20/12/2022 15:56 GMT+7

Mục tiêu 1 triệu héc ta gạo chất lượng cao ở miền Tây

BỬU ĐẤU
BỬU ĐẤU

Việt Nam là một trong ba quốc gia xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới. Do đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang làm đề án phát triển một triệu héc ta lúa gạo chất lượng cao ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Mục tiêu 1 triệu héc ta gạo chất lượng cao ở miền Tây - Ảnh 1.

Ông Huỳnh Minh Tuấn - phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp (bìa trái) - thăm gian hàng đặc sản của các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Bến Tre - Ảnh: BỬU ĐẤU

Ngày 20-12, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức 3 thảo luận khởi nghiệp về “chuyển đổi chuỗi lúa gạo, thủy sản và trái cây ở Đồng bằng sông Cửu Long hướng tới hiện đại, bền vững và phát thải thấp” đã thu hút 350 doanh nghiệp.

Tại phiên thảo luận về "chuyển đổi chuỗi lúa gạo Đồng bằng sông Cửu Long", ông Lê Thanh Tùng - phó cục trưởng Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - cho biết ngành hàng lúa gạo hiện nay đang gặp phải nhiều thách thức về sản lượng, biến đổi khí hậu và lợi nhuận trong bối cảnh khó khăn, lạm phát tăng… 

Việt Nam là một trong ba quốc gia xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới. Do đó, bộ đang làm đề án phát triển một triệu héc ta lúa gạo chất lượng cao ở Đồng bằng sông Cửu Long. 

"Lúa gạo bây giờ không còn là nông sản nữa, mà trở thành loại hàng hóa mang tính chất chính trị, mang tính chất xã hội, kinh tế và mục tiêu để tạo nhiều sinh kế cho người dân Đồng bằng sông Cửu Long", ông Tùng nói.

Nhiều đại biểu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng trăn trở sản xuất lúa gạo có hiệu quả thấp nhưng phát thải cao; lượng giống sử dụng cao và lạm dụng hóa chất nông nghiệp. 

Tuy nhiên, nhiều người chưa hiểu rõ chuỗi giá trị như thế nào, tham gia khâu nào và nếu hợp tác doanh nghiệp sẽ ra sao…

Mục tiêu 1 triệu héc ta gạo chất lượng cao ở miền Tây - Ảnh 3.

Ông Nguyễn Duy Thuận - tổng giám đốc Tập đoàn Lộc Trời - phát biểu tại buổi thảo luận chuyển đổi lúa gạo bền vững Đồng bằng sông Cửu Long - Ảnh: BỬU ĐẤU

Là doanh nghiệp đầu tàu ngành lúa gạo, ông Nguyễn Duy Thuận - tổng giám đốc Tập đoàn Lộc Trời - cho hay Lộc Trời sẽ đầu tư cho các doanh nghiệp khởi nghiệp, nếu có ý tưởng trong chuỗi giá trị lúa gạo thì sẽ nhận được hỗ trợ vốn, máy móc, công nghệ và thị trường từ Lộc Trời hỗ trợ.

"Lộc Trời đưa cơ chế trong chuỗi giá trị lúa gạo. Nếu doanh nghiệp đổi mới sáng tạo nào tham gia thì Lộc Trời sẽ tạo điều kiện để sử dụng tài nguyên của Lộc Trời. Đồng thời sẵn sàng hỗ trợ thị trường đang có. 

Trong chuỗi này, Lộc Trời sẽ hỗ trợ tất cả từ vốn, công nghệ, máy móc, thiết bị… sau đó sẽ lấy 30%. Còn lại giao cho doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư theo năng lực, sở trường", ông Thuận nói.

Mục tiêu 1 triệu héc ta gạo chất lượng cao ở miền Tây - Ảnh 4.

Đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa gạo lớn nhất nước khi xuất khẩu gần 7 triệu tấn gạo/năm, nhưng thu nhập của người nông dân trồng lúa còn bấp bênh - Ảnh: BỬU ĐẤU

Phát biểu kết luận, ông Trần Anh Thư - phó chủ tịch UBND tỉnh An Giang - cho biết giải quyết việc làm cho 15 triệu người nông dân tham gia trong sản xuất lúa gạo trực tiếp và gián tiếp là câu chuyện không thể dừng được. 

Bởi sản xuất lúa gạo, đặc biệt là thu nhập của người nông dân trồng lúa đang có thu nhập thấp nhất trong chuỗi sản xuất nông nghiệp. Nếu so với những lĩnh vực khác thì sản xuất lúa gạo thấp hơn 30 - 40%. 

Vì người nông dân tham gia sản xuất lúa gạo đang đứng trước nhiều áp lực, thách thức là vấn đề về sản xuất ngày càng khó khăn do biến đổi khí hậu, lạm dụng thuốc, thuốc bảo vệ thực vật và phân bón…

"Thời gian qua, chúng ta ít quan tâm phụ phẩm như rơm rạ, phụ phẩm của ngành hàng lúa gạo. Ít ai biết những sản phẩm này lại là lợi nhuận chính vào phần giá trị tăng thêm. 

Chúng ta cần tận dụng các phụ phẩm trong chuỗi lúa gạo, qua thu hoạch rơm rạ trên đồng ruộng và sử dụng các sản phẩm phụ khác, đặc biệt là phát triển xanh giảm khí thải nhà kính", ông Thư nói.

Anh Bùi Quang Huy: 'Thanh niên là nòng cốt chuyển đổi số, khởi nghiệp'

TTO - Trong 5 năm sắp tới, nhiệm vụ trọng tâm của Đoàn là giáo dục lý tưởng cách mạng, phát huy tinh thần sáng tạo, khơi dậy khát vọng khởi nghiệp - lập nghiệp, thanh niên làm nòng cốt trong chuyển đổi số quốc gia và cán bộ Đoàn giỏi, năng động hơn.

BỬU ĐẤU

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sẽ phạt nặng nếu nhà đầu tư không chuyển tài sản mã hóa về tổ chức Việt Nam cấp phép

Bộ Tài chính đề xuất phạt 100-200 triệu đồng nếu nhà đầu tư không mở tài khoản và chuyển tài sản mã hóa đang sở hữu về lưu giữ, giao dịch tại các tổ chức được cơ quan này cấp phép.

Sẽ phạt nặng nếu nhà đầu tư không chuyển tài sản mã hóa về tổ chức Việt Nam cấp phép

Ngành cao su triển khai chuỗi hoạt động kéo dài 3 tháng, chăm lo đời sống gần 79.000 lao động

Chuỗi sự kiện do Công đoàn Cao su Việt Nam tổ chức diễn ra từ tháng 5 đến tháng 7, bao gồm các hoạt động tri ân, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, cải thiện điều kiện làm việc, khơi dậy sáng kiến dành cho công nhân...

Ngành cao su triển khai chuỗi hoạt động kéo dài 3 tháng, chăm lo đời sống gần 79.000 lao động

Ngày 17-5, Quốc hội thông qua nghị quyết về cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân

Quốc hội dự kiến thông qua nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân lúc 11h ngày 17-5.

Ngày 17-5, Quốc hội thông qua nghị quyết về cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân

Đề xuất thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp, hộ kinh doanh không quá 1 lần/năm

Không được thanh tra, kiểm tra đối với mỗi doanh nghiệp, hộ kinh doanh quá 1 lần trong năm, trừ trường hợp có bằng chứng vi phạm rõ ràng.

Đề xuất thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp, hộ kinh doanh không quá 1 lần/năm

Một xã ở Sóc Trăng phát hiện gần 8 tấn sữa, thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc

Chủ nhà, người làm công khai nhận làm việc cho một người chủ đến từ Hà Nội, nhưng người đàn ông này nói được người khác thuê để mở kho chứa hàng, gồm sữa, thực phẩm chức năng.

Một xã ở Sóc Trăng phát hiện gần 8 tấn sữa, thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc

Nhiều người Việt e ngại biến đổi khí hậu và thời tiết cực đoan hơn cả suy thoái kinh tế

Biến đổi khí hậu và thời tiết cực đoan trở thành thách thức lớn nhất, vượt qua cả nỗi lo về suy thoái kinh tế. Nhiều doanh nghiệp Việt đang tích cực chuyển đổi xanh, vừa thể hiện trách nhiệm với môi trường và xã hội, vừa hái ra tiền.

Nhiều người Việt e ngại biến đổi khí hậu và thời tiết cực đoan hơn cả suy thoái kinh tế
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar