05/01/2020 19:35 GMT+7
Trở lại chủ đề

Mục tiêu của ông Trump không phải là một cuộc chiến trực diện với Iran

HOÀNG DUY LONG
HOÀNG DUY LONG

TTO - Trả lời báo La Croix (Pháp), tiến sĩ Alexandra de Hoop Scheffer - phó giáo sư Học viện Chính trị Paris - nhận định mục tiêu của ông Trump không phải là một cuộc chiến trực diện với Iran.

Mục tiêu của ông Trump không phải là một cuộc chiến trực diện với Iran - Ảnh 1.

Lính thủy đánh bộ Mỹ tăng cường cảnh giác trong khu đại sứ quán Mỹ ở Baghdad (Iraq) hôm 3-1-2020 - Ảnh: REUTERS

Củng cố uy tín quân sự Mỹ

Tiến sĩ Alexandra de Hoop Scheffer: Đầu năm bầu cử Mỹ, phản ứng vừa qua của Tổng thống Donald Trump ở Iraq phải được hiểu trước hết là biểu dương sức mạnh. Các cố vấn thân cận đánh giá ông đã gửi quá nhiều tín hiệu không muốn gây chiến với Iran.

Song đối với cánh "diều hâu" trong Đảng Cộng hòa và chính quyền của ông Trump, muốn giải pháp "gây sức ép tối đa" đối với Iran trở nên đáng tin cậy thì phải dựa vào khả năng sử dụng vũ lực như đòn bẩy bổ sung.

Do đó, phản ứng này nhằm củng cố uy tín quân sự của Mỹ đối với Iran và đối với các đồng minh của Mỹ trong vùng Vịnh và Israel.

Lầu Năm Góc trình bày phản ứng của Mỹ là một cuộc tấn công đồng thời mang tính chất trừng phạt và ngăn chặn nhằm răn đe Iran phải ngừng tiếp tục thực hiện tấn công các lợi ích Mỹ.

Nói tóm lại, ông Trump hướng đến mục tiêu tái đắc cử tổng thống, còn Iran hướng đến tương lai chính trị và chiến lược  ở Trung Đông.

Mục tiêu của ông Trump không phải là tham gia cuộc chiến trực diện với Iran mà là sử dụng mọi phương tiện, trừ chiến tranh

Tiến sĩ Alexandra de Hoop Scheffer

Mọi phương tiện, trừ chiến tranh

* Ông Trump có thể tiếp tục trong bao lâu?

A.H. Scheffer: Donald Trump không phải là người theo chủ nghĩa cô lập. Ông ấy đã nhiều lần thể hiện (ở Iraq, Syria và Afghanistan) rằng ông có khả năng sử dụng sức mạnh quân sự, hoặc thậm chí tăng cường sự hiện diện của quân đội Mỹ khi điều kiện trên địa bàn đòi hỏi.

Ở giai đoạn này, ông ấy sẽ khó giữ cam kết tranh cử rằng sẽ đưa Mỹ rời khỏi "các cuộc chiến không điểm dừng" và Trung Đông.

Ngược lại, ông ấy đã tăng quân số Mỹ trong khu vực khi quyết định triển khai 4.000 binh sĩ Mỹ đến Trung Đông vào cuối tháng 12-2019 cùng với 14.000 quân được triển khai từ tháng 5-2019 trong bối cảnh căng thẳng mới giữa Tehran và Washington.

Dù vậy, ông Trump sẽ sử dụng hành động này như đề tài tranh luận bầu cử để chứng tỏ nước Mỹ quyết tâm và mạnh mẽ.

Mục tiêu của ông Trump không phải là tham gia cuộc chiến trực diện với Iran mà là sử dụng mọi phương tiện, trừ chiến tranh (như không kích hạn chế, tấn công mạng, giám sát hàng hải, áp đặt các biện pháp trừng phạt) để ngăn chặn Iran tiếp tục chính sách gây bất ổn cho lợi ích Mỹ ở Iraq và trong khu vực.

Iran hiện nay cảm thấy bị bao vây và đe dọa bởi Mỹ gia tăng hiện diện quân sự ở sườn phía tây và phía đông. Điều này giải thích vì sao Iran gia tăng các vụ tấn công.

Iran sẽ tiếp tục leo thang chống Mỹ bởi đây là chiến lược thoát hiểm duy nhất. Để làm điều này, Iran sẽ sử dụng các đòn bẩy trong khu vực (ở Iraq, Yemen, Syria, Lebanon) để gây bất ổn cho Mỹ.

Mục tiêu của ông Trump không phải là một cuộc chiến trực diện với Iran - Ảnh 3.

Ông Trump quyết định triển khai thêm quân Mỹ đến Trung Đông - Ảnh: AFP

Cộng hòa hoan hô, Dân chủ chỉ trích

* Tầng lớp chính trị Mỹ phản ứng thế nào?

A.H. Scheffer: Đảng Cộng hòa và đặc biệt là các thượng nghị sĩ "diều hâu" như Lindsey Graham, Marco Rubio hay Tom Cotton hoan hô Tổng thống Trump đã quyết liệt đòi công bằng với Iran.

Trong khi đó, các nhà chính trị chủ chốt của Đảng Dân chủ đánh giá các phi vụ không kích của Mỹ là không tương xứng, có thể dẫn đến leo thang hoặc thậm chí là xảy ra chiến tranh không tránh khỏi.

Quan điểm mâu thuẫn giữa hai đảng là chuyện xưa nay vẫn vậy, thậm chí còn rập khuôn. Trong bối cảnh như thế, đến cả một tổng thống Đảng Dân chủ có thể cũng không còn lựa chọn nào khác ngoài sử dụng sức mạnh quân sự.

* NATO có thể giữ vai trò gì trong khủng hoảng này?

A.H. Scheffer: Việc Mỹ đơn phương rút khỏi thỏa thuận hạt nhân P5+1 năm 2015 đã loại khỏi vòng chiến mọi giải pháp đa phương về hồ sơ Iran. 

NATO không đóng vai trò ở Iran nhưng duy trì sự hiện diện hạn chế ở Iraq để huấn luyện cho lực lượng an ninh Iraq và ngăn chặn tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) trở lại. Tình hình an ninh suy giảm đáng kể sẽ tác động trực tiếp đến nhiệm vụ của NATO ở Iraq.

Mục tiêu của ông Trump không phải là một cuộc chiến trực diện với Iran - Ảnh 4.

Ngày 4-1-2020, NATO thông báo dừng công tác huấn luyện ở Iraq - Ảnh: EPA

Tướng Iran: Mỹ chết nhát không dám động thủ Giải mã những hiểu lầm phổ biến về Iran và Iraq Iran đã mở rộng ảnh hưởng ở Iraq như thế nào?

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ông Putin công bố quyết định tạo vùng đệm dọc biên giới Ukraine

Tổng thống Nga Vladimir Putin gọi đây là một 'vùng đệm an ninh cần thiết' dọc biên giới với Ukraine.

Ông Putin công bố quyết định tạo vùng đệm dọc biên giới Ukraine

Rộ tin Israel chuẩn bị tấn công cơ sở hạt nhân, Iran cảnh báo 'phản ứng tàn khốc'

Iran phản ứng sau khi Đài CNN tiết lộ thông tin tình báo Israel chuẩn bị tấn công các cơ sở hạt nhân của Tehran, ngay cả khi chính quyền ông Trump đang đàm phán hạt nhân với Iran.

Rộ tin Israel chuẩn bị tấn công cơ sở hạt nhân, Iran cảnh báo 'phản ứng tàn khốc'

Tòa án Thái Lan buộc cựu thủ tướng Yingluck bồi thường 300 triệu USD

Cựu thủ tướng Yingluck bị buộc bồi thường cho các khoản lỗ của chương trình trợ giá gạo của chính phủ Thái Lan khi bà cầm quyền.

Tòa án Thái Lan buộc cựu thủ tướng Yingluck bồi thường 300 triệu USD

Hạ viện Mỹ thông qua 'siêu dự luật' 1.100 trang về giảm thuế và chi tiêu

Hạ viện Mỹ do Đảng Cộng hòa kiểm soát đã thông qua dự luật chi tiêu và cải cách thuế (tax) quy mô lớn với chỉ một phiếu chênh lệch.

Hạ viện Mỹ thông qua 'siêu dự luật' 1.100 trang về giảm thuế và chi tiêu

Máy bay đâm xuống khu dân cư gây cháy dữ dội nhiều nhà, xe

Chiếc máy bay rơi xuống một khu phố ở San Diego, Mỹ, gây ra đám cháy lớn làm hư hại ít nhất 15 ngôi nhà và nhiều ô tô.

Máy bay đâm xuống khu dân cư gây cháy dữ dội nhiều nhà, xe

Không có bằng chứng về 'diệt chủng' đối với người da trắng ở Nam Phi như ông Trump cáo buộc

Gần đây Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố có một cuộc “diệt chủng” nhằm vào nông dân da trắng ở Nam Phi và đề xuất đưa họ sang Mỹ tị nạn. Song việc kiểm chứng của Đài CNN lại cho thấy thông tin không phải như vậy.

Không có bằng chứng về 'diệt chủng' đối với người da trắng ở Nam Phi như ông Trump cáo buộc
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar