03/05/2025 11:24 GMT+7

Mùa chụp đìa xứ bác Ba Phi

Không chỉ bắt cá, chụp đìa mùa hạn còn là nét đẹp tình làng nghĩa xóm của dân xứ Cà Mau được lưu truyền đến nay.

chụp đìa - Ảnh 1.

Đìa là ao trũng của ruộng lúa để cá trú ngụ qua mùa hạn - Ảnh: THANH HUYỀN

Vùng đất U Minh Hạ trù phú được thiên nhiên ban tặng nhiều sản vật, trong đó có cá đồng đang ngày càng hiếm quý. Và việc vần công chụp đìa mùa hạn không chỉ để bắt cá mà còn là nét đẹp tình làng nghĩa xóm của dân xứ Cà Mau được lưu truyền đến nay.

1. Người miệt khác nghe đìa coi bộ hơi lạ, nhưng tình thiệt dân xứ này ai hổng rành đìa như nghêu ngao ba câu vọng cổ. Đìa (hay còn gọi ao) có độ sâu từ 2-4m, tùy diện tích đất lớn nhỏ mà người dân có thể đào rộng từ 5-10m và dài ít nhất cũng gấp đôi, gấp ba cỡ đó trở lên.

Sau chiến tranh, những lỗ bom lớn hay lỗ bom đôi (thả hai trái liền nhau) cũng có thể gọi là đìa nếu được người ta tận dụng để cá tự nhiên tụ ở hay thả nuôi như sau này.

Từ thuở ông cha mở cõi đã rành rẽ đặc tính của loài cá thường rút về nơi trũng sâu vào mùa nước cạn để trú ẩn và lên đồng sinh sản vào mùa mưa. Mùa chụp đìa bắt đầu sau khi lúa thóc đã xong, trên đồng cạn khô, nông dân rảnh rỗi bắt cá đồng để bán và để ăn, vui chơi sau vụ mùa.

chụp đìa - Ảnh 2.

Cá sau khi bị dồn lại góc lưới sẽ được người dân vớt lên lựa

Ông Đinh Văn Út (ấp Trùm Thuật, xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời, Cà Mau) cho biết xưa kia vùng đất U Minh rộng lớn gồm luôn cả khu này, cá đồng nhiều vô kể. Đây cũng chính là quê hương bác Ba Phi, nơi sản sinh chuyện con cá lóc ăn được trái dừa khô bự chà bá rụng xuống.

"Giờ cá đồng hổng còn nhiều như trước nhưng dân mình vẫn duy trì cách bắt cá bằng hình thức vần công chụp đìa (nhà này giúp nhà kia mà không cần thù lao, khi cần thì được mọi người giúp lại). Cách này hợp cảnh nông thôn thiếu lao động hiện nay", ông Út nói.

Nhà ông Út có 2ha đất ruộng lúa, nhờ cơ giới bao bờ lại nên cá đồng thỏa sức bơi lội vào mùa nước lên đồng và mùa khô lại rút về ao đìa. Mỗi năm cứ đến mùa chụp đìa là ông Út kiếm được khoảng 20 triệu đồng từ hai đìa cá.

Năm nay cũng vậy, ông Út đã đi vần công với bốn nhà hàng xóm có đìa.

chụp đìa - Ảnh 3.

Nhiều chị em gom lại thành nhóm để lựa cá

2. Chị Vũ Thị Hiên, một hàng xóm, cho biết: "Sau khi đi chụp đìa nhà thứ tư, ông Út báo ngày chụp đìa nhà mình, tự động hôm nay tôi và anh em có mặt ở đây từ sáng sớm để chuẩn bị mần lại giúp ông Út".

Người phụ nữ miệt quê bác Ba Phi này rổn rảng khoe thêm cái thú vui hiếm đâu có.

"Chụp đìa khoái dữ thần nghen. Chủ đìa phải dọn sạch các nhánh chà dưới đìa, dọn cỏ xung quanh từ hôm trước. Các que ghim bằng sậy phải được chuẩn bị sẵn, còn lại phần lưới thì mọi người sẽ đem tới.

Sáng sớm sẽ xuống lưới để kịp bắt cá bán cho chợ. Đàn ông thì mần việc nặng nhọc như ghim lưới và bắt cá, phụ nữ thì lựa cá và làm cá.

Ở giữa công đoạn chụp đìa là đợi cá lên lưới, đàn ông có thể lai rai vài ly rượu đế với mấy con cá lóc bắt được dưới họng đìa khi để lưới xuống, cá nhảy lên. Còn phụ nữ thì tám chuyện mùa màng, chồng con".

Chụp đìa là dùng một tấm lưới rộng hơn miệng đìa bao phủ toàn bộ mặt nước, sau đó từ từ hạ tấm lưới xuống cách đáy đìa khoảng nửa mét rồi dùng những nhánh tre nhỏ hoặc cây sậy bẻ gập đôi và ghim viền lưới vào thành đìa.

Việc ghim lưới phải là người có nhiều kinh nghiệm, vì phải chừa mé lưới sát bờ đìa đủ chỗ cho cá trồi lên trên mặt lưới để thở mà không quay trở xuống dưới đáy đìa được.

chụp đìa - Ảnh 4.

Cá nhỏ được thả lại để có nguồn cá lớn hơn và sinh sản cho mùa sau

Sau khi ghim lưới, người chụp đìa sẽ đợi khoảng hai giờ để cá chui hết lên trên, nằm gọn trên mặt lưới. Lúc này người chụp sẽ kéo hai viền lưới lên ghim trên bờ đìa, rồi kéo lưới gom cá về một đầu đìa và dùng vợt để xúc cá lên.

Làm cách này những con cá nhỏ hơn mắt lưới sẽ rớt trở lại đìa, chủ đìa chỉ bắt cá lớn, còn cá nhỏ chừa lại cho mùa sau.

Lúc kéo lưới là hào hứng nhất vì cá trong lưới cứ nhảy loạn xạ tìm cách thoát thân, người trên bờ thì chọn những con lớn nhất nhảy lên mà "xí phần" để một lúc sau bắt được mà đem lên nướng lai rai ba điều bốn chuyện. Chủ nhà lúc nào cũng hào phóng chọn những con cá bự nhất để đãi đằng anh em chụp đìa. Những con cá đủ lớn được chị em phân loại bán cho thương lái.

Khi về, chủ nhà không quên gói theo cho bà con hàng xóm vài con cá ngon để làm quà cho sắp nhỏ hoặc người lớn tuổi không đi chụp đìa được.

chụp đìa - Ảnh 5.

Phần thưởng những con cá nướng đơn sơ mà vui vẻ cho hàng xóm phụ chụp đìa

Kết thúc buổi chụp đìa là phần thưởng cho bà con với bữa tiệc cá nướng tại bờ và vài ly rượu đế cay nồng.

Các má, các chị em sau khi làm cá giúp chủ đìa thì mần thêm nồi cháo cá hoặc tô canh rau đắng đất tiện tay nhổ được trên đồng, để cùng ngồi vui bàn chuyện sẽ chụp đìa nhà nào tiếp theo.

Rôm rả tát đìa bắt cá đồng ăn tết

TTO - Nhiều vùng quê miền Tây đang rôm rả không khí tết khi nhiều gia đình tát đìa bắt cá đồng chế biến ăn mấy ngày tết.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 3: Ai về phương Nam, ghé thăm tỉnh Cửu Long

Một thời, tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh là một với tên gọi tỉnh Vĩnh Trà, sau đó đổi tên thành tỉnh Cửu Long.

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 3: Ai về phương Nam, ghé thăm tỉnh Cửu Long

Người dân TP Thủ Đức bì bõm thu dọn đồ đạc sau trận mưa ngập đến nửa nhà

Sau cơn mưa lớn sáng 10-5, nhiều hộ dân ở phường Tam Bình (TP Thủ Đức, TP.HCM) ngập nặng, nước tràn vào nhà làm hư hỏng đồ đạc.

Người dân TP Thủ Đức bì bõm thu dọn đồ đạc sau trận mưa ngập đến nửa nhà

Trung niên đi học ở xứ người

Vậy là tôi chính thức xong năm nhất đại học dù đã đi học hai năm nếu tính luôn hai học kỳ tiếng Anh của mình.

Trung niên đi học ở xứ người

Được đồng đội cứu ở chiến trường và cứu lại con trai đồng đội trong thời bình, chuyện như cổ tích

Tình đồng đội như câu chuyện cổ tích trong thời chiến và thời bình. Đúng là nhân lành quả ngọt, chuyện như cổ tích.

Được đồng đội cứu ở chiến trường và cứu lại con trai đồng đội trong thời bình, chuyện như cổ tích

'Quái kiệt' hơn 60 năm chân trần giữ rừng quý

Ẩn mình giữa rừng già Trường Sơn, người đàn ông 66 tuổi với đôi chân trần rắn rỏi đã trải qua những năm tháng cuộc đời đầy thăng trầm gắn liền với núi rừng. Đôi chân chưa từng mang dép nhưng vẫn vượt gai rừng, đá nhọn bảo vệ rừng quý.

'Quái kiệt' hơn 60 năm chân trần giữ rừng quý

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 2: Không xây trụ sở mới, để tiền lo cho dân

Khi mới nhập - tách tỉnh, chủ trương lãnh đạo tỉnh Minh Hải thời đó (hay Cà Mau và Bạc Liêu sau này) là không xây trụ sở làm việc mà dồn toàn bộ nguồn lực cho vùng nông thôn nghèo khó, vùng căn cứ cách mạng.

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 2: Không xây trụ sở mới, để tiền lo cho dân
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar