17/05/2025 11:53 GMT+7

Mỹ phê duyệt xét nghiệm máu đầu tiên chẩn đoán bệnh Alzheimer

Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) đã phê duyệt xét nghiệm máu đầu tiên chẩn đoán bệnh Alzheimer, bước tiến lớn giúp phát hiện bệnh sớm hơn và điều trị hiệu quả hơn.

Mỹ phê duyệt xét nghiệm máu đầu tiên chẩn đoán bệnh Alzheimer - Ảnh 1.

Trụ sở của Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) tại White Oak, bang Maryland, Mỹ ngày 29-8-2020 - Ảnh: REUTERS

Theo Hãng tin AFP, Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) vừa chính thức cấp phép lưu hành xét nghiệm máu đầu tiên để hỗ trợ chẩn đoán căn bệnh sa sút trí tuệ Alzheimer. Đây là bước tiến quan trọng trong việc phát hiện và điều trị sớm căn bệnh phổ biến nhất hiện nay.

Xét nghiệm này do Công ty Fujirebio Diagnostics phát triển, hoạt động bằng cách đo tỉ lệ giữa hai loại protein trong máu. Tỉ lệ này có mối tương quan với sự hình thành các mảng amyloid trong não - dấu hiệu đặc trưng của bệnh Alzheimer - vốn trước đây chỉ có thể phát hiện thông qua chụp não hoặc phân tích dịch tủy sống, gây nhiều bất tiện và tốn kém cho bệnh nhân.

FDA kỳ vọng phương pháp mới này sẽ giúp phát hiện bệnh sớm hơn, từ đó tạo điều kiện cho bệnh nhân tiếp cận các phương pháp điều trị kịp thời.

Hiện Mỹ đã phê duyệt hai loại thuốc điều trị bệnh Alzheimer là lecanemab và donanemab, có khả năng làm chậm quá trình suy giảm nhận thức.

Dù không thể chữa khỏi bệnh hoàn toàn, các thuốc này có thể giúp người bệnh kéo dài thêm vài tháng độc lập và sẽ hiệu quả hơn khi được sử dụng ở giai đoạn sớm của bệnh.

Theo thống kê, hiện có khoảng 10% người Mỹ từ 65 tuổi trở lên mắc chứng Alzheimer, và con số này được dự báo tăng gấp đôi vào năm 2050.

“Bệnh Alzheimer ảnh hưởng đến nhiều người hơn cả ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt cộng lại. Việc có thêm công cụ xét nghiệm mới sẽ giúp ích rất nhiều trong công tác sàng lọc và chẩn đoán sớm”, ủy viên FDA Marty Makary chia sẻ.

Xét nghiệm máu mới sẽ được sử dụng trong các cơ sở y tế dành cho bệnh nhân có biểu hiện suy giảm nhận thức, và cần được đánh giá cùng với các thông tin lâm sàng khác để có chẩn đoán chính xác.

Alzheimer là căn bệnh rối loạn não trầm trọng, gây ra sự suy giảm dần dần về trí nhớ, khả năng tư duy, ngôn ngữ và khả năng sống độc lập, sinh hoạt hằng ngày. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây sa sút trí tuệ (dementia) ở người cao tuổi. Căn bệnh này tuy tiến triển chậm nhưng lại không thể đảo ngược, làm mất dần trí nhớ và cuối cùng dẫn đến mất hoàn toàn khả năng tự chăm sóc.

Giấc mơ tiết lộ dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh Alzheimer

Nghiên cứu mới cho thấy thời điểm của giấc ngủ REM có thể là chìa khóa để hiểu sự suy giảm nhận thức và phòng ngừa bệnh Alzheimer, theo Rolling Out.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ngủ trưa bao lâu sẽ tốt cho sức khỏe?

Một nghiên cứu cho thấy ngủ trưa không đúng cách có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Ngủ trưa bao lâu sẽ tốt cho sức khỏe?

Từ 1-7: Đi khám chữa bệnh theo yêu cầu vẫn được hưởng bảo hiểm y tế

Từ ngày 1-7, người dân đi khám chữa bệnh theo yêu cầu vẫn được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán phần chi phí thuộc phạm vi quyền lợi được hưởng.

Từ 1-7: Đi khám chữa bệnh theo yêu cầu vẫn được hưởng bảo hiểm y tế

Việt Nam sắp kiểm soát thực phẩm chức năng như châu Âu

Bộ Y tế vừa ban hành dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sung nghị định số 15, nhằm khắc phục những lỗ hổng quản lý về an toàn thực phẩm. Theo đó, Bộ Y tế đề xuất siết chặt từ quản lý hồ sơ công bố các sản phẩm, tương tự một số nước châu Âu.

Việt Nam sắp kiểm soát thực phẩm chức năng như châu Âu

Đột phá điều trị tiểu đường không cần tiêm insulin

10 trong số 12 người từng hoàn toàn phụ thuộc insulin đã không còn phải tiêm thuốc sau một năm. Hai người còn lại giảm được nhu cầu insulin tới 70%.

Đột phá điều trị tiểu đường không cần tiêm insulin

Sau sáp nhập, mức sinh của 34 tỉnh, thành phố thế nào?

Theo tính toán của Cục Thống kê, Bộ Tài chính về số liệu liên quan đến mức sinh (tổng tỉ suất sinh) của 34 tỉnh/thành phố sau sắp xếp năm 2024 có sự thay đổi ở một số tỉnh mới sáp nhập.

Sau sáp nhập, mức sinh của 34 tỉnh, thành phố thế nào?

Bỏ quy định đơn thuốc có giá trị tối đa 5 ngày, người bệnh có thể lấy thuốc trong thời gian nào?

Từ ngày 1-7, Bộ Y tế chính thức bỏ quy định đơn thuốc chỉ có hiệu lực mua trong vòng 5 ngày kể từ ngày kê đơn.

Bỏ quy định đơn thuốc có giá trị tối đa 5 ngày, người bệnh có thể lấy thuốc trong thời gian nào?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar