamaica vì không có quốc tịch Mỹ, dù sinh tại căn cứ quân sự ở Đức.

Vì sao một người sinh tại căn cứ Mỹ, có cha mang quốc tịch Mỹ vẫn bị trục xuất về Jamaica?

Đại tướng Nguyễn Tân Cương hội đàm với Tư lệnh Lực lượng quốc phòng Thái Lan

Chiều 4-7, tại trụ sở Bộ Quốc phòng, Đại tướng Nguyễn Tân Cương - tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, thứ trưởng Bộ Quốc phòng - đã chủ trì lễ đón và hội đàm với Tư lệnh Lực lượng quốc phòng Thái Lan, Đại tướng Songwit Nunphakdee.

Đại tướng Nguyễn Tân Cương hội đàm với Tư lệnh Lực lượng quốc phòng Thái Lan

Campuchia sắp sửa đổi hiến pháp, cho phép tước quốc tịch

Chính phủ Campuchia đề xuất sửa đổi hiến pháp nhằm cho phép tước quốc tịch đối với những công dân bị cáo buộc cấu kết với nước ngoài để chống lại lợi ích quốc gia.

Campuchia sắp sửa đổi hiến pháp, cho phép tước quốc tịch
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar