09/08/2018 15:13 GMT+7

Mỹ giữa vòng xoáy xung đột Trung Đông

NHẬT ĐĂNG
NHẬT ĐĂNG

TTO - Trong khi khẳng định lệnh trừng phạt Iran là động thái “vì hòa bình thế giới”, Mỹ đang rơi vào thế lưỡng nan.

Mỹ giữa vòng xoáy xung đột Trung Đông - Ảnh 1.

Tổng thống Mỹ Donald Trump - Ảnh: Reuters

Đề xuất của ông Trump muốn đối thoại với Tổng thống Iran Rouhani vô điều kiện chỉ là nói vậy thôi. Làm sao người Iran có thể ngồi xuống nói chuyện với người đã phá vỡ thỏa thuận ngoại giao mà họ không tin tưởng?

Chính trị gia Bỉ Aldo Carcaci vẫn tỏ ra hoài nghi

Căng thẳng giữa chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump và Iran leo thang trong tuần này, sau khi Washington công bố tái trừng phạt kinh tế lên quốc gia Trung Đông.

Vì đâu nên nỗi?

Tổng thống Trump là người công khai chỉ trích Thỏa thuận hạt nhân Iran, hay Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA) ký năm 2015, thời tổng thống Barack Obama. Ông Trump cho rằng Iran đã không tuân thủ JCPOA, ngược lại còn tiếp tục gây bất ổn ở Trung Đông. 

Trong dòng trạng thái trên Twitter ngày 7-8, người đứng đầu Nhà Trắng nhắc lại điều này: "... Những ai làm ăn với Iran sẽ KHÔNG làm ăn với Mỹ. Tôi đang tìm kiếm HÒA BÌNH THẾ GIỚI, không gì khác!".

Không có Mỹ, JCPOA có nguy cơ sụp đổ. Điều này đồng nghĩa các cường quốc khác tham gia JCPOA như Anh, Pháp, Đức, Nga và Trung Quốc cũng khó khai thác thị trường đầy tiềm năng Iran. 

Những ngày qua, các đồng minh châu Âu của Mỹ từ chỗ muốn thuyết phục Mỹ cam kết JCPOA đã chuyển sang phản đối quyết định trừng phạt đơn phương của Mỹ.

Khi đi tìm lý do cho việc Mỹ chấp nhận hục hặc với đồng minh để đối phó Iran, giới quan sát phần lớn cho rằng động cơ nằm ở chính sách của Mỹ tại Trung Đông. 

Ưu tiên của chính quyền ông Trump là thắt chặt quan hệ với khối Ả Rập do Saudi Arabia dẫn đầu. Trong khi đó, liên minh Saudi Arabia xem Iran là kẻ thù, kẻ gây bất ổn ở Trung Đông.

Một số ý kiến khác, như của CNN, thậm chí cho rằng kế hoạch thành lập một liên minh quân sự dạng "NATO kiểu Ả Rập" của Mỹ tại Trung Đông xuất phát từ mong muốn bán nhiều vũ khí của Mỹ hơn cho đồng minh.

Chiến thuật cũ

Chuyện Mỹ o bế Saudi Arabia - địa điểm công du đầu tiên của ông Trump sau khi nhậm chức tổng thống năm 2017 - có thể dẫn tới nguy cơ Mỹ sa lầy trong xung đột giữa người Hồi giáo dòng Sunni và người dòng Shia (chiếm đa số ở Iran). 

Thêm vào đó, cách hành xử của chính quyền ông Trump trong những vấn đề khác cũng phần nào phác họa bức tranh lớn phía sau những gì đang xảy ra giữa Mỹ và Iran.

Liệu Mỹ đang muốn gì từ việc liên tục cáo buộc Iran vi phạm JCPOA và trừng phạt Tehran? Có thể đó không phải là ý đồ "thay đổi chế độ", nhưng ít nhất cũng là "thay đổi hành vi".

Báo Telegraph phân tích Mỹ có một chiến thuật trong cách tiếp cận với hàng loạt vấn đề từ Triều Tiên, Liên minh châu Âu, NATO cho tới Trung Quốc. 

Đó là khởi động bằng phong cách áp đảo, như "lửa và cuồng nộ" vậy, sau đó tới đe dọa nhằm đẩy đối phương vào thế phải chủ động đề nghị giải quyết. Kết thúc sẽ là một cuộc gặp và đàm phán song phương.

Nếu câu chuyện Iran cũng diễn tiến như vậy, có thể nói viễn cảnh Tổng thống Mỹ Donald Trump gặp gỡ Tổng thống Iran Hassan Rouhani và tháo gỡ khúc mắc rất đáng chờ đợi, có thể là cách thức duy nhất. 

Thực tế dù khẩu chiến kịch liệt trên Twitter, hai nhà lãnh đạo này vẫn chừa cửa cho một cuộc gặp song phương. Theo báo Jerusalem Post ngày 8-8, sự kiện gặp gỡ Trump - Rouhani có thể sẽ diễn ra bên lề cuộc họp Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc vào tháng tới.

Năm 2015, JCPOA được ký kết giữa Iran và nhóm P5+1 (Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc cộng thêm Đức).

Đây được xem là thỏa thuận lịch sử, mở đường cho Iran thoát khỏi cấm vận, đổi lại Tehran phải thực hiện minh bạch và giảm lượng urani làm giàu, nói cách khác là thu hẹp chương trình hạt nhân theo kỳ hạn quy định.

Tuy nhiên, chính quyền ông Trump dù thừa nhận Iran tuân thủ thỏa thuận vẫn khẳng định đây là một thỏa thuận có quá nhiều lỗ hổng. Tháng 5 năm nay, ông Trump tuyên bố rút khỏi thỏa thuận hạt nhân này.

TTO - Gần như cũng với thời điểm quân đội chính phủ Syria và Nga "đột ngột" thắng thế trên chiến trường, xuất hiện thông tin Mỹ chính thức rút lui từ từ.

NHẬT ĐĂNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Mỹ và Saudi Arabia ký thỏa thuận vũ khí lớn nhất lịch sử, gần 142 tỉ USD

Ngày 13-5, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thái tử kiêm Thủ tướng Saudi Arabia Mohammed bin Salman đã ký kết thỏa thuận quốc phòng khổng lồ mà Nhà Trắng gọi là thỏa thuận lớn nhất trong lịch sử, trị giá gần 142 tỉ USD.

Mỹ và Saudi Arabia ký thỏa thuận vũ khí lớn nhất lịch sử, gần 142 tỉ USD

Phương Tây dọa siết trừng phạt, ông Putin nói Nga có thể tự cung tự cấp

Hôm 13-5, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói rằng những ai áp dụng các lệnh trừng phạt chống lại Nga là kẻ ngốc, vì những biện pháp này sẽ gây tổn hại cho chính họ hơn là cho Matxcơva.

Phương Tây dọa siết trừng phạt, ông Putin nói Nga có thể tự cung tự cấp

Ông Zelensky: Ông Putin không muốn đàm phán và kết thúc chiến tranh

Phát biểu ngày 13-5, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết ông tin rằng ông Putin không muốn có bất kỳ cuộc đàm phán nào nhằm chấm dứt chiến sự đã bước sang năm thứ ba giữa hai nước.

Ông Zelensky: Ông Putin không muốn đàm phán và kết thúc chiến tranh

Kiev: Matxcơva không có thiện chí nếu ông Putin không dự đàm phán Nga - Ukraine

Ngày 13-5, Kiev cho rằng sẽ là 'dấu hiệu rõ ràng' chứng minh Tổng thống Nga Vladimir Putin không nghiêm túc với hòa bình nếu ông không tham dự đàm phán Nga - Ukraine sắp tới tại Thổ Nhĩ Kỳ.

Kiev: Matxcơva không có thiện chí nếu ông Putin không dự đàm phán Nga - Ukraine

Ngày ‘kết thúc’ của vũ trụ có thể đến sớm hơn?

Một nghiên cứu mới công bố cho thấy vũ trụ có thể hoàn toàn chìm vào bóng tối trong khoảng 10⁷⁸ năm tới, sớm hơn hàng nghìn lần so với ước tính trước đây.

Ngày ‘kết thúc’ của vũ trụ có thể đến sớm hơn?

Ông Bessent dùng đường minh họa fentanyl, Bắc Kinh nói ma túy là 'chuyện của riêng Mỹ'

Bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định kiểm soát ma túy tại Mỹ là trách nhiệm của riêng Washington, nhấn mạnh việc đánh thuế Trung Quốc vì vấn đề này là bất hợp lý.

Ông Bessent dùng đường minh họa fentanyl, Bắc Kinh nói ma túy là 'chuyện của riêng Mỹ'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar