25/10/2014 11:14 GMT+7

Mỹ cảnh báo lừa đảo ăn theo dịch bệnh Ebola

MỸ LOAN
MỸ LOAN

TTO - Giới chức liên bang Mỹ cho biết những kẻ lừa đảo đang kiếm chác từ tâm lý hoang mang vì Ebola của người Mỹ để bán sản phẩm của mình.

Trong phòng thí nghiệm bào chế thuốc chữa trị Ebola ở Mỹ  Ảnh: AFP

Chúng trục lợi bằng cách quảng bá trên Internet rằng sô cô la đen, các loại dầu thảo mộc, chất bạc, nọc rắn… là những món có thể giúp con người phòng và chữa trị bệnh Ebola.

Hãng tin Reuters cho biết nhiều trang web ở Mỹ còn đang đưa ra các gói “phòng chống Ebola”, bao gồm ‘bộ bảo vệ cơ thể, bao tay cao su, mặt nạ, chai xịt chống truyền nhiễm và thức ăn thiên nhiên” có thể chống được vi rút Ebola.

Giới chức Mỹ chỉ đích danh một trong những trang web đó là trang Dr Rima Truth Reports (drrimatruthreports.com), trang web này đã rao bán bộ dụng cụ bảo vệ cá nhân và gia đình khỏi Ebola có tên “bạc Nano” và “Sô cô la đen dạng thanh”. Trang web này quảng cáo rằng các chất dinh dưỡng không độc tố này có thể chữa bệnh Ebola, còn nhấn mạnh rằng những gì mà họ đang bán đã được Bộ quốc phòng Mỹ hỗ trợ tài chính để nghiên cứu. 

Cơ quan quản lý Thuốc và thực phẩm Mỹ (FDA) cùng Ủy ban thương mại liên bang Mỹ (FTC) từng gửi thư cảnh báo đến Quỹ các giải pháp thiên nhiên (Natural Solutions Foundation), vốn là đơn vị điều hành trang web Dr Rime ở New Jersey về việc họ quảng bá bạc hay sô cô la đen là một phương thuốc chữa trị Ebola là vi phạm luật pháp liên bang. Đáp lại, quỹ này tuyên bố trên Internet rằng các cơ quan chức năng không có quyền kiểm soát các sản phẩm của họ.

"Trong vài chục năm qua, FDA rất muốn cấm sử dụng bạc và các phương thuốc tự nhiên khác vì chúng có giá thành rẻ và hiệu quả, hoàn toàn cạnh tranh với các loại thuốc kháng sinh và an toàn đối với mọi người” - Quỹ các giải pháp thiên nhiên tuyên bố và còn hướng dẫn người đọc cách quyên góp tiền để bảo vệ pháp lý cho mình.

Đây là lần thứ ba trong vòng một tháng qua FDA và FTC gửi thư cảnh báo đến các doanh nghiệp có quảng cáo sản phẩm liên quan đến điều trị Ebola. Giới chức Mỹ khẳng định FDA chưa thông qua bất kỳ loại vắc xin hay loại thuốc nào liên quan đến việc chữa trị Ebola và các loại thuốc thí nghiệm điều trị  vi rút chết người này chỉ mới ở những giai đoạn đầu để phát triển mà thôi.

MỸ LOAN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Chủ đề: lừa đảo Mỹ Ebola

Tin cùng chuyên mục

Thực phẩm 'nhà làm' không để nhà ăn mà rao bán chính là kinh doanh

Hiện nay rất nhiều nơi rao bán sản phẩm có mác 'nhà làm' nhưng lại mang ra kinh doanh, vậy ai kiểm chứng chất lượng?

Thực phẩm 'nhà làm' không để nhà ăn mà rao bán chính là kinh doanh

Vô lý tin đồn uống rượu với sầu riêng gây chết người

Uống rượu với sầu riêng có thể gây buồn nôn, đỏ mặt, tim đập nhanh, nhưng chưa có bằng chứng cho thấy gây chết người.

Vô lý tin đồn uống rượu với sầu riêng gây chết người

Liệt tứ chi sau mũi tiêm thuốc giảm đau mỏi cổ vai gáy

Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương vừa tiếp nhận trường hợp nhập viện trong tình trạng liệt tứ chi, suy hô hấp nguy kịch sau khi tiêm thuốc giảm đau cổ vai gáy tại một phòng khám tư nhân.

Liệt tứ chi sau mũi tiêm thuốc giảm đau mỏi cổ vai gáy

Phát hiện heo nghi bị bệnh tại lò mổ giữa lúc Huế đang ‘căng mình’ chống bệnh liên cầu lợn

Lực lượng chức năng phát hiện một lò mổ heo trái giờ quy định và heo có dấu hiệu bị bệnh, giữa lúc ở Huế ghi nhận hơn 30 trường hợp mắc liên cầu lợn.

Phát hiện heo nghi bị bệnh tại lò mổ giữa lúc Huế đang ‘căng mình’ chống bệnh liên cầu lợn

Nam bệnh nhân 35 tuổi tử vong nghi do bệnh dại

Người đàn ông ở xã Ea Tul (tỉnh Đắk Lắk) tử vong nghi do bệnh dại sau khi bị chó cắn nhưng chỉ tiêm một mũi vắc xin phòng bệnh.

Nam bệnh nhân 35 tuổi tử vong nghi do bệnh dại

Sở Y tế TP.HCM: Kê đơn thuốc bệnh mạn tính 2-3 tháng 'không phải cấp phát tùy ý'

Theo Sở Y tế TP.HCM, kê đơn thuốc bảo hiểm y tế 2-3 tháng đối với bệnh mạn tính không phải 'cấp phát tùy ý', người dân cần nắm rõ quyền lợi bảo hiểm y tế và tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ...

Sở Y tế TP.HCM: Kê đơn thuốc bệnh mạn tính 2-3 tháng 'không phải cấp phát tùy ý'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar