24/12/2020 07:21 GMT+7
Trở lại chủ đề

Mỹ đã tiêm vắc xin COVID-19 cho 1 triệu người

TRẦN PHƯƠNG
TRẦN PHƯƠNG

TTO - Tính đến ngày 23-12, Mỹ đã đạt cột mốc tiêm vắc xin COVID-19 cho 1 triệu người. Tuy nhiên, nước này có thể không đạt mục tiêu tiêm 20 triệu liều trước khi bước sang năm mới.

Mỹ đã tiêm vắc xin COVID-19 cho 1 triệu người - Ảnh 1.

Một nhân viên y tế được tiêm ngừa ở New York ngày 23-12 - Ảnh: REUTERS

Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) thông báo đã đạt đến cột mốc 1 triệu liều vắc xin được tiêm kể từ khi tung ra chiến dịch tiêm ngừa COVID-19 quy mô lớn vào 14-12.

Trong tuần qua, hãng dược Pfizer và đối tác BioNTech đã cung cấp cho Chính phủ Mỹ 3 triệu liều vắc xin, dự kiến thêm 2 triệu liều nữa trong tuần này. Ngoài ra, Mỹ cũng sẽ có thêm 6 triệu liều từ hãng Moderna.

Cố vấn của Chính phủ Mỹ, ông Moncef Slaoui, cho biết Mỹ sẽ khó đạt được mục tiêu tiêm cho 20 triệu người trong tháng 12-2020. Nguyên nhân được cho là do chậm trễ trong việc phân phối vắc xin đến các điểm và việc tiêm ngừa.

Dù vậy, ông Slaoui tin rằng Washington vẫn kịp tiêm ngừa cho 100 triệu người trong quý đầu tiên của năm 2021 và thêm 100 triệu người nữa trong quý tiếp theo.

Theo nhà dịch tễ học hàng đầu của Mỹ Anthony Fauci, nếu chiến dịch tiêm vắc xin diễn ra thuận lợi, nước này sẽ trở lại bình thường vào mùa hè năm sau. Theo ông Fauci, các đối tượng dễ mắc bệnh như người già, nhân viên y tế… cần phải được tiêm ngừa trước đầu tháng 4-2021.

"Đến thời điểm giữa hoặc cuối mùa hè (2021), tôi tin rằng chúng ta, nếu làm đúng, sẽ tiêm ngừa được cho 70-85% dân số. Đó sẽ là chiếc ô che chắn cho cả đất nước", ông Fauci nói.

Trong khi đó, nhiều nước khác như Thụy Sĩ, Qatar, Serbia, Mexico bắt đầu tiêm trong hôm qua và hôm nay, 24-12.

Tổng thống Chile Sebastián Piñera cho biết lô hàng đầu tiên gồm 10.000 liều vắc xin của Pfizer sẽ được đưa tới Chile vào sáng 24-12 và ngay sau đó chương trình tiêm chủng sẽ được khởi động với các nhân viên y tế làm việc tại các vùng La Araucanía, Biobío và Magallanes, những nơi bị ảnh hưởng nặng nhất từ đại dịch COVID-19, cũng như một số bệnh viện tại thủ đô Santiago.

Mexico cũng thông báo chương trình tiêm vắc xin COVID-19 cho người dân sẽ bắt đầu từ ngày 24-12, với đối tượng ưu tiên số 1 là các y bác sĩ tuyến đầu chống dịch.

Singapore chống dịch tốt, dân nghĩ không cần tiêm vắc xin COVID-19

TTO - Thành công trong việc kiểm soát đại dịch COVID-19 khiến không ít người Singapore tự đặt câu hỏi liệu có cần thiết phải tiêm vắcxin phòng bệnh.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Chủ đề: Mỹ Vắc xin covid-19

Tin cùng chuyên mục

12 tuổi nhưng nặng 83kg, bé trai suy hô hấp nặng, tổn thương gan khi mắc sốt xuất huyết

12 tuổi nhưng cân nặng 83kg, bé trai bị rối loạn đông máu, xuất huyết tiêu hóa, tổn thương gan, suy hô hấp nặng khi mắc sốt xuất huyết.

12 tuổi nhưng nặng 83kg, bé trai suy hô hấp nặng, tổn thương gan khi mắc sốt xuất huyết

Khám dịch vụ vẫn được bảo hiểm y tế chi trả

Có vẻ nghịch lý nhưng là thực tế tại nhiều bệnh viện: người bệnh khi đăng ký khám dịch vụ vẫn được chi trả một phần bảo hiểm y tế tùy danh mục.

Khám dịch vụ vẫn được bảo hiểm y tế chi trả

Ăn uống thực phẩm có đường, loại nào nhiều tác hại với sức khỏe?

Đường đã được chứng minh là có nhiều tác hại với sức khỏe, nhưng cách bạn tiêu thụ đường cũng có thể mang đến những tác động khác nhau.

Ăn uống thực phẩm có đường, loại nào nhiều tác hại với sức khỏe?

Kê đơn thuốc mạn tính tối đa 90 ngày: Bệnh nhân cần lưu ý gì?

Nhiều người bệnh mạn tính vui mừng khi Bộ Y tế ban hành danh mục bệnh, nhóm bệnh được kê đơn thuốc tối đa 90 ngày.

Kê đơn thuốc mạn tính tối đa 90 ngày: Bệnh nhân cần lưu ý gì?

Đột quỵ tái phát rất nguy hiểm, phòng ngừa ra sao?

Đột quỵ là tình trạng nguy cấp đe dọa tính mạng và để lại di chứng nặng nề. Nhưng đột quỵ tái phát còn nguy hiểm hơn.

Đột quỵ tái phát rất nguy hiểm, phòng ngừa ra sao?

Áp dụng ERAS, mỗi ca phẫu thuật nội soi cắt đại trực tràng tiết kiệm 20 triệu đồng

Đây là kết quả nghiên cứu với bệnh nhân phẫu thuật nội soi cắt đại trực tràng khi áp dụng chương trình ERAS (phục hồi tăng cường sau phẫu thuật) tại Bệnh viện Chợ Rẫy.

Áp dụng ERAS, mỗi ca phẫu thuật nội soi cắt đại trực tràng tiết kiệm 20 triệu đồng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar