26/05/2021 09:06 GMT+7

Mỹ - Âu rục rịch mở cửa kinh tế

NGUYÊN HẠNH
NGUYÊN HẠNH

TTO - Hiệu quả rõ rệt từ chiến dịch tiêm chủng vắc xin COVID-19 đã giúp nhiều nước trên thế giới có thể khởi động những bước đầu tiên trong việc mở cửa lại nền kinh tế, điển hình là Mỹ và các quốc gia châu Âu.

Mỹ - Âu rục rịch mở cửa kinh tế - Ảnh 1.

Người dân tận hưởng bữa ăn ngoài trời tại thành phố New York, Mỹ, ngày 23-5 - Ảnh: Reuters

Báo cáo do Hiệp hội Kinh tế doanh nghiệp quốc gia Mỹ (NABE) công bố ngày 24-5 nêu dự báo của một số chuyên gia cho rằng nền kinh tế lớn nhất thế giới có thể tăng trưởng 6,5% trong năm nay.

Mỹ cảnh giác lạm phát

Theo chỉ số hồi phục của CNN và hãng phân tích Moody's, nền kinh tế Mỹ đã hồi phục 90% so với thời điểm đại dịch bùng phát cách đây một năm nhờ tác động tích cực từ tỉ lệ tiêm chủng tăng nhanh chóng. Các hạn chế áp với doanh nghiệp đã được nới lỏng, ngày càng nhiều người Mỹ ra ngoài mua sắm, ăn uống và du lịch. Các gói hỗ trợ lớn của chính phủ liên bang cũng góp phần không nhỏ giúp bức tranh kinh tế sôi động trở lại.

Theo Đài Fox News, báo cáo mới của NABE được tung ra hai tuần sau khi Bộ Lao động Mỹ công bố chỉ số giá tiêu dùng tại Mỹ trong tháng 2-2021 tăng mạnh nhất sau nhiều thập niên. Thông báo này khiến không ít chuyên gia lo lắng về nguy cơ xảy ra lạm phát cao.

Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) đã giữ lãi suất gần mức 0% từ tháng 3-2020. FED liên tục nhấn mạnh sẽ duy trì mức này cho đến khi thị trường lao động Mỹ "vươn lên tương xứng" với kỳ vọng, lạm phát đạt 2% và không vượt lên quá nhiều nữa trong một khoảng thời gian nhất định.

Trong khi đó, CNN cho rằng Mỹ vẫn còn nhiều thách thức cần vượt qua để trở lại phong độ của "thời không COVID-19". Dù chương trình tiêm chủng đạt hiệu quả tích cực và người dân đã tăng chi tiêu cho ăn uống, du lịch nhưng Mỹ vẫn thiếu hàng triệu việc làm so với trước dịch.

Mỹ - Âu rục rịch mở cửa kinh tế - Ảnh 2.

Nguồn: New York Times, WordOMeters - Tổng hợp: Nguyên Hạnh - Đồ họa: T.ĐẠT

Châu Âu kỳ vọng du lịch

Nghị viện châu Âu và các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) ngày 20-5 đã đạt được thỏa thuận về việc cấp chứng chỉ xanh kỹ thuật số châu Âu, nay được gọi là chứng chỉ COVID kỹ thuật số của EU (EUDCC). Đây là công cụ được kỳ vọng sẽ giúp người dân EU sớm khôi phục cuộc sống bình thường sau dịch COVID-19.

Thỏa thuận cho phép công dân của 27 quốc gia thành viên EU nhận được EUDCC cho đến cuối tháng 6 năm nay. Chứng chỉ sẽ ghi nhận tình trạng tiêm chủng, kết quả xét nghiệm COVID-19 hoặc tình trạng hồi phục sau khi mắc bệnh.

"Đây là bước tiến quan trọng để việc đi lại tự do trong EU được an toàn nhất có thể, đồng thời mang lại sự minh bạch và chắc chắn cho công dân chúng ta" - ủy viên EU phụ trách y tế Stella Kyriakides nói. Giới quan sát đánh giá thỏa thuận mới của EU sẽ là công cụ trọng yếu giúp ngành du lịch châu Âu hồi sinh trong mùa hè này.

Đài Euronews nhận định nền kinh tế EU sẽ tăng trưởng nhanh hơn kỳ vọng trong năm 2021 và 2022 nhờ tốc độ tiêm chủng nhanh chóng toàn khối và các biện pháp phòng dịch dần được nới lỏng.

Theo thống kê mới nhất của báo New York Times, cứ 100 người dân châu Âu có 43 người đã tiêm vắc xin COVID-19. Với nhiều tín hiệu đáng mừng, Ủy ban châu Âu (EC) dự đoán nền kinh tế khối này sẽ tăng trưởng 4,2% trong năm nay.

Trong khi đó, Anh - cựu thành viên EU - cũng đang lạc quan với triển vọng kinh tế hồi phục từ hoạt động của nhà hàng, quán bia. Theo nghiên cứu của ứng dụng tài chính Dojo, so với trước đó một tuần, ngày 17-5 Anh đã có thêm 23% nhà hàng mở cửa. Mức chi tiêu của người dân tại đây cũng tăng 40% trong cùng giai đoạn.

Cùng lúc, khối doanh nghiệp tư nhân của Anh cũng tăng trưởng nhanh nhất trong hai thập niên qua vào tháng 5-2021. Viễn cảnh mở cửa kinh tế đang giúp doanh nghiệp nước này tự tin hơn.

Theo Yahoo, các số liệu từ hãng phân tích IHS Markit Economics cho thấy các khách sạn, nhà hàng và nhiều dịch vụ tiêu dùng khác đang dẫn đầu xu hướng tăng trưởng của khối doanh nghiệp tư nhân tại Anh.

EU kêu gọi Mỹ nới lỏng xuất khẩu nguyên liệu vắc xin

Theo Hãng tin Reuters, EU thuyết phục Mỹ nới lỏng quy định xuất khẩu nguyên liệu sản xuất vắc xin cần thiết cho Hãng dược CureVac của Đức. Hãng này đang điều chế vắc xin thử nghiệm ngừa COVID-19.

Cụ thể, các quan chức EU cho biết quyết định nới lỏng các quy định của Mỹ sẽ giúp CureVac sản xuất vắc xin cho đến tháng 8-2021. Đây là một phần nỗ lực trong nhiều tháng của Brussels nhằm kêu gọi Nhà Trắng nới lỏng hoặc bỏ bớt một số hạn chế xuất khẩu. Dù vậy, Reuters cho biết nguồn cung nguyên liệu vắc xin trên vẫn chưa được đảm bảo cho giai đoạn sau tháng 8.

Kinh tế nhiều nước có dấu hiệu sáng sủa

TTO - Nhiều nền kinh tế, trong đó có Nhật Bản và khu vực châu Âu sử dụng đồng euro (Eurozone), đã có tín hiệu cải thiện tích cực. Những gói hỗ trợ của Mỹ đã có hiệu ứng cho toàn cầu.

NGUYÊN HẠNH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lãnh đạo Ukraine, Đức điện đàm với ông Trump, Berlin nói muốn mua tên lửa Patriot cho Kiev

Tổng thống Ukraine Zelensky và Thủ tướng Đức Merz đã có các cuộc điện đàm với ông Trump trong ngày 4-7. Chính phủ Đức cho biết đã thảo luận đề xuất mua các hệ thống Patriot từ Mỹ để chuyển cho Ukraine.

Lãnh đạo Ukraine, Đức điện đàm với ông Trump, Berlin nói muốn mua tên lửa Patriot cho Kiev

Lãnh đạo Việt Nam chúc mừng 249 năm Quốc khánh Mỹ

Lãnh đạo cấp cao Việt Nam tái khẳng định nhất quán coi Mỹ là một trong những đối tác có tầm quan trọng chiến lược, sẵn sàng cùng Mỹ tiếp tục đưa quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện phát triển hiệu quả, thực chất, đem lại lợi ích thiết thực.

Lãnh đạo Việt Nam chúc mừng 249 năm Quốc khánh Mỹ

Nga, Ukraine trao trả tù binh, Kiev thả 2 công dân vùng Kursk

Ngày 4-7, Nga và Ukraine cùng thông báo đã tiến hành đợt trao trả tù binh mới, theo thỏa thuận đã đạt được trong vòng đàm phán tại Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) hồi tháng trước.

Nga, Ukraine trao trả tù binh, Kiev thả 2 công dân vùng Kursk

Trung Quốc áp thuế chống bán phá giá với rượu mạnh EU, cognac Pháp tạm thoát

Trung Quốc công bố mức thuế lên tới gần 35% với rượu mạnh từ Liên minh châu Âu, nhưng sẽ miễn trừ cho các nhà sản xuất cognac cam kết bán theo giá tối thiểu.

Trung Quốc áp thuế chống bán phá giá với rượu mạnh EU, cognac Pháp tạm thoát

Làm rõ tin đồn COVID-19 do Big Pharma tạo ra và mọi thứ tệ hơn do vắc xin

Thông tin lan truyền trên mạng cáo buộc dịch COVID-19 là do các hãng dược lớn tạo ra và vắc xin khiến tình hình tệ hơn. Sự thật là gì?

Làm rõ tin đồn COVID-19 do Big Pharma tạo ra và mọi thứ tệ hơn do vắc xin

Vì sao một người sinh tại căn cứ Mỹ, có cha mang quốc tịch Mỹ vẫn bị trục xuất về Jamaica?

Một người đàn ông sống ở bang Texas cả đời đã bị trục xuất về Jamaica vì không có quốc tịch Mỹ, dù sinh tại căn cứ quân sự ở Đức.

Vì sao một người sinh tại căn cứ Mỹ, có cha mang quốc tịch Mỹ vẫn bị trục xuất về Jamaica?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar