13/03/2012 08:22 GMT+7

Mỹ: hacker hoàn lương sẽ được miễn tội

THÚY QUỲNH
THÚY QUỲNH

TTO - Hacker Sabu, thủ lĩnh LulzSec, bị cáo buộc gây ra nhiều vụ tấn công cũng như phạm nhiều loại tội danh khác từ năm 1999, sắp được miễn mọi truy tố do đã “có công” hợp tác cùng Chính phủ Hoa Kỳ.

* TeaMp0isoN và FBI đã truy vết Sabu như thế nào?

Sabu: từ tin tặc trở thành điểm chỉ viên của FBI

Hector Xavier Monsegur, hacker 28 tuổi, còn được biết đến với biệt danh nổi tiếng hơn: “Sabu”, bị cáo buộc đã xâm nhập và thay đổi giao diện của hàng loạt trang web trong suốt nhiều năm, cùng với đó là một số tội danh khác liên quan đến buôn bán thuốc phiện trị giá 15.000 USD, được mua bằng tiền từ một thẻ tín dụng ăn cắp.

Tuy nhiên, các công tố viên liên bang sẽ không thể truy tố Monsegur theo kết quả từ một thỏa thuận "miễn tội" để đổi lấy sự hợp tác của hacker này với cảnh sát Mỹ, dẫn đến việc kết án một nhóm người bị tình nghi là thành viên của tổ chức tin tặc LulzSec - băng đảng tội phạm mạng chuyên nhắm đến và tấn công các công ty, tập đoàn và các tổ chức chính phủ trên toàn thế giới.

Phóng to
Chân dung Hector Xavier Monsegur, hay còn được biết đến qua biệt danh Sabu, thủ lĩnh nhóm LulzSec - Ảnh: Internet

Monsegur bị bắt vào ngày 7-6-2011, bị chứng minh có tội chỉ hai tháng sau đó với 12 tội danh liên quan đến tấn công máy tính và lừa đảo tín dụng bằng các phương thức công nghệ cao. Khi đó tổng hình phạt dành cho Monsegur lên đến 122 năm tù giam.

Monsegur bắt đầu hợp tác cùng các đặc vụ liên bang không lâu sau khi bị bắt, cung cấp thông tin chi tiết về các lỗ hổng bảo mật của hàng loạt trang web khác nhau.

Thông báo về sự “tha bổng” của Monsegur sau đó được gửi đến cho 94 văn phòng công tố trên khắp Hoa Kỳ.

Giới hacker toàn cầu “bị sốc”

Cộng đồng tin tặc mũ đen (blackhat) toàn cầu đã bày tỏ sự bàng hoàng khi biết thành viên chủ chốt của LulzSec, nhóm hacker liên hệ mật thiết với nhóm Anonymous, đã trở thành "người của FBI" vào mùa hè năm 2011, ngay sau khi bị bắt.

Phóng to
Nhiều thành viên Anonymous và LulzSec đã bị tóm nhờ thông tin “Sabu” cung cấp - Ảnh minh họa: Internet

Giờ đây, giới hacker đang lo sợ Hector Xavier Monsegur (tên thật của “Sabu”) sẽ chỉ điểm nhiều cái tên khác. Trước đó, một nhóm tin tặc khác mang tên cũng "giúp ích" cho FBI bằng cách . Cũng cần nói rõ vào thời điểm đó, công chúng không hề chú ý đến các phát hiện của TeaMp0isoN, do nhiều thông tin nhóm này đăng tải bị phát hiện không đúng thực tế.

Những người duy nhất quan tâm đến các phát hiện của TeaMp0isoN lại là các nhân viên Cục Điều tra liên bang (FBI), để cuối cùng có được kết quả là vụ bắt giữ hacker “Sabu”, người hiện đang làm việc cho chính giới chức Mỹ.

TeaMp0isoN và FBI đã truy vết Sabu như thế nào?

Nhịp Sống Số gửi đến bạn đọc bài phỏng vấn Hex00010, cựu thành viên TeaMp0isoN, để biết làm thế nào nhóm này đã nhận diện được danh tính thật của các thành viên LulzSec, cũng như cách chính quyền Mỹ đòi quyền kiểm soát các thông tin trên.

Cuộc phỏng vấn được thực hiện bởi Eduard Kovacs, phụ trách chuyên mục Bảo mật từ trang công nghệ Softpedia.

* Hỏi: Làm cách nào những thành viên LulzSec bị lộ nhân dạng thật ngoài đời? Do họ xui xẻo hay còn có yếu tố nào khác?

- Đáp: Việc chúng tôi nhận diện được Sabu hoàn toàn là do may mắn. Đầu tiên chúng tôi phát hiện địa chỉ email xavier@intifadah .org đi kèm dải IP 69.204.230.124. Điều buồn cười nhất là trong khi đang truy ngược nguồn của email, nhóm chúng tôi vô tình phát hiện tài khoản myspace.com/intifadah. Rồi không hiểu sao chủ nhân tài khoản này bỗng tự khóa tài khoản.

Trong danh sách bạn của tài khoản Myspace nói trên có một người tên là “Brian Monsegur”. Chúng tôi chú ý đến họ của người này “Monsegur” do đó cũng là họ của một trong nhiều cái tên xuất hiện trong mớ tài liệu giả về người mang bí danh “Sabu”. Rồi chúng tôi tiếp tục phát hiện Brian Monsegur từng theo học Trường East Side Community High School.

Vẫn nhờ đến Google, chúng tôi tìm thấy một cái tên khác là Xavier Leon, niên khóa 2001. Rồi nhiều thông tin cá nhân của “Xavier Leon” dần được hé lộ, chẳng hạn người này mang dòng máu Latin/Tây Ban Nha và biết nói hai thứ tiếng Anh và Tây Ban Nha, thu nhập một năm từ 75.000 - 100.000 USD, nghề nghiệp chính là quản trị hệ thống mạng, hiện đang ngụ tại thành phố New York… tất cả đều trùng khớp với địa chỉ Myspace cá nhân của anh ta mà chúng tôi phát hiện sau đó.

Phóng to
Hình đại diện trên tài khoản Twitter của “Sabu” - Ảnh: Wall Street Journal

* Thế rồi các anh làm gì với tất cả thông tin này?

- Fox News là nơi đầu tiên chúng tôi trao cho toàn bộ các thông tin trên. Người đại diện Fox News nói chuyện trực tiếp với chúng tôi là Jeremy Kaplan lại làm công tác liên hệ với cảnh sát New York, vốn cũng đang tiến hành cuộc điều tra LulzSec vào thời điểm đó.

Họ đối chiếu thông tin của chúng tôi với dữ liệu tại New York và mọi thứ đều đúng. Sau đó, Jeremy Kaplan gửi thư cho chúng tôi cho biết đích thân ông sẽ có chuyến thăm “Sabu”. Không lâu sau, đại diện Chính phủ Hoa Kỳ có cuộc gặp với Hãng Fox News và cuối cùng là họ lấy hết dữ liệu của chúng tôi.

Lần cuối cùng tôi (Hex00010) tiếp xúc với Kaplan, ông cho biết chúng tôi không thể tiếp tục trò chuyện và khuyên “tôi cần phải ẩn đi đâu đó một thời gian” bởi Chính phủ Mỹ “sắp sửa thực hiện một mẻ lớn”. Thật vậy, sau đó đã có 14 thành viên Anonymous trên khắp thế giới bị tóm.

THÚY QUỲNH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Trump Mobile xóa thông tin về xuất xứ điện thoại T1 sau khi ra mắt

Trang web của Trump Mobile đã xóa bỏ thông tin xuất xứ, sau nhiều tranh cãi về việc điện thoại T1 được sản xuất tại Trung Quốc.

Trump Mobile xóa thông tin về xuất xứ điện thoại T1 sau khi ra mắt

Google Maps: Không cần hỏi mà vẫn biết đường đang đông

Bạn loay hoay giữa dòng kẹt xe, xem lại thì thấy Google Maps đã báo tắc đường từ mấy phút trước. Làm sao ứng dụng này biết trước tình hình giao thông, lại còn cập nhật gần như tức thì như vậy?

Google Maps: Không cần hỏi mà vẫn biết đường đang đông

Công nghệ AutoML: AI đang tự học cách làm... AI

AI giờ có thể tự tạo mô hình học máy nhờ AutoML, công nghệ giúp tự động hóa quá trình chọn thuật toán, huấn luyện và điều chỉnh.

Công nghệ AutoML: AI đang tự học cách làm... AI

Website 'biết tất' thông tin thiết bị bạn dùng, có đáng lo?

Chỉ cần truy cập, web đã biết bạn đang dùng thiết bị gì: máy tính hay điện thoại. Bằng cách nào mà nó biết điều đó?

Website 'biết tất' thông tin thiết bị bạn dùng, có đáng lo?

CapCut và điều khoản bị tranh cãi: Quyền dữ liệu thuộc về ai?

Thời gian qua rộ tin CapCut ‘âm thầm’ cập nhật điều khoản sử dụng để giữ lại video, âm thanh và hiệu ứng do người dùng tạo ra, ngay cả khi họ chưa từng chia sẻ.

CapCut và điều khoản bị tranh cãi: Quyền dữ liệu thuộc về ai?

Google ‘đọc vị’ bạn như thế nào mỗi lần tìm kiếm?

Chỉ cần bạn vừa gõ vài chữ cái đầu, Google đã hiện ra đúng điều bạn đang định tìm. Làm thế nào mà công cụ tìm kiếm này có thể ‘đọc' được suy nghĩ của bạn?

Google ‘đọc vị’ bạn như thế nào mỗi lần tìm kiếm?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar