01/12/2023 20:17 GMT+7

Múa xòe Thái và cồng chiêng Tây Nguyên hẹn nhau ở thủ đô

Đó là thông điệp mà chương trình giới thiệu không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên và nghệ thuật xòe Thái mong muốn mang đến cho du khách và công chúng thủ đô cuối tuần này.

Du khách check-in với không gian giới thiệu di sản văn hóa xòe Thái - Ảnh: NGUYỄN HIỀN

Du khách check-in với không gian giới thiệu di sản văn hóa xòe Thái - Ảnh: NGUYỄN HIỀN

Chiều 1-12, công chúng thủ đô đã được tận mắt chiêm ngưỡng những điệu xòe của các cô gái Thái đến từ Yên Bái và màn biểu diễn cồng chiêng của các nghệ nhân dân tộc Ba Na tại Trung tâm văn hóa nghệ thuật 22 Hàng Buồm, Hà Nội.

Hoạt động nằm trong chương trình giới thiệu, trưng bày di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận gắn với phát triển du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi do Cục Du lịch Việt Nam tổ chức.

Phát biểu tại lễ khai mạc, ông Nguyễn Lê Phúc - phó cục trưởng Cục Du lịch quốc gia Việt Nam - cho biết du lịch di sản văn hóa được xác định là một trong những dòng sản phẩm chủ đạo của du lịch Việt Nam, và là một thành tố cốt lõi tạo nên thương hiệu du lịch Việt Nam.

"Thông qua chương trình này, Cục Du lịch quốc gia Việt Nam mong muốn các địa phương, điểm đến, hiệp hội, doanh nghiệp du lịch, lữ hành và cộng đồng sẽ tiếp tục chung tay bảo tồn, phát huy các giá trị di sản, tăng cường thu hút khách du lịch đến tham quan và trải nghiệm các giá trị quý giá của di sản văn hóa đất nước ta", ông Phúc chia sẻ.

Không gian cồng chiêng Tây Nguyên tại Trung tâm văn hóa nghệ thuật 22 Hàng Buồm - Ảnh: NGUYỄN HIỀN

Không gian cồng chiêng Tây Nguyên tại Trung tâm văn hóa nghệ thuật 22 Hàng Buồm - Ảnh: NGUYỄN HIỀN

Tại sự kiện, hai không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên và nghệ thuật xòe Thái được trưng bày với nhiều sản phẩm đặc trưng của người Ba Na, người Thái sẽ mang tới cho công chúng những câu chuyện về hai di sản văn hóa phi vật thể này.

Đồng thời, các nghệ nhân, người dân tộc đang trực tiếp gìn giữ và bảo tồn các nét văn hóa đẹp này sẽ giúp công chúng hiểu hơn về cách họ đang thực hành, phát huy các giá trị di sản đó tại địa phương như thế nào.

Các nghệ nhân, người dân Ba Na vượt ngàn cây số đến thủ đô quảng bá văn hóa địa phương - Ảnh: NGUYỄN HIỀN

Các nghệ nhân, người dân Ba Na vượt ngàn cây số đến thủ đô quảng bá văn hóa địa phương - Ảnh: NGUYỄN HIỀN

Đến Hà Nội trong một ngày mùa đông, anh Đinh Hnhot (huyện Kbang, Gia Lai) mong người dân thủ đô có thể hiểu hơn về văn hóa cồng chiêng của đồng bào các dân tộc tại Tây Nguyên.

"Chúng tôi sẽ đánh chiêng, múa cho đẹp để người dân, du khách được đến xem. Từ khi cồng chiêng Tây Nguyên trở thành di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, chúng tôi luôn cố gắng gìn giữ, bảo tồn. Ở làng, xã chúng tôi thường xuyên đánh cồng chiêng trong các ngày lễ lớn, quảng bá tới khách du lịch", anh Hnhot nói.

Xòe Thái là điệu múa truyền thống của người Thái được sử dụng trong nhiều hoạt động của cộng đồng - Ảnh: NGUYỄN HIỀN

Xòe Thái là điệu múa truyền thống của người Thái được sử dụng trong nhiều hoạt động của cộng đồng - Ảnh: NGUYỄN HIỀN

Còn chị Đinh Thị Hiến chia sẻ tại xã Nghĩa An (thị xã Nghĩa Lộ, Yên Bái), mỗi xóm, bản lại có một đội văn nghệ để cùng nhau gìn giữ các điệu xòe cổ và truyền dạy cho thế hệ sau.

"Điệu xòe Thái của chúng mình thì bà con ai cũng biết, khi có các hoạt động du lịch tại địa phương đều mang điệu xòe giới thiệu với du khách, gắn với du lịch văn hóa.

Khi du lịch về với bản làng, đời sống của chúng mình thay đổi rất nhiều, mình vừa được học hỏi cái mới, vừa được trình diễn các điệu múa xòe, các nét văn hóa của dân tộc mình", chị Hiến chia sẻ.

Với thông điệp hãy cùng "lên Tây Bắc - về Tây Nguyên, cùng cộng đồng đưa di sản đến với du lịch", mỗi du khách đến đây sẽ được gặp gỡ các cộng đồng, trực tiếp giao lưu và nghe chia sẻ từ cộng đồng sẽ thêm hiểu, yêu mến và trân quý các di sản văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số, từ đó nâng cao ý thức bảo vệ và chung tay cùng cộng đồng phát huy giá trị di sản văn hóa của Việt Nam.

Sự kiện diễn ra trong hai ngày 1-12 và 2-12 tại Trung tâm văn hóa nghệ thuật 22 Hàng Buồm, Hà Nội.

Độc đáo lớp học cồng chiêng

TTO - Trong trí nhớ của thầy giáo Điểu Nhin, ngày vui, sự kiện lớn của dòng họ, tiếng cồng chiêng luôn là một phần không thể thiếu. Lớp học này là cách để thầy giáo Điểu Nhin gửi gắm tình yêu, niềm tự hào với văn hóa dân tộc.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Du lịch hè cẩn thận đặt 4 sao, đến nơi khách sạn không ra sao

Tình trạng khách sạn quảng cáo hạng sao sai lệch đang ngày càng phổ biến, khách du lịch cần tỉnh táo khi đặt phòng để tránh bị lừa.

Du lịch hè cẩn thận đặt 4 sao, đến nơi khách sạn không ra sao

Giảm dọn phòng khách sạn, bớt chai nhựa, khách được tặng quà, thêm giờ

Ở Nhật, Hong Kong, Đài Loan, việc giảm dọn phòng khách sạn, giảm chai nhựa trong phòng..., khách được tặng quà, thêm giờ lưu trú. Còn ở ta?

Giảm dọn phòng khách sạn, bớt chai nhựa, khách được tặng quà, thêm giờ

'Tour mua sắm thời trang Việt Nam' hút khách quốc tế

Nhiều thương hiệu thời trang nội địa đang xuất hiện phổ biến trong giỏ hàng mua sắm của du khách quốc tế khi đến Việt Nam.

'Tour mua sắm thời trang Việt Nam' hút khách quốc tế

Việt Nam có bến du thuyền quốc tế đầu tiên ở Nha Trang

Sau thời gian hoạt động thử nghiệm, bến du thuyền quốc tế Ana Marina Nha Trang (TP Nha Trang, Khánh Hòa) chính thức được cấp mã cảng quốc tế và trở thành bến du thuyền quốc tế đầu tiên tại Việt Nam.

Việt Nam có bến du thuyền quốc tế đầu tiên ở Nha Trang

Vụ bắn thần công 'lạc' vào khán giả: Do hỏa pháo hết hạn sử dụng

Loại hỏa pháo được bắn từ súng thần công ở Kỳ đài Huế hôm 3-5 được mua từ năm 2023 và hết hạn sử dụng từ lâu, dẫn đến sự cố trên.

Vụ bắn thần công 'lạc' vào khán giả: Do hỏa pháo hết hạn sử dụng

Nhà ga 123 tuổi của Hải Phòng thành điểm du lịch

Được xây dựng từ năm 1902, ga Hải Phòng không chỉ là nơi đưa đón hành khách đi tàu mà còn mang giá trị lịch sử.

Nhà ga 123 tuổi của Hải Phòng thành điểm du lịch
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar