22/06/2016 10:14 GMT+7

Mục tiêu 2020: rừng Tây nguyên đạt độ che phủ bằng... cách nay 5 năm

L.ANH
L.ANH

TTO - Chỉ trong vòng 5 năm (2010 - 2014), trữ lượng rừng khu vực Tây nguyên giảm hơn 57 triệu m3, tương đương 17,4%, trong đó có 20 triệu m3 ở khu vực rừng giàu và 12 triệu m3 ở rừng trung bình.

Nguồn: Bộ NN&PTNT - Đồ họa: TẤN ĐẠT

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn cho biết như vậy khi trao đổi với Tuổi Trẻ ngày 21-6.

“Tại Tây nguyên thời gian qua đã có gần 38.000ha rừng được chuyển đổi mục đích sang xây dựng thủy điện, hạ tầng giao thông, 110.000ha chuyển sang trồng cao su, cây ăn quả, cây công nghiệp, gần 123.000ha bị lấn chiếm, bị phá để lấy đất canh tác và sản xuất nông nghiệp. Cần một cơ chế đặc thù để khôi phục và phát triển rừng Tây nguyên” - ông Tuấn cho biết.

Theo đó, “cơ chế đặc biệt” sẽ bao gồm hai nhóm hoạt động và đã bắt đầu thực hiện từ năm 2016. Bộ đã đề xuất Chính phủ và được Thủ tướng chấp thuận đóng cửa rừng tự nhiên, dừng toàn bộ việc khai thác gỗ rừng và chuyển đổi mục đích rừng tự nhiên sang các công trình khác.

Gần nhất là dừng chuyển đổi rừng để xây dựng thủy điện Đrăng Phốk mà nếu xây dựng sẽ dùng đến 63ha đất rừng thuộc Vườn quốc gia Yok Đôn, Đắk Lắk, 53/63ha là chuyển đổi vĩnh viễn, kéo theo nhiều hệ lụy tổn hại đến sinh cảnh sống của nhiều loài động, thực vật.

Bên cạnh đó, bộ đề xuất có các cơ chế chính sách cho người bảo vệ rừng: tăng mức khoán bảo vệ rừng Tây nguyên lên 400.000 đồng/ha/năm, bổ sung kinh phí cho các tỉnh thực hiện các dự án ổn định di cư tự do, quy định trách nhiệm của chủ rừng, của người đứng đầu chính quyền các cấp khi để xảy ra cháy rừng, mất rừng, suy giảm chất lượng rừng...

Mục tiêu là đến năm 2020 rừng Tây nguyên đạt độ che phủ bằng... cách đây 5 năm.

Năm tháng đầu năm 2016, cơ quan chức năng phát hiện và xử lý trên 1.700 vụ vi phạm quy định về bảo vệ và phát triển rừng. Trong đó có 375 vụ phá rừng, thiệt hại 180ha, 178 vụ khai thác gỗ và lâm sản trái pháp luật, 804 vụ buôn bán và vận chuyển lâm sản trái pháp luật, 8 vụ vi phạm quy định về phòng và chữa cháy rừng, diện tích thiệt hại 29ha. Tịch thu 3.486m3 gỗ các loại.

(Nguồn: Tổng cục Lâm nghiệp)

L.ANH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Chủ tịch Nguyễn Văn Được: Hứa mà không có thật, Ban Giao thông phải báo cáo trung thực

Lo lắng dự án vành đai 3 TP.HCM bị chậm do thiếu cát, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được yêu cầu chủ đầu tư báo cáo thẳng, kỹ, không lòng vòng.

Chủ tịch Nguyễn Văn Được: Hứa mà không có thật, Ban Giao thông phải báo cáo trung thực

Chợ Thủ Đức ngập nặng mỗi khi mưa, thành phố kiến nghị hai dự án hơn 5.000 tỉ đồng

Dù thực hiện nhiều giải pháp nhưng khu vực chợ Thủ Đức vẫn ngập nặng mỗi khi mưa. TP Thủ Đức kiến nghị TP.HCM chấp thuận xây dựng hai dự án giảm ngập cho chợ Thủ Đức với hơn 5.000 tỉ đồng.

Chợ Thủ Đức ngập nặng mỗi khi mưa, thành phố kiến nghị hai dự án hơn 5.000 tỉ đồng

Trình Quốc hội duyệt dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku 4 làn xe hoàn chỉnh

Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku được Chính phủ trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư với chiều dài 125km, 4 làn xe hoàn chỉnh với tổng mức đầu tư 43.734 tỉ đồng.

Trình Quốc hội duyệt dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku 4 làn xe hoàn chỉnh

Ông Thái Bảo, chủ tịch HĐND tỉnh Đồng Nai làm phó bí thư Tỉnh ủy

Sáng 15-5, Tỉnh ủy Đồng Nai đã tổ chức hội nghị công bố quyết định chuẩn y ông Thái Bảo, chủ tịch HĐND tỉnh Đồng Nai làm phó bí thư Tỉnh ủy.

Ông Thái Bảo, chủ tịch HĐND tỉnh Đồng Nai làm phó bí thư Tỉnh ủy

Trình Quốc hội tăng vốn đầu tư cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu lên 21.551 tỉ đồng

Do chi phí bồi thường, tái định cư và chi phí xây dựng tăng nên Chính phủ trình Quốc hội điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu tăng từ 17.837 tỉ đồng lên 21.551 tỉ đồng.

Trình Quốc hội tăng vốn đầu tư cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu lên 21.551 tỉ đồng

Mang chim trời đến quán cà phê phải có giấy tờ: Kiểm lâm nói gì?

Ông Lê Ngọc Tuấn, chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm TP Huế, chia sẻ với Tuổi Trẻ Online về chuyện mang chim trời đến quán cà phê và việc chứng minh nguồn gốc của chim.

Mang chim trời đến quán cà phê phải có giấy tờ: Kiểm lâm nói gì?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar