12/09/2024 13:07 GMT+7

Mùa bão lũ: Cộng đồng đầy cảm xúc nhưng cũng cần cảnh giác kẻo bị tổn thương vì tin giả tin sai

Tin giả, tin gây hiểu lầm, tin cố tình sai lệch... từ lâu đã là vấn nạn gây nhiễu loạn thông tin, đặc biệt là vào những thời điểm nhạy cảm như mùa bão lũ, tin giả cũng lợi dụng cảm xúc cộng đồng để gây hoang mang.

Làm sao để tránh bão tin giả?  - Ảnh 1.

Ảnh vệ tinh từ bão Haiyan năm 2013 được đồn thổi trên mạng thành siêu bão năm 2023 (trái), và bức ảnh này về bão Haiyan trên Wikipedia - Ảnh: AFP

Tháng 11 năm ngoái, người dùng mạng xã hội ở Philippines được một phen “hú vía" vì một bức ảnh vệ tinh mà nhiều người lan truyền kèm thông tin dự đoán một siêu bão có thể tấn công Philippines vào ngày 18-11 với sức gió lên đến 185km/h.

Thậm chí một bài đăng trên Facebook, được chia sẻ hơn 27.000 lần, còn cảnh báo mọi người hãy sẵn sàng sơ tán.

Trong khi đó, cơ quan khí tượng của Philippines ngày 13-11 chỉ phát đi cảnh báo về khả năng có một cơn bão với gió lên đến 120km/h, nhưng không dự đoán siêu bão và một ngày sau đó, dự báo này cũng bị hủy bỏ.

Đến ngày 23-11, vẫn không có cơn bão nào tấn công Philippines cả, theo AFP. Sau đó, người ta phát hiện ra đó là hình ảnh vệ tinh của cơn bão Haiyan từ năm 2013.

Do vậy, để bảo vệ bản thân và cộng đồng khỏi những thông tin sai lệch, việc biết cách phân biệt tin giả là rất quan trọng.

Bí kíp tránh tin giả

Dưới đây là một số lời khuyên hữu ích để nhận diện thông tin sai lệch do Sở Các vấn đề cộng đồng và Đô thị MACA (Canada) khuyến cáo người dân:

Trong những trường hợp khẩn cấp, có rất nhiều thông tin được lan truyền. Không phải tất cả đều đáng tin cậy. Những suy đoán, tin đồn và thông tin sai có thể gây nhầm lẫn, lo lắng và làm trì hoãn các nỗ lực ứng phó khẩn cấp. Một số mẹo dưới đây có thể giúp bạn phân biệt được thông tin sai để tránh:

Cẩn trọng với nguồn thông tin trên mạng xã hội:

Nếu bạn thấy một bài đăng trên nhóm Facebook cộng đồng, trước khi chia sẻ hoặc tin vào nó, hãy thực hiện những bước sau để đánh giá độ tin cậy:

- Kiểm tra lịch sử bài đăng của họ trong nhóm: Họ có thường xuyên đăng tải các nội dung kích động hoặc gây xúc phạm không? Họ có bị các thành viên trong nhóm chỉ trích hoặc bác bỏ trước đây không? Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo về các nguồn thông tin không đáng tin cậy.

- Kiểm tra trang cá nhân của họ: Ba dấu hiệu có thể cảnh báo về tài khoản mạng xã hội giả là tài khoản mới tạo, tài khoản có rất ít người theo dõi, và ảnh đại diện là ảnh trên mạng hoặc ảnh của người khác.

Đánh giá tất cả các nguồn thông tin:

Ai đã chia sẻ thông tin với bạn và họ lấy thông tin từ đâu? 

Dù thông tin có nguồn gốc từ bạn bè hay gia đình, bạn vẫn cần đánh giá nguồn gốc của nó.

Đối với các trang web, hãy kiểm tra phần “Giới thiệu” và “Liên hệ” để tìm thông tin nền và thông tin liên hệ hợp pháp.

Tìm kiếm tên tác giả trên mạng để xem họ có phải là người thật và/hoặc đáng tin cậy không. Kiểm tra địa chỉ web, địa chỉ email hoặc tiêu đề khi bạn đọc thông tin từ nguồn mới.

Nếu bạn nghe thông tin trực tiếp, hãy đặt câu hỏi. Nếu người đó không có nhiều chi tiết, họ có thể đã nhầm lẫn.

Cảnh giác với tiêu đề, tít tựa:

Tiêu đề hoặc các bài đăng trên mạng xã hội có thể cố tình gây sốc hoặc kích động để thu hút sự chú ý hoặc tạo phản ứng từ người đọc. Hãy đảm bảo bạn đọc hết nội dung chứ không chỉ tiêu đề của bài viết - hãy xem hết toàn bộ câu chuyện.

Hãy tìm kiếm thông tin ngoài mạng xã hội, tìm đến các nguồn thông tin in ấn như báo chí và tạp chí, các nguồn thông tin kỹ thuật số như các trang tin tức trực tuyến, và các nguồn chính thức từ chính phủ và chính quyền địa phương. Đọc nhiều nguồn sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ ràng hơn về những gì đáng tin cậy và không đáng tin cậy.

Thận trọng với thư rác và các trang web không đáng tin cậy:

Có 6 dấu hiệu cảnh báo cần lưu ý:

- Thiết kế giao diện không chuyên nghiệp.

- Sai chính tả và ngữ pháp.

- Sử dụng quá nhiều chữ in hoa hoặc dấu chấm than.

- Địa chỉ web có vẻ giống, nhưng khác một chút so với các trang web đã được xác thực.

- Địa chỉ web sử dụng các tên miền không phổ biến (ví dụ: .biz, .info).

- Những email tuyên bố là từ một tổ chức nhưng có địa chỉ email không liên quan đến trang web của tổ chức đó.

Tung tin giả trong bão lớn, lũ dữ là tội ác!

Trong nỗi đau bão lũ ở miền Bắc hôm nay cũng như bao đợt thiên tai khác, tung tin giả là tội ác. Đó là sự nhẫn tâm trước nỗi đau của đồng loại!

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nhạc sĩ Viết tiếp câu chuyện hòa bình bác thông tin đánh bản quyền VTV

Một số tin tức nổi bật: Sao Việt chia sẻ khoảnh khắc đáng nhớ nhân Ngày của mẹ; Nhiều phim cho Ngày của mẹ; Nguyễn Văn Chung bác bỏ thông tin đánh bản quyền VTV; 'Điên nữ' Seo Ye Ji khoe ăn bún chả, chuối Việt Nam.

Nhạc sĩ Viết tiếp câu chuyện hòa bình bác thông tin đánh bản quyền VTV

Bị đùa giỡn quá trớn trên mạng, hai hãng thức ăn nhanh lên tiếng cảnh báo

Gần đây xuất hiện hàng loạt tài khoản giả mạo trên các nền tảng Facebook và TikTok, đăng tải các nội dung đùa giỡn quá trớn, thiếu chuẩn mực khiến hãng thức ăn nhanh KFC Việt Nam và Jollibee phải ra thông báo khẩn.

Bị đùa giỡn quá trớn trên mạng, hai hãng thức ăn nhanh lên tiếng cảnh báo

Thực hư chuyện nhà hàng ở Cát Bà thu thêm 100.000 tiền 'phí thái độ'

Nhà hàng Trường Phát ở thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải, TP Hải Phòng bị khách tố thu thêm 100.000 tiền 'phí thái độ'. Thực hư thế nào?

Thực hư chuyện nhà hàng ở Cát Bà thu thêm 100.000 tiền 'phí thái độ'

Tổng giáo phận TP.HCM cảnh báo hình ảnh Giáo hoàng Leo XIV tạo ra từ AI

Tổng giáo phận TP.HCM đăng cảnh báo trên Fanpage tổng giáo phận về việc nhiều người chia sẻ hình ảnh Giáo hoàng Leo XIV tạo ra từ AI gây nhiễu loạn thông tin.

Tổng giáo phận TP.HCM cảnh báo hình ảnh Giáo hoàng Leo XIV tạo ra từ AI

Tội phạm mạng nhắm vào học sinh, sinh viên: Giả công an, tạo Zoom, chiếm đoạt tiền tỉ

Nhiều học sinh, sinh viên bị lừa đảo qua mạng với thủ đoạn giả danh công an, viện kiểm sát, dọa liên quan án hình sự.

Tội phạm mạng nhắm vào học sinh, sinh viên: Giả công an, tạo Zoom, chiếm đoạt tiền tỉ

Kiểm tra cơ sở lòng se điếu: Chủ quán ‘bốc phét’ bộ lòng 20m thành 40m

Chủ cơ sở Lòng chát quán thừa nhận bộ lòng se điếu dài 40m được lan truyền trên mạng xã hội thực tế chỉ dài hơn 20m.

Kiểm tra cơ sở lòng se điếu: Chủ quán ‘bốc phét’ bộ lòng 20m thành 40m
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar