16/05/2025 17:08 GMT+7

Múa hất tóc Al-Ayyala đón Tổng thống Trump là di sản văn hóa phi vật thể nổi bật ở UAE

Văn hóa truyền thống của Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) là sự kết hợp tinh tế giữa bản sắc Ả Rập, Hồi giáo và nhịp sống hiện đại vùng Vịnh.

Mới đây, trong lễ đón Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) ngày 15-5, màn biểu diễn điệu múa Al-Ayyala cùng phần “múa tóc” độc đáo của các bé gái đã gây ấn tượng mạnh mẽ trên mạng xã hội toàn cầu.

Đây là một minh chứng sống động cho sức sống và sự tiếp nối của văn hóa truyền thống UAE trong thời đại hội nhập.

Video UAE chào đón Tổng thống Donald Trump điệu 'múa tóc' độc đáo

Nghệ thuật múa Al-Ayyala: tinh thần chiến binh trong âm nhạc

văn hóa - Ảnh 1.

Điệu múa Al-Ayyala - Ảnh: ALETIHAD NEWSPAPER

Theo website của UNESCO, Al-Ayyala là loại hình nghệ thuật trình diễn phổ biến và đặc trưng bậc nhất ở UAE, thường xuất hiện trong các dịp trọng đại như lễ cưới, ngày lễ quốc gia hay lễ đón nguyên thủ nước ngoài.

Thông thường, điệu múa do các nhóm nam giới hoặc bé trai biểu diễn xếp thành hai hàng đối diện. Họ cầm những gậy tre hoặc cành tre mảnh tượng trưng cho kiếm, giáo hoặc mũi tên, đồng loạt chuyển động theo nhịp trống để mô phỏng khung cảnh chiến trận, với đầy đủ các biểu cảm chiến đấu, giằng co và chiến thắng.

Riêng tại UAE - khu vực không bắt buộc nữ giới phải che tóc, những người phụ nữ hoặc trẻ em gái cũng tham gia biểu diễn điệu múa này. Khi múa, họ mặc trang phục truyền thống, vừa xoay người vừa hất mái tóc dài sang hai bên theo điệu trống dồn dập, tạo nên khung cảnh hút mắt, độc đáo và mang đậm dấu ấn vùng Trung Đông.

Ngoài nhóm múa chính còn có các nghệ sĩ chơi trống, tambourine (một loại nhạc cụ có âm thanh gần với trống lục lạc), và những người ngâm thơ Nabati - thể loại thơ dân gian phổ biến ở bán đảo Ả Rập với các chủ đề ca ngợi lòng dũng cảm, danh dự và tinh thần hiệp sĩ.

Một nhóm khác được gọi là Yaweela (nghĩa là “chuyển động” theo tiếng địa phương), di chuyển theo vòng tròn quanh nhóm múa, vừa đi vừa vung gậy theo nhịp trống.

Được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại vào năm 2014, điệu múa Al-Ayyala hiện được lưu truyền rộng rãi không chỉ tại UAE mà còn ở khu vực tây bắc Oman. Một số học giả cho rằng Al-Ayyala là biến thể của điệu múa Yowlah, dù hai điệu này khá tương đồng.

Khusmak - chạm mũi để chào nhau

văn hóa - Ảnh 2.

Hai người đàn ông Ả Rập trong trang phục truyền thống chạm mũi để chào nhau - Ảnh: AL-ARABIYA

Không bắt tay, ôm nhau hay hôn má, những người đàn ông ở một số quốc gia vùng Vịnh và Yemen có một cách chào hỏi “độc lạ” - chạm mũi với nhau - gọi là Khusmak.

Theo báo Al Arabiya, không rõ hình thức chào này xuất hiện từ khi nào, và liệu cách chào này không rõ xuất phát từ khu vực vùng Vịnh hay được du nhập từ một nơi nào khác. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu khẳng định cách chào hỏi này đã tồn tại ít nhất 15 thế kỷ cho đến nay.

Trong quan niệm của người Ả Rập, mũi là biểu tượng của lòng tự tôn và danh dự. Do đó, hành động chạm mũi thể hiện sự ngang hàng, kính trọng lẫn nhau và sự gắn kết thân thiết giữa hai người.

Nghi thức này không chỉ phổ biến ở UAE mà còn xuất hiện ở các quốc gia như Yemen, Ấn Độ, Malaysia, Mông Cổ và trong văn hóa của người Eskimo tại Bắc cực - với cùng ý nghĩa thể hiện sự gần gũi và tôn trọng.

Diện mạo văn hóa Hồi giáo qua trang phục người UAE

Là một quốc gia Hồi giáo, trang phục của UAE xuất phát từ các quy định, luật lệ của tôn giáo này, đồng thời thích ứng với khí hậu nóng bức đặc trưng của Trung Đông.

Trong khi đó, đàn ông mặc Kandura - áo choàng dài, thường là màu trắng, đầu đội khăn Gutra màu trắng hoặc họa tiết trắng đỏ, trắng đen, được cố định bằng dây vải màu đen gọi là Agal.

Nữ giới ở UAE thường mặc Abaya - một chiếc áo choàng dài màu đen, che hầu hết cơ thể trừ bàn chân, bàn tay và khuôn mặt. Một số gia đình có thể yêu cầu người phụ nữ trong nhà phải mặc Abaya kèm theo Niqab và Gafaaz, che kín cả hai bàn tay và khuôn mặt.

Tuy nhiên, khác với các quốc gia Trung Đông khác, UAE vẫn cởi mở hơn khi không bắt buộc phụ nữ và trẻ em gái phải che tóc. Sự linh hoạt này phần nào phản ánh chính sách cân bằng giữa truyền thống và hiện đại mà UAE theo đuổi trong nhiều lĩnh vực, bao gồm văn hóa, giáo dục và đối ngoại.

Dù ngày càng được giới thiệu ra quốc tế, văn hóa UAE vẫn là một kho tàng độc đáo còn nhiều bí ẩn với phần lớn thế giới.

Tổng thống Trump được chào đón bằng điệu 'múa tóc' độc đáo ở UAE

Ngày 15-5, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đến Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE), điểm đến thứ tư trong chuyến công du đầu tiên đến Trung Đông nhiệm kỳ này.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đội Jiangxi Yangfeng vô địch pháo hoa quốc tế Đà Nẵng 2025 trong màn trình diễn ngợp khói

Tối 12-7, đội Jiangxi Yangfeng đến từ Trung Quốc đã trở thành nhà vô địch DIFF 2025, khép lại mùa lễ hội kéo dài suốt 2 tháng.

Đội Jiangxi Yangfeng vô địch pháo hoa quốc tế Đà Nẵng 2025 trong màn trình diễn ngợp khói

Du lịch biển Việt Nam hút khách từ nhiều thị trường mới nổi

Sự xuất hiện của nhóm du khách từ các thị trường mới nổi đang tạo ra nhiều cơ hội cho du lịch biển Việt Nam thay đổi, tăng lợi nhuận và mở rộng thị trường.

Du lịch biển Việt Nam hút khách từ nhiều thị trường mới nổi

Sân bay Đà Nẵng đón số chuyến bay kỷ lục trước chung kết pháo hoa

Một ngày trước chung kết lễ hội pháo hoa, sân bay quốc tế Đà Nẵng ghi nhận số chuyến bay đến đạt kỷ lục: 171 chuyến. Công suất phòng khách sạn cũng đạt gần 100%.

Sân bay Đà Nẵng đón số chuyến bay kỷ lục trước chung kết pháo hoa

Đất nông nghiệp ở bãi sông Hồng, sông Đáy... được làm du lịch, giáo dục trải nghiệm

Tại kỳ họp thứ 25, diễn ra từ ngày 7 đến 10-7, HĐND TP Hà Nội đã thông qua nghị quyết quy định hình thức sử dụng, khai thác quỹ đất nông nghiệp tại bãi sông, bãi nổi ở tuyến sông có đê tại Hà Nội.

Đất nông nghiệp ở bãi sông Hồng, sông Đáy... được làm du lịch, giáo dục trải nghiệm

Giữa trưa nắng, người dân đến trải bạt ở bờ sông Hàn ‘xí chỗ’ xem chung kết pháo hoa

Trưa 12-7, hàng trăm người dân và du khách đã đổ về hai bờ sông Hàn (TP Đà Nẵng) để chọn chỗ đẹp xem chung kết Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng (DIFF) 2025, giữa đội chủ nhà Việt Nam và đội Trung Quốc.

Giữa trưa nắng, người dân đến trải bạt ở bờ sông Hàn ‘xí chỗ’ xem chung kết pháo hoa

Khám phá Hang Chỉ Huy giữa lòng di sản Phong Nha

Khám phá địa chỉ đỏ mới trên con đường Trường Sơn huyền thoại, đó là Hang Chỉ Huy tại đường 20 Quyết Thắng, xã Phong Nha, tỉnh Quảng Trị.

Khám phá Hang Chỉ Huy giữa lòng di sản Phong Nha
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar