27/09/2020 09:59 GMT+7

Mưu sinh với chiếc lồng đèn trung thu

CÔNG TRIỆU
CÔNG TRIỆU

TTO - Trung thu càng đến gần, các hộ dân làm đèn lồng giấy kiếng truyền thống ở giáo xứ Phú Bình (đường Lạc Long Quân, phường 5, Q.11, TP.HCM) nhộn nhịp hẳn. Cạnh những chiếc lồng đèn lung linh ấy là gánh mưu sinh của nhiều thế hệ.

Mưu sinh với chiếc lồng đèn trung thu - Ảnh 1.

Vợ chồng bà Phượng, con gái cùng đứa cháu gái tranh thủ "chạy" cho kịp đơn hàng dịp cận Trung thu - Ảnh: CÔNG TRIỆU

Giáo xứ Phú Bình hàng chục năm trước đã được biết đến với "làng lồng đèn", và đến nay vẫn lưu giữ được nét đẹp văn hóa truyền thống mỗi dịp Trung thu về.

Từ đầu khu vực giáo xứ Phú Bình, rất dễ để bắt gặp các nhóm thợ từ lành nghề đến tay ngang đang hí hoáy, thúc giục nhau hoàn tất những chiếc đèn lồng cuối cùng của mùa trung thu năm nay.

Làm không xuể đơn hàng mới, vợ chồng anh Nguyễn Hưng Thịnh phải thuê thêm một nhóm thợ 6 người cùng phụ. Ngay từ sớm, tất cả đã tất bật công việc. Anh Thịnh chuyên chẻ tre, còn mọi người mỗi người một việc, như cắt thép buộc, làm khung, cắt giấy, dán hồ… 

Phương Thanh (sinh viên năm 3 Trường ĐH học Công nghệ TP.HCM, con gái anh Thịnh) được giao phụ trách công đoạn trang trí cuối cùng. Hàng trăm chiếc lồng đèn giấy kiếng ông sao được nên hình, hoàn thiện.

Mưu sinh với chiếc lồng đèn trung thu - Ảnh 2.

Đèn lồng giấy kiếng truyền thống vẫn thu hút các em nhỏ - Ảnh: CÔNG TRIỆU

Theo nghề truyền thống của cha ông đã được hơn 30 năm nay, nhưng vợ chồng anh Thịnh phải mở thêm một quầy bún, phở mới đủ nuôi hai con ăn học. "Mình vì xót nghề cha ông nên phải theo, nhưng tính chuyện nối nghiệp cho tụi trẻ sau này thì e khó. Ngồi đau lưng, lời lãi chả bao nhiêu, mỗi năm làm có được 1 -3  tháng thế này thì cũng rất khó níu chân thanh niên" - anh Thịnh nói.

Đến mùa "sáng trăng", ban ngày Hồng Huệ (20 tuổi, ngụ Tân Phú) phụ làm đèn lồng, đêm đi phụ bán quán ốc. Năm nay, chị mang theo con nhỏ chưa đầy hai tuổi đến tiệm để đỡ tiền gửi trẻ. Mỗi ngày, tùy vào lượng hàng khách đặt, Huệ nhận được từ 120.000 đến 200.000 đồng. "Chắt cóp chút ít thì cũng đỡ được tiền trọ tháng, bỉm sữa của con", chị tâm sự.

Hơn 5 năm rời Tiền Giang cùng chồng lên TP.HCM lập nghiệp với nghề bán khoai dạo, chị Nga (35 tuổi) thành thợ làm lồng đèn "bán chuyên". Mỗi dịp Trung thu về, chị Nga lại tìm đến các chủ quen xin phụ làm. Mỗi chiếc đèn lồng hoàn thiện, chị được trả 1.000 đồng. 

"Nghe 1.000 đồng thì ít, nhưng sáng đi gửi con rồi bày khoai ra bán, ai mua thì bán, không thì ngồi làm đèn, ngày 200 cái cũng được 200.000 đồng cũng đỡ chứ bộ" - chị Nga nói.

Mưu sinh với chiếc lồng đèn trung thu - Ảnh 3.

Vừa bán, chị Nga tranh thủ làm thêm để tăng thu nhập - Ảnh: CÔNG TRIÊU

"Đến Phú Bình, hỏi nhà Phượng làm lồng đèn giấy kiếng, ai cũng biết". Đó là lời giới thiệu của cô Ngọc Phượng (ngụ làng Phú Bình), hộ gia đình làm đèn lồng giấy kiếng lâu năm ở làng này. Trung thu năm nay, nhà cô làm được khoảng trên 7.000 đèn lồng hình chim, gà, cá và bướm. 

Theo cô Phượng, đầu mùa trung thu năm nay khách đặt hàng đèn lồng rất ít, mọi người trong làng cũng phải làm cầm chừng. Khi thị trường chạy, khách đặt nhiều thì các hộ gia đình mới dám bung sức ra làm. 

"Đầu mùa có ai đặt đâu. Phía bà Hương quận 5 đặt 200 cái. Bà bên quận 10 đặt 500 cái. Thế mà gần cuối mùa, hết dịch COVID-19, người ta hối quá trời" - cô Phượng chia sẻ.

Mưu sinh với chiếc lồng đèn trung thu - Ảnh 4.

Đèn con gà giấy kiếng truyền thống - Ảnh: CÔNG TRIỆU

Mưu sinh với chiếc lồng đèn trung thu - Ảnh 5.

Đèn lồng giấy kiếng truyền thống được làm thủ công 100% - Ảnh: CÔNG TRIỆU

Mưu sinh với chiếc lồng đèn trung thu - Ảnh 6.

Chồng cô Phượng tất bật chuẩn bị cho các đơn hàng cuối - Ảnh: CÔNG TRIỆU

Mưu sinh với chiếc lồng đèn trung thu - Ảnh 7.

Ông Thịnh theo nghề làm đèn lồng truyền thống đã được hơn 30 năm - Ảnh: CÔNG TRIỆU

Mưu sinh với chiếc lồng đèn trung thu - Ảnh 8.

Hồng Huệ đưa con, cháu đến xưởng làm thêm để tăng thu nhập - Ảnh: CÔNG TRIỆU

Mưu sinh với chiếc lồng đèn trung thu - Ảnh 9.

Đèn "ông sao"... - Ảnh: CÔNG TRIỆU

Mưu sinh với chiếc lồng đèn trung thu - Ảnh 10.

Thương lái đến làng Phú Bình mua hàng tấp nập trong những ngày cận Trung thu - Ảnh: CÔNG TRIỆU

Mưu sinh với chiếc lồng đèn trung thu - Ảnh 11.

Một anh tài xế công nghệ vì muốn làm đèn lồng tặng con nên ghé tiệm anh Thịnh mua 2 khung sườn đèn lồng ngôi sao - Ảnh: CÔNG TRIỆU

Mưu sinh với chiếc lồng đèn trung thu - Ảnh 12.

Hai bố con cùng vui trung thu - Ảnh: CÔNG TRIỆU

Mưu sinh với chiếc lồng đèn trung thu - Ảnh 13.

Những ngày này, phố đèn lồng (Q.5) luôn tấp nập người mua bán, vui chơi - Ảnh: CÔNG TRIỆU

'Đặt hàng' cho Trung thu

TTO - Con tôi vào lớp 3. Đi đường thấy bán bánh Trung thu, hai cha con nhớ chuyện mùa Trung thu năm ngoái. Bạn nào có lồng đèn tự làm sẽ được quà tặng của cô. Nhà trường khuyến khích học sinh tự làm để tham gia rước đèn ở lớp.

CÔNG TRIỆU

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đi tắm khe, hai học sinh chết đuối thương tâm

Trong lúc đi tắm ở khu vực khe nước, hai học sinh ở Hà Tĩnh đã không may chết đuối thương tâm.

Đi tắm khe, hai học sinh chết đuối thương tâm

Đại tướng Nguyễn Tân Cương: Không cử lực lượng gìn giữ hòa bình đến nơi có tham chiến

Theo Đại tướng Nguyễn Tân Cương, Việt Nam thực hiện chính sách quốc phòng "4 không", vì vậy không đưa lực lượng gìn giữ hòa bình tham gia các khu vực tham chiến.

Đại tướng Nguyễn Tân Cương: Không cử lực lượng gìn giữ hòa bình đến nơi có tham chiến

450 công dân Việt Nam vi phạm quy định xuất nhập cảnh ở Myanmar đã về nước

Bộ Ngoại giao cho biết tính đến ngày 15-5, đã đưa hơn 450 công dân Việt Nam vi phạm quy định xuất nhập cảnh và bị tạm giữ ở Myanmar về nước an toàn. Còn khoảng 200 người khác đang chờ được hồi hương.

450 công dân Việt Nam vi phạm quy định xuất nhập cảnh ở Myanmar đã về nước

Làm rõ vụ nam sinh bị bạn đánh bằng mũ bảo hiểm, kêu cứu 'mình có làm gì mấy bạn đâu'

Học sinh lớp 8 ở Đồng Nai bị nhóm bạn cùng trường dùng mũ bảo hiểm, tay, chân đánh, đá liên tiếp khiến dư luận bức xúc.

Làm rõ vụ nam sinh bị bạn đánh bằng mũ bảo hiểm, kêu cứu 'mình có làm gì mấy bạn đâu'

Luật sư, chuyên gia trẻ: Sửa đổi Hiến pháp là động lực phát triển quốc gia

Giới luật sư, chuyên gia trẻ đã có nhiều ý kiến tâm huyết vì mục tiêu quốc gia có một bản Hiến pháp mới tiến bộ và sát thực tiễn hơn.

Luật sư, chuyên gia trẻ: Sửa đổi Hiến pháp là động lực phát triển quốc gia

Tuyển sinh viên mới ra trường, doanh nghiệp Hàn mong đợi gì?

Nhiều doanh nghiệp Hàn Quốc tham gia ngày hội văn hóa và tuyển dụng Việt - Hàn 2025 đánh giá cao năng lực lao động Việt, nhưng cũng mong họ cải thiện ngoại ngữ và nắm rõ văn hóa doanh nghiệp.

Tuyển sinh viên mới ra trường, doanh nghiệp Hàn mong  đợi gì?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar