06/05/2009 09:01 GMT+7
Trở lại chủ đề

Mười cô gái Lam Hạ: Lịch sử mãi còn tươi

Bà BÙI THỊ MINH HOÀI(phó chủ tịch thường trực Hội Nông dân VN)
Bà BÙI THỊ MINH HOÀI(phó chủ tịch thường trực Hội Nông dân VN)

TT - Rất nhiều ý kiến bạn đọc gửi về tòa soạn Tuổi Trẻ sau khi đọc loạt bài “Mười cô gái Lam Hạ” bày tỏ những xúc động với sự hi sinh của các cô gái Lam Hạ, đồng thời đề nghị “chúng ta phải làm gì đó” để những trang sử vẫn mãi còn tươi. Và những đồng đội xưa của các cô gái Lam Hạ, những người đồng hương... cũng lên tiếng.

Phóng to

Kỳ 1:Ngày quyết tửKỳ 2: Tiếc gì tuổi xuânKỳ 3:Tóc dài quấn khẩu pháoKỳ 4:Đừng buồn nhé, mẹ ơi! Kỳ 5: Giữ vững ngọn cờ Kỳ 6: Ước vọng bất tử

Nền tảng vững chắc

Phóng to

Ông Trần Kim Thắng (trái) trao số tiền 50 triệu đồng của Hội đồng hương Hà Nam tại TP.HCM cho tổng biên tập Tuổi Trẻ Phạm Đức Hải, nhờ chuyển giúp đỡ thân nhân các nữ liệt sĩ và cựu dân quân Lam Hạ - Ảnh: Q.Việt

Sau khi đọc loạt bài “Mười cô gái Lam Hạ” đăng trên Tuổi Trẻ (từ 30-4), ông Trần Kim Thắng - chủ tịch hội đồng quản trị Công ty cổ phần Đông Phong đã cùng đại diện Hội đồng hương Hà Nam tại TP.HCM đến tòa soạn báo Tuổi Trẻ để chia sẻ tình cảm sâu sắc. Đồng thời ông Thắng và đại diện Hội đồng hương Hà Nam cũng thông qua báo Tuổi Trẻ gửi 50 triệu đồng giúp đỡ thân nhân các nữ liệt sĩ và những cựu dân quân Lam Hạ còn sống đang gặp khó khăn. Ông Thắng tâm sự: “Chúng tôi rất xúc động trước sự hi sinh của các cô để quê hương có ngày hôm nay. Ngoài lòng biết ơn sâu sắc, chúng tôi có chút đóng góp thiết thực với các cô và cũng là với quê hương”.

Tôi là người sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Hà Nam của mười cô gái Lam Hạ anh hùng. Tôi và nhiều người cùng quê đã biết câu chuyện chiến đấu dũng cảm này, nhưng vẫn không kìm được nước mắt khi đọc từng bài báo trên Tuổi Trẻ.

Tôi sẽ cầm đủ các số báo Tuổi Trẻ này để đến viếng và đốt dâng cho các cô. 43 năm đã trôi qua, nhưng ngày chiến đấu quyết tử 1-10-1966 của các cô gái Lam Hạ vẫn sống mãi trong lòng thế hệ hôm nay. Tôi tin rằng sự hi sinh anh dũng vì Tổ quốc của các cô là nền tảng vững chắc để giáo dục tuổi trẻ hôm nay tiếp bước truyền thống bảo vệ Tổ quốc thiêng liêng.

Đề nghị truy phong anh hùng

Người dân Hà Nam rất xúc động và luôn ghi nhớ câu chuyện chiến đấu anh dũng của các cô dân quân Lam Hạ cũng như các đội dân quân khác của Hà Nam vào thời kỳ đó. Tinh thần chiến đấu anh dũng của các cô biểu hiện rất rõ bằng sự sẵn sàng hi sinh. Bạn ngã xuống, người khác lại đứng lên. Chị hi sinh, em lại tiếp tục chiến đấu thay...

Hiện chúng tôi đã trình đề nghị truy phong anh hùng cho mười nữ liệt sĩ dân quân Lam Hạ. Dự án đầu tư xây dựng công trình khu đền thờ - di tích lịch sử Lam Hạ cũng đã được thông qua. Công tác khảo sát, rà phá bom mìn đã được thực hiện và phát hiện nhiều kỷ vật liên quan đến đội nữ dân quân anh hùng này như mâm pháo cao xạ, bom chưa nổ... Chúng tôi sẽ khởi công xây dựng vào ngày 27-7-2009 để nhân dân Hà Nam có địa chỉ hành hương và đời đời tưởng nhớ các cô gái anh hùng đã hiến dâng máu xương vì Tổ quốc.

Họ xứng đáng là anh hùng

Tôi rất xúc động khi tìm hiểu lịch sử trận địa phòng không dân quân Lam Hạ. Các cô gái dân quân đều là những chiến sĩ trực tiếp có mặt trên trận địa để phục vụ và chiến đấu cùng bộ đội trong những trận đánh ác liệt nhất. Các cô xứng đáng được phong anh hùng. Và khu vực trận địa chiến đấu của các cô nên được xây dựng thành khu di tích lịch sử Lam Hạ để khắc ghi cho những thế hệ mai sau.

Không một ai có thể quên

Những ngày chiến đấu ác liệt chống máy bay Mỹ đánh phá ở Lam Hạ, tôi còn là học sinh địa phương và biết nhiều chị trong đội dân quân này. Trong đó có người chính là cô giáo của tôi. Khi máy bay Mỹ đến đánh phá, tay cô rời viên phấn trắng để cầm súng chiến đấu. Tôi tin sẽ không một người dân Lam Hạ nào có thể quên sự hi sinh cao cả của các cô. Máu xương các cô đổ xuống đã giúp mảnh đất quê hương hôm nay xanh tươi.

Một việc làm có ý nghĩa

Tôi là một người lính từng tham gia phòng không ở Hà Nam, Nam Định và biết rất rõ câu chuyện đội dân quân Lam Hạ này. Câu chuyện hào hùng xưa tưởng đã chìm vào quên lãng, không ngờ hôm nay Tuổi Trẻ đề cập đến một cách trân trọng và xúc động. Tôi không cầm được nước mắt xúc động khi đọc từng câu viết mà như sống lại những ngày hào hùng thuở đó. Tôi có quen vài cô gái trong đội và đến bây giờ tôi vẫn không quên được gương mặt họ. Báo Tuổi Trẻ đã làm được việc rất có ý nghĩa. Bài báo này có giá trị hơn một số trang lịch sử cứng nhắc, vô hồn mà con cháu tôi nhiều lúc phải học. Tôi nghĩ các giáo viên nên vận dụng đưa vào giờ học cho các em thấm sâu tận trái tim hào khí của thế hệ cha anh đã hi sinh bảo vệ Tổ quốc. Nhất là trong thời kỳ hiện nay, khi mà nhiều bạn trẻ ít biết về lịch sử nước nhà thì những câu chuyện thật và đầy xúc động này càng có giá trị hơn nữa.

Lịch sử rất đáng tự hào

Lịch sử chúng ta rất đáng tự hào! Tôi vừa về thăm đất nước sau 20 năm đi xa thì tình cờ được đọc loạt bài “Mười cô gái Lam Hạ” của báo Tuổi Trẻ. Tôi đã rưng rưng xúc động và tự hào về lịch sử của đất nước VN mình. Một lịch sử đầy những câu chuyện bi hùng và oanh liệt. Rất cảm ơn báo Tuổi Trẻ đã đăng loạt bài rất có ý nghĩa này, nó giúp mỗi người Việt dù trẻ hay già, dù ở bất cứ nơi đâu cũng nhớ về cội nguồn và tự hào về đất nước mình. Tôi đã gọi điện thoại cho các con tôi đang ở Mỹ đọc loạt bài này trên Tuổi Trẻ Online. Tôi tin các con tôi cũng đồng cảm với tôi và luôn hãnh diện, tự hào “Tôi là người VN”.

Nhiệm vụ của chúng ta

Đất nước này còn bao nhiêu cô gái hi sinh thân mình để bảo vệ Tổ quốc như những cô gái Lam Hạ nhưng chưa được nhắc tới. Sau những cô gái Đồng Lộc đã được ghi công, Tuổi Trẻ vừa qua có gợi lại những trang sử về các nữ thanh niên xung phong ở Truông Bồn và nay là những cô gái Lam Hạ. Và còn bao nhiêu nữa? Tôi cho rằng sẽ còn nhiều nữa, nhiệm vụ của chúng ta hôm nay là lần giở những trang sử đó để khắc ghi và làm một điều gì đó.

Làm một điều gì đó không chỉ là cho những người đã nằm xuống mà là cho chính chúng ta và thế hệ mai sau. Lịch sử sẽ chẳng còn ý nghĩa khi chỉ là quá khứ, điều quan trọng là lịch sử vẫn tươi xanh với hiện tại và tương lai. Tôi tin rằng Tuổi Trẻ - với sứ mệnh của một tờ báo dành cho giới trẻ - nên vận động phát huy điều này, làm cầu nối cho việc lần giở lại những trang sử hào hùng, đề nghị phong tặng anh hùng, xây tượng đài tưởng niệm, đưa câu chuyện vào sinh hoạt của giới trẻ hôm nay...

______________________________

Số tới, đón đọc phóng sự: Người tuần đường

Họ lặng lẽ đi, cứ “lên ban” là phải đi, dù ngày hay đêm, giữa trưa nắng chói chang hay mưa gió bão bùng. Họ lặng lẽ đi, xuyên qua núi cao, xuyên qua những đường hầm hun hút, tối đen như mực... Họ là những người tuần, gác cầu đường sắt, thầm lặng góp sức bảo vệ an toàn cho những chuyến tàu đi ngược về xuôi.

Bà BÙI THỊ MINH HOÀI(phó chủ tịch thường trực Hội Nông dân VN)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Chuyện lạ Kinh thành Huế - Kỳ 1: Đất thiêng giữa Kinh thành

Những người phương Tây khi đến Huế xưa đã ngỡ ngàng ngợi ca về một kinh đô tuyệt đẹp với biết bao câu chuyện thần thánh, thiêng liêng, diệu kỳ.

Chuyện lạ Kinh thành Huế - Kỳ 1: Đất thiêng giữa Kinh thành

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ cuối: Tôi hạnh phúc được là người dân TP.HCM

Tháng 8-1997, tôi nhận giấy báo trúng tuyển Trường ĐH Luật TP.HCM. Ngày tôi rời quê Quảng Ngãi để vào TP.HCM học, má rưng rưng nước mắt căn dặn: "Ở trỏng con gắng học hành thật tốt để má ở nhà an tâm buôn bán, tằn tiện lo cho con ăn học".

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ cuối: Tôi hạnh phúc được là người dân TP.HCM

Săn trăm ký cá từ đống chà khô hồ Dầu Tiếng

Làm nghề cá mà hổng cần đem nhiều ngư cụ, chỉ với đôi bao tay và mấy ống dây dài 30 - 40m, nhưng lượng cá mỗi ngày họ bắt được lên đến hàng trăm kg.

Săn trăm ký cá từ đống chà khô hồ Dầu Tiếng

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 5: Trả nghĩa thành phố bằng một đời thầy thuốc

Sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, bác sĩ Phan Bảo Khánh vào ngành y trong giai đoạn đất nước ở thời kỳ lịch sử đầy biến động.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 5: Trả nghĩa thành phố bằng một đời thầy thuốc

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Dang tay với những phận người khó khăn

TP.HCM dang rộng vòng tay với cả bao thân phận nghèo khó, những người khiếm khuyết, thiệt thòi cũng có thể mưu sinh thiện lương ở TP này.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Dang tay với những phận người khó khăn

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Từ gánh hàng rong đến cuộc sống đủ đầy

25 năm trước, khi bước chân lên chuyến xe rời TP hoa phượng đỏ Hải Phòng vào TP.HCM lập nghiệp, bà Vũ Thị Thoa (53 tuổi, hiện ngụ phường An Khánh, TP Thủ Đức) chỉ có vỏn vẹn vài bộ quần áo và một ít tiền phòng thân.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Từ gánh hàng rong đến cuộc sống đủ đầy
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar