27/07/2020 17:02 GMT+7

Muỗi thích hút máu người là tại... người?

HOÀNG THI
HOÀNG THI

TTO - Trong hàng chục ngàn loài muỗi trên Trái đất, chỉ có vài loài thích hút máu người, số còn lại chỉ 'đeo bám' các loài động vật khác. Tại sao thế?

Muỗi thích hút máu người là tại... người? - Ảnh 1.

Muỗi Aedes hút máu trên tay người - Ảnh: Noah H. Rose

Để trả lời câu hỏi này, nhóm nghiên cứu từ ĐH Princeton, New Jersey (Mỹ) đã thực hiện một nghiên cứu dày công kéo dài 3 năm trên nhiều loài muỗi khác nhau.

Đặc biệt, nhóm đến tận những vùng hẻo lánh ở khu vực trung và hạ Sahara để thu thập trứng của muỗi Aedes - loài vật trung gian gây các bệnh nguy hiểm như Zika, sốt vàng…

Ngay trong "gia đình" muỗi Aedes cũng có 2 nhóm: một thích hút máu người, một thích đeo bám các động vật khác. Dẫu vậy, bộ gen của chúng có nhiều đặc tính di truyền tương đồng.

Sau khi thu thập các loại trứng muỗi đem về New Jersey, nhóm đem nhân giống thành các đàn muỗi sống ở nhiều vùng đô thị lẫn nông thôn. Sau đó, nhóm sử dụng các con muỗi "di cư" này tham gia thí nghiệm phân biệt mùi của cơ thể người hay các loài động vật khác.

Nhóm thiết kế một mô hình, trong đó cho đầy muỗi vào một chiếc hộp nhựa có gắn hai ống dẫn về hai hướng khác nhau. Ống thứ nhất dẫn đến con lợn Guinea, ống thứ hai đến cánh tay người.

Sau khi cho muỗi tìm đến "món ăn" yêu thích, nhóm tháo các ống, tiến hành đếm và phân loại. Với các loài muỗi khác, nhóm cũng thực hiện tương tự.

Kết quả, nhóm nhận thấy những loài muỗi thích hút máu người đa phần là cháu chắt của các con muỗi "tổ tiên" sống ở vùng khí hậu khô nóng. Dù đã chuyển nơi ở từ Sahara sang Mỹ, tập tính này vẫn được giữ lại nguyên vẹn.

Nhóm lý giải, ở vùng khô nóng, muỗi khó tìm nơi có nước mặt phù hợp để sinh sản. Do vậy muỗi sẽ tìm đến sống ở nơi có người, bởi cộng đồng người có thói quen tích trữ nước sinh hoạt trong các chai, lọ, chum, vại… Đây là điều kiện lý tưởng cho chúng sinh sản.

Tiến sĩ Lindy McBride - ĐH Princeton (Mỹ), trưởng nhóm nghiên cứu - cho biết theo thời gian, các đàn muỗi trên sẽ phát triển tập tính thích nghi cuộc sống chung với con người. Qua thêm nhiều năm nữa, muỗi tiến hóa đến mức chỉ thích hút máu người.

Muỗi thích hút máu người là tại... người? - Ảnh 2.

Để tìm nơi thích hợp cho sinh sản, một số loài muỗi tiến hóa theo hướng sống chung với con người - Ảnh: GETTY IMAGES

Theo giáo sư Brian Lazzaro - chuyên ngành sâu bọ học tại ĐH Cornell (Mỹ) và không tham gia nghiên cứu trên, cách lý giải của công trình này khá thuyết phục. Hầu hết muỗi sinh sôi mạnh trong mùa mưa. Vào mùa khô, chúng thường tìm nơi đẻ trứng, trong đó lý tưởng là những vùng nước yên tĩnh.

Khi tìm được môi trường thích hợp quanh các gia đình, theo quy luật chọn lọc tự nhiên, chúng sẽ dần tiến hóa và thích nghi với môi trường đó, hình thành thói quen hút máu người.

Ngược lại, trong những môi trường mặt nước đủ đầy và ổn định trong các mùa, nhiều loài muỗi phát triển theo hướng chỉ hút máu các động vật hoang dã, đặc biệt những con hay lui tới nguồn nước.

Hiện tại, số lượng muỗi chỉ hút máu người chiếm một phần rất nhỏ trong "gia đình" các loài muỗi tự nhiên. Tuy vậy, theo các chuyên gia, trong tương lai số lượng muỗi hút máu người sẽ tăng đáng kể do quá trình đô thị hóa và biến đổi khí hậu.

Giới ngoại giao Mỹ, Canada mắc 'hội chứng Havana' từ thuốc diệt muỗi?

TTO - Nghiên cứu mới của Canada cho rằng rất có thể các độc tố thần kinh trong thuốc phun xịt muỗi ở Cuba là nguyên nhân gây ra chứng bệnh lạ chứ không phải vũ khí âm thanh như từng cáo buộc.

HOÀNG THI

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hành tinh nào trong Hệ Mặt trời được sinh ra trước?

Theo các nhà khoa học, trình tự ra đời của các hành tinh không hoàn toàn giống như bây giờ. Trái đất cũng không phải là hành tinh đầu tiên hình thành quanh Mặt trời.

Hành tinh nào trong Hệ Mặt trời được sinh ra trước?

Đi bộ 7.000 bước mỗi ngày, giảm nguy cơ mắc 13 loại ung thư

Nghiên cứu mới của Đại học Oxford cho thấy chỉ với 7.000 bước mỗi ngày, nguy cơ mắc 13 loại ung thư có thể giảm đáng kể.

Đi bộ 7.000 bước mỗi ngày, giảm nguy cơ mắc 13 loại ung thư

Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ đề xuất xây dựng công viên tượng đài các nhà khoa học

Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, những nhà khoa học công nghệ có nhiều đóng góp cho sự phát triển của đất nước, của nhân loại phải được tôn vinh muôn đời.

Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ đề xuất xây dựng công viên tượng đài các nhà khoa học

Tại sao chúng ta thường thấy gương mặt người châu Âu giống nhau?

Một công trình nghiên cứu sử dụng AI kết hợp với dữ liệu sóng não (EEG) giải thích vì sao chúng ta thường gặp khó khăn khi nhận diện chính xác gương mặt của những người thuộc chủng tộc khác.

Tại sao chúng ta thường thấy gương mặt người châu Âu giống nhau?

Phát hiện mới liên quan đến vùng não nơi sinh ra ý thức

Nghiên cứu mới cho thấy ý thức có thể bắt nguồn từ vùng vỏ não phía sau, nơi xử lý các thông tin thị giác, thính giác...

Phát hiện mới liên quan đến vùng não nơi sinh ra ý thức

Nắng nóng, dân văn phòng ngồi máy lạnh nhiều cẩn thận sốc nhiệt

Sốc nhiệt không chỉ là vấn đề của người lao động ngoài trời, mà còn là mối nguy tiềm ẩn với dân văn phòng, đặc biệt trong những ngày nắng nóng gay gắt.

Nắng nóng, dân văn phòng ngồi máy lạnh nhiều cẩn thận sốc nhiệt
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar