20/07/2025 13:56 GMT+7

Mừng Út làm ông ngoại tròn năm

Người miền Trung thường gọi nhau theo thứ bậc trong gia đình, chớ ít dùng tới tên. Chồng tôi là con đầu của má và cũng theo đó được kêu là Hai: anh hai, chú hai, cậu hai...

ông ngoại - Ảnh 1.

Minh họa: ĐẶNG HỒNG QUÂN

Má chồng tôi, tính theo thời trước là ít con vì mới sinh được ba người đã vội dừng. Đó là lý do chú tư có tên gọi ở nhà là Út. Cô ba chính giữa, cân bằng cho hai với út. Do tình duyên của má lận đận nên ba anh em đều không cùng cha và cách nhau cả mười năm trời. Nhưng không bởi đó mà thiếu vắng tình thương và những lo toan, san sớt cho nhau.

Khi tôi về làm dâu của má, cô ba đã lập gia đình và đang có thai. Bữa em chuyển bụng, trước khi đưa bà bầu vô bệnh viện, má dặn tôi mua và luộc chín cái trứng gà để nếu sinh con gái mới có đủ mà ăn. Út, hồi đó cũng đâu khoảng trên mười tuổi, xoắn xuýt bên tôi, luôn miệng "Em mong chị ba sinh con trai".

Cầu được ước thấy. Vợ chồng cô ba có con trai và Út được hưởng hết mấy cái trứng còn lại mà có nhiều nhặn gì cho cam? Trọn lỏn có hai và viết tới đây bỗng chạnh lòng nghĩ hồi đó nhà mình sao khó khăn thiệt.

Út lớn nhanh, tròn xoe. Và lớn chừng nào hát hay chừng đó mà ngân nga toàn những bài trúc trắc, mấy ca khúc khó không à!

Bạn bè tụi tôi tới nhà thường chứng kiến một thằng nhóc vừa hỉ mũi thò lò vừa hát nhạc Phạm Duy, Từ Công Phụng, Trịnh Công Sơn... như không. Có hỏi thì được trả lời tỉnh rụi là "Em thấy anh hai với chị ba hát thì bắt chước".

Rất may con đường âm nhạc của Út chỉ dừng lại ở sự bắt chước, vì Út mau mắn yêu rồi cưới vợ khi còn trẻ. Nhờ vậy, Út có con đầu khi vừa qua tuổi đôi mươi và cũng chưa kịp già đã lên chức ông ngoại.

Do vợ chồng con gái sống trong nhà nên Út có nhiều thời gian gần gụi chăm bẵm cháu và tình thương từ đó cũng tăng lên gấp bội. Chị em tôi vốn gần thân nên Út cũng hay kể nhiều chuyện về các con, gia đình mình. Từ ngày được lên chức, nhân vật và đề tài được nhắc tới nhiều nhất, được kể thường xuyên là "cháu ngoại của em" với những nào "Hai biết không? Nay nó ba gai lắm! Láu cá lắm Hai ơi!".

Nghe đã thấy thương cả ông lẫn cháu, huống là ngó Út méc lại với cặp mắt mở thiệt to, cái miệng chu choa thiệt lớn. Nhiêu đó đã đủ hiểu Út mê con bé tới đâu!

Và cũng nhanh thật khi mới hồi nào cả nhà rộn vui đón bé chào đời, vậy mà đã gần năm trôi qua. Sướng hử, Út? Được làm ông để tíu tít giỡn đùa cùng cháu, được làm ngoại để hôn hít ẵm bồng và dõi theo cháu từng ngày, từng tháng... và được méc kể với ông bà hai đủ chuyện về "con cháu của em".

Được như bây giờ như hằng bao buổi chiều đã từng. Chở cháu ra ngoài bãi biển hóng gió rồi ghé tới một cái sân bãi nào đó nhìn bồ câu cả đàn tranh nhau nhặt thóc. Để thấy cháu cười toe toét rồi phẩy tay, phù mỏ cùng chim... Để sướng vui và lo toan trong một vị thế mới kể từ ngày được làm ông ngoại.

Ai rồi cũng đi đến tuổi già mong manh

Mẹ tôi kể ông ngoại tôi như vầng trăng khuất sau mây, để lại khoảng trời thương nhớ khi tôi còn là mầm xanh chưa kịp hé.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Con một bề và những vết hằn khó xóa

Gia đình chỉ toàn con trai hoặc con gái thoạt nhìn tưởng đơn giản, nhưng ẩn sau đó là những nguy cơ tâm lý khó nhận ra.

Con một bề và những vết hằn khó xóa

Tôi nói hồi nhỏ thích trò chơi chuyền, con tôi tròn xoe mắt 'mẹ chơi truyền hình hả?'

Không có tiếng hò reo 'rồng rắn lên mây', không có tiếng dép lê thình thịch trong trò nhảy dây..., tuổi thơ hôm nay im lìm đến lạ.

Tôi nói hồi nhỏ thích trò chơi chuyền, con tôi tròn xoe mắt 'mẹ chơi truyền hình hả?'

Lời cảm ơn chỉ mất 3 giây mà sao phải đắn đo, suy nghĩ?

Nhiều người cho rằng lời cảm ơn chỉ có trẻ con mới cần nói; hoặc chỉ nên nói với người thân quen, nếu cứ nói cảm ơn thì khách sáo quá.

Lời cảm ơn chỉ mất 3 giây mà sao phải đắn đo, suy nghĩ?

Buộc 'báo thủ' cùng dọn rác với cha mẹ là cách để các em biết nghĩ trước khi hành động

Sau bài viết về nhóm học sinh tụ tập ném vỏ chai bia ra đường ở Quảng Trị, nhiều bạn đọc đánh giá cao với cách xử lý buộc phụ huynh cùng con em dọn sạch hiện trường.

Buộc 'báo thủ' cùng dọn rác với cha mẹ là cách để các em biết nghĩ trước khi hành động

Góp ý sếp sao để không bị... ghét?

Góp ý cho sếp thường khiến nhiều người e dè, nhất là khi họ không chủ động hỏi ý kiến và trong bối cảnh nhiều công ty đang cắt giảm nhân sự.

Góp ý sếp sao để không bị... ghét?

Người phụ nữ cùng 5 trẻ nhỏ được tài xế xe bán tải 'che chắn' qua cơn dông lớn

Không kịp về nhà khi cơn dông ập tới, người phụ nữ cùng 5 em nhỏ được tài xế xe bán tải đưa lên thùng xe và cabin để "che chắn" tới nơi tránh, trú an toàn.

Người phụ nữ cùng 5 trẻ nhỏ được tài xế xe bán tải 'che chắn' qua cơn dông lớn
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar