04/05/2018 11:47 GMT+7

Mỹ 'nổi đóa' vì laser gây mù mắt của Trung Quốc

BÌNH AN
BÌNH AN

TTO - Bộ Quốc phòng Mỹ tuyên bố 'chắc chắn' người Trung Quốc đứng sau các vụ tấn công laser gây tổn thương mắt của phi công Mỹ ở Djibouti và yêu cầu Bắc Kinh điều tra làm rõ ngọn ngành.

Mỹ nổi đóa vì laser gây mù mắt của Trung Quốc - Ảnh 1.

Hai phi công Mỹ đã bị thương ở mắt do laser tấn công khi đang có mặt trên máy bay vận tải quân sự C-130 - Ảnh: REUTERS

Bộ Quốc phòng Mỹ mới đây cho biết hai phi công nước này hoạt động tại căn cứ ở Djibouti, đông bắc châu Phi, gần đây đã bị các tổn thương về mắt do bị tấn công laser quân sự nghi Trung Quốc đứng sau.

"Đây là sự việc hết sức nghiêm trọng. Hành động này đặt ra mối đe dọa thật sự đối với các phi công của chúng tôi", người phát ngôn Lầu Năm Góc, bà Dana White, lên án trong một tuyên bố phát ngày 3-5 (giờ Mỹ), theo Hãng thông tấn AFP.

"Chắc chắn" là người Trung Quốc làm

Theo thông tin chi tiết được bà White cung cấp, hai phi công Mỹ bị thương là do bị rọi laser cường độ cao vào mắt trong lúc họ đi vào khu vực đất liền thuộc căn cứ quân sự Mỹ ở Djibouti. Các phi công thời điểm đó di chuyển trên một máy bay vận tải quân sự C-130.

Người phát ngôn Lầu Năm Góc nói rằng bà "chắc chắn" các đối tượng đã chiếu laser cường độ cao vào mắt hai phi công Mỹ là người Trung Quốc.

Đây chỉ là trường hợp mới nhất trong số nhiều vụ việc tương tự xảy ra trong những tuần qua. Bà White cho biết giới chức Mỹ cũng đã gửi một thông báo ngoại giao chính thức yêu cầu Bắc Kinh điều tra vụ việc do mức độ tổn thương và số lượng trường hợp xảy ra.

Tọa lạc tại sân bay quốc tế Djibouti, trại Lemmonier là căn cứ quân sự thường trực duy nhất của quân đội Mỹ ở châu Phi, với 4.000 binh sĩ đồn trú. Căn cứ này phần lớn được sử dụng để phục vụ hoạt động chống khủng bố ở Yemen và khu vực Đông Phi.

Năm ngoái, Trung Quốc cũng mở một căn cứ hải quân ở Djibouti, cách không xa trại Lemmonier của Mỹ. Đây là căn cứ hải ngoại đầu tiên của quân đội Trung Quốc.

Theo bà White, có khoảng 10 vụ tấn công bằng laser đã diễn ra trong những tuần gần đây. Trung tá Chris Logan - một phát ngôn viên khác của Lầu Năm Góc - cho biết trong số này có ba trường hợp là tấn công laser cấp quân sự, bắt nguồn từ căn cứ quân sự của Trung Quốc gần đó.

Quân đội Mỹ gần đây cũng đã ban hành một cảnh báo về "các vụ tấn công" liên quan tới nguồn laser cường độ cao chỉ cách căn cứ quân sự của Trung Quốc ở Djibouti 750m, đồng thời yêu cầu các phi công Mỹ "hết sức thận trọng khi di chuyển gần khu vực".

Mỹ nổi đóa vì laser gây mù mắt của Trung Quốc - Ảnh 2.

Ảnh chụp ngày 1-8-2017 cho thấy các quân nhân Trung Quốc tham gia lễ khánh thành căn cứ quân sự ở Djibouti - Ảnh: AFP

Chiêu trò thời Chiến tranh lạnh?

Giới chuyên gia quân sự Trung Quốc cho rằng laser trên có thể đã được sử dụng để xua đuổi các loài chim gần sân bay tại căn cứ hoặc ngăn chặn các máy bay do thám không người lái, chứ không nhắm tới phi công nước ngoài.

Họ cũng chỉ ra rằng Trung Quốc là một bên ký kết Nghị định thư về vũ khí laser làm mù (PBLW), theo đó cấm sử dụng laser có khả năng gây mù vĩnh viễn.

"Các căn cứ của Trung Quốc và Mỹ ở Djibouti thật sự gần nhau, do đó hoạt động của một bên có thể ảnh hưởng tới bên còn lại nếu hai bên không có cơ chế liên lạc phù hợp", ông Chu Thần Minh (Zhou Chen Ming), một nhà phân tích quân sự tại Bắc Kinh, đánh giá.

Ông Chu cho biết Trung Quốc từng công khai thao diễn việc sử dụng vũ khí laser để đối phó máy bay không người lái tại các triển lãm hàng không.

Mỹ nổi đóa vì laser gây mù mắt của Trung Quốc - Ảnh 3.

Vị trí của Djibouti trên bản đồ - Ảnh chụp màn hình

Tạp chí quốc phòng IHS Jane's hồi tháng 4 dẫn các nguồn tin tình báo nghi ngờ hải quân Trung Quốc hiện đang vận hành một loại vũ khí laser năng lượng cao tại căn cứ quân sự ở Djibouti. Vũ khí này có khả năng cũng được đặt trên một tàu xa bờ.

"Hoạt động sử dụng laser gây mù tạm thời đã tăng lên trong những năm qua, vốn có từ thời kỳ Chiến tranh lạnh khi phi công Hải quân Mỹ thường bị tấn công bởi laser phát ra từ các tàu chiến và các tàu do thám của Hải quân Liên Xô", IHS Jane's cho biết.

Với vị trí chiến lược quan trọng gần kênh đào Suez - một trong những con đường vận tải sầm uất nhất thế giới, Djibouti được nhiều cường quốc chọn là nơi đặt căn cứ quân sự, trong đó có Mỹ, Pháp, Ý, Nhật Bản và Trung Quốc. 

Saudi Arabia cũng đang có ý định xây dựng một căn cứ tại quốc gia thuộc vùng Sừng châu Phi này.

TTO - Truyền thông thế giới mấy ngày gần đây xôn xao trước các bức ảnh được cho là pháo điện từ được lắp trên một tàu chiến của Trung Quốc. Đâu là thực hư chuyện Trung Quốc đã vượt mặt Mỹ?

BÌNH AN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nga mở rộng tuyển quân, cho phép người nước ngoài phục vụ trong quân đội

Tổng thống Nga Vladimir Putin vừa ký sắc lệnh cho phép người nước ngoài gia nhập quân đội.

Nga mở rộng tuyển quân, cho phép người nước ngoài phục vụ trong quân đội

Điện Kremlin 'sốc' trước cái chết cựu bộ trưởng Giao thông vừa bị cách chức

Điện Kremlin gọi đây là sự việc 'bi thảm và đau buồn', khẳng định nguyên nhân cái chết của cựu bộ trưởng Giao thông sẽ được làm rõ qua quá trình điều tra.

Điện Kremlin 'sốc' trước cái chết cựu bộ trưởng Giao thông vừa bị cách chức

Nga cảnh báo Mỹ viện trợ vũ khí cho Ukraine chỉ kéo dài thêm cuộc chiến

Sau khi ông Trump cam kết tiếp tục viện trợ vũ khí cho Kiev, Điện Kremlin cảnh báo điều này chỉ khiến chiến sự kéo dài, đồng thời chỉ trích phương Tây vì 'đổ thêm dầu vào lửa' trong xung đột Nga - Ukraine.

Nga cảnh báo Mỹ viện trợ vũ khí cho Ukraine chỉ kéo dài thêm cuộc chiến

Mỹ giảm thuế còn 36%, Campuchia vui với 'thắng lợi lớn'

Mức thuế Mỹ đe dọa áp lên hàng hóa Campuchia giảm xuống còn 36% được phía Phnom Penh xem là thắng lợi lớn, nhưng người dân vẫn bất an.

Mỹ giảm thuế còn 36%, Campuchia vui với 'thắng lợi lớn'

Thái Lan hủy dự luật hợp pháp hóa sòng bạc sau khi bà Paetongtarn bị đình chỉ

Nội các Thái Lan hủy bỏ dự luật hợp pháp hóa sòng bạc được công bố hồi tháng 3 sau khi Thủ tướng Shinawatra bị tạm đình chỉ;

Thái Lan hủy dự luật hợp pháp hóa sòng bạc sau khi bà  Paetongtarn bị đình chỉ

'Phép màu không khí' ở Bắc Kinh, từ thủ đô ô nhiễm thành nơi chia sẻ kinh nghiệm

Bắc Kinh đã cải thiện đáng kể chất lượng không khí nhờ nhiều sáng kiến. Thái Lan cũng đang học hỏi kinh nghiệm từ Trung Quốc.

'Phép màu không khí' ở Bắc Kinh, từ thủ đô ô nhiễm thành nơi chia sẻ kinh nghiệm
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar