28/05/2021 10:24 GMT+7

Mỹ muốn cứng rắn hơn với Trung Quốc về công nghệ

MINH KHÔI
MINH KHÔI

TTO - Thượng viện Mỹ ngày 27-5 có thêm động thái “bật đèn xanh” cho dự thảo Luật cạnh tranh và đổi mới 2021 (USICA) nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh công nghệ với Trung Quốc.

Mỹ muốn cứng rắn hơn với Trung Quốc về công nghệ - Ảnh 1.

Dự luật nhằm thúc đẩy sản xuất chip máy tính tiên tiến và các sản phẩm khác cần thiết để cạnh tranh với công nghệ Trung Quốc - Ảnh: REUTERS

Trong ngày 27-5, các thượng nghị sĩ Mỹ đã bỏ phiếu chấm dứt thủ tục tranh luận filibuster, tiến tới thủ tục bỏ phiếu để có thể thông qua USICA.

Thuật ngữ "filibuster" dùng để chỉ việc thượng nghị sĩ Mỹ tranh luận không giới hạn về một dự luật để bày tỏ sự phản đối và cố gắng trì hoãn không cho nó được thông qua. Đây được coi là "vũ khí lập pháp" của thượng nghị sĩ Mỹ tại quốc hội.

Theo Hãng tin Reuters, trong trường hợp được Thượng viện thông qua, USICA phải tiếp tục được Hạ viện thông qua rồi gửi tới Nhà Trắng để Tổng thống Joe Biden ký thành luật.

Lãnh đạo phe đa số Dân chủ tại Thượng viện - ông Chuck Schumer, cũng là người đồng soạn thảo dự luật USICA - cho biết Mỹ chi tiêu ít hơn 1% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho nghiên cứu khoa học cơ bản. Con số này ít hơn một nửa so với Trung Quốc.

"Chúng ta tự đặt mình vào vị trí rất bấp bênh và có khả năng tụt hậu so với phần còn lại của thế giới trong các ngành công nghệ và công nghiệp sẽ định hình thế kỷ tới", ông Schumer phát biểu tại Thượng viện.

Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington chưa đưa ra bình luận về động thái của Thượng viện Mỹ.

USICA sẽ cho phép chi 190 tỉ USD để tăng cường công nghệ nói chung, kèm theo 54 tỉ USD để tăng sản xuất chất bán dẫn, vi mạch và thiết bị viễn thông.

Dự luật cũng tìm cách ứng phó với quy mô ảnh hưởng toàn cầu ngày càng tăng của Bắc Kinh trên kênh ngoại giao, bằng cách hợp tác với các đồng minh và tăng cường vai trò của Mỹ ở nhiều tổ chức quốc tế.

Trong nhiệm kỳ tổng thống trước của ông Trump, Mỹ đã rút khỏi nhiều tổ chức quốc tế.

Mỹ, Trung Quốc đàm phán thương mại lần đầu dưới thời ông Biden

TTO - Bắc Kinh kêu gọi hợp tác thúc đẩy thực hiện thỏa thuận thương mại giai đoạn 1, sau khi các quan chức thương mại hàng đầu của Mỹ và Trung Quốc tổ chức cuộc đàm phán trực tuyến 'thẳng thắn' đầu tiên dưới thời Tổng thống Mỹ Joe Biden.

MINH KHÔI

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lên mạng khoe quê quán mới, coi chừng thành 'mồi ngon' cho kẻ lừa đảo

Ngay sau khi cập nhật về địa phương được thay đổi trên VNeID, nhiều người vô tư chia sẻ thông tin cá nhân lên mạng mà không ngờ mình có thể là 'miếng mồi ngon' cho những kẻ lừa đảo.

Lên mạng khoe quê quán mới, coi chừng thành 'mồi ngon' cho kẻ lừa đảo

Viettel làm trung tâm dữ liệu, trạm cáp quang biển ở Đà Nẵng

Thiếu tướng Tào Đức Thắng, chủ tịch kiêm tổng giám đốc Tập đoàn Viettel, cho hay tập đoàn này sẽ đầu tư hàng loạt dự án lớn tại Đà Nẵng trong thời gian tới.

Viettel làm trung tâm dữ liệu, trạm cáp quang biển ở Đà Nẵng

Ra mắt Sàn giao dịch khoa học và công nghệ Việt Nam với 600 sản phẩm công nghệ được chào bán

Sàn giao dịch khoa học và công nghệ Việt Nam (pha 1) có thông tin về 600 công nghệ chào bán dưới dạng thiết bị, máy móc; 50 nhu cầu tìm mua công nghệ; 150 chuyên gia tư vấn và môi giới công nghệ.

Ra mắt Sàn giao dịch khoa học và công nghệ Việt Nam với 600 sản phẩm công nghệ được chào bán

Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam đề xuất 'mở lối' cho tư nhân vào sân chơi khoa học công nghệ

Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam đề xuất cơ chế đăng ký hoạt động khoa học công nghệ đơn giản, linh hoạt hơn.

Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam đề xuất 'mở lối' cho tư nhân vào sân chơi khoa học công nghệ

Công nghệ VR/AR giúp bác sĩ nhìn 'xuyên thấu' người bệnh

Công nghệ VR/AR cho phép bác sĩ nhìn thấy hình ảnh khối u, mạch máu, thần kinh hoặc cơ quan nội tạng mà không cần mổ hở...

Công nghệ VR/AR giúp bác sĩ nhìn 'xuyên thấu' người bệnh

Trump Mobile xóa thông tin về xuất xứ điện thoại T1 sau khi ra mắt

Trang web của Trump Mobile đã xóa bỏ thông tin xuất xứ, sau nhiều tranh cãi về việc điện thoại T1 được sản xuất tại Trung Quốc.

Trump Mobile xóa thông tin về xuất xứ điện thoại T1 sau khi ra mắt
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar