05/06/2023 16:29 GMT+7

Một trẻ nghi mắc bệnh than hiếm gặp, không tiếp xúc thịt trâu, bò

Ngày 5-6, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Điện Biên thông tin vừa tiếp nhận trường hợp trẻ nhỏ 2 tuổi nghi mắc bệnh than và không tiếp xúc với nguồn bệnh.

Một trẻ nghi mắc bệnh than hiếm gặp, không tiếp xúc thịt trâu, bò - Ảnh 1.

Bệnh than do vi khuẩn Bacillus anthracis gây nên - Ảnh minh họa

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online chiều 5-6, lãnh đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Điện Biên cho biết ghi nhận thêm một trường hợp nghi mắc bệnh than là bé T.T.Đ. (2 tuổi, trú tại xã Pú Xi, huyện Tuần Giáo).

Trước đó, bệnh nhi xuất hiện tình trạng sốt, nôn mửa, trên cánh tay trái xuất hiện nốt tím đen và ngứa. Sau 1-2 ngày, nốt tím đen to lên và có mủ, gia đình đã đưa bệnh nhân đến nhà người quen tại huyện Tủa Chùa để bó thuốc, sau đó vẫn không đỡ.

Đến sáng 4-6, bé Đ. được đưa đến Trung tâm Y tế huyện Tủa Chùa thăm khám. Chiều cùng ngày, Đ. được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện Biên và được chẩn đoán viêm phổi, nghi ngờ mắc bệnh than.

"Gia đình không ăn thịt trâu bò, chỉ ăn thịt lợn và rau. Trong vùng không có trâu bò mắc bệnh than và cũng không tiếp xúc với người có mầm bệnh than. Hiện các đơn vị đang điều tra yếu tố dịch tễ của ca bệnh để khoanh vùng, xử lý mầm bệnh", đại diện CDC tỉnh Điện Biên thông tin.

Trước đó, tỉnh Điện Biên ghi nhận 3 điểm dịch mắc bệnh than (còn gọi là bệnh nhiệt than), gây bệnh cho 13 người liên quan đến giết mổ và ăn thịt trâu, bò.

Bệnh than là bệnh truyền nhiễm, thường phát hiện trên các loài động vật máu nóng như gia súc, động vật hoang dã và ở người.

Nguyên nhân gây bệnh than do vi khuẩn Bacillus anthracis, có khả năng sinh bào tử hay còn gọi nha bào là tác nhân chính dẫn đến bệnh than. Bào tử của vi khuẩn Bacillus anthracis tồn tại rất lâu và có sức sống rất cao trong môi trường tự nhiên, có khả năng chịu nhiệt và đề kháng với một số hóa chất khử trùng.

Con người tiếp xúc với động vật, những sản phẩm của động vật bị nhiễm bệnh, những vết thương, sự hít phải vi khuẩn gây bệnh sẽ gây nên bệnh than.

Theo nhận định của Bộ Y tế, so với trung bình số mắc 5 năm gần đây, bệnh than hiện đang có dấu hiệu gia tăng tại khu vực miền núi phía Bắc. Đặc biệt là khu vực có mầm bệnh tồn tại bền vững và lâu dài, làm tăng nguy cơ lây sang người.

Bộ Y tế khuyến cáo các địa phương tăng cường tổ chức các hoạt động truyền thông về sự nguy hiểm và các biện pháp phòng chống bệnh. Tuyên truyền cho người dân không giết mổ, không ăn, không sử dụng, không buôn bán các sản phẩm từ gia súc mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.

Xuất hiện điểm dịch bệnh than sau khi ăn thịt trâu bò

3 điểm dịch mắc bệnh than (bệnh nhiệt than) được ghi nhận trên địa bàn tỉnh Điện Biên liên quan đến giết mổ và ăn thịt trâu, bò. Bộ Y tế đề nghị các đơn vị tăng cường phòng chống dịch.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Giới khoa học bác bỏ tin đồn vắc xin COVID-19 mRNA gây ung thư

Một nghiên cứu tại Đức đang bị xuyên tạc trên mạng xã hội, khi nhiều người phát tán thông tin sai lệch rằng vắc xin mRNA ngừa COVID-19 gây ung thư và hội chứng 'VAIDS' - điều mà chính các tác giả của nghiên cứu đó đã lên tiếng bác bỏ.

Giới khoa học bác bỏ tin đồn vắc xin COVID-19 mRNA gây ung thư

Chống hàng giả, cần điểm ngay từ 'yếu huyệt'

Hàng giả, hàng gian gây bức xúc đã từ lâu, nay nóng lên khi cơ quan chức năng vừa khởi tố nhiều vụ gây chấn động.

Chống hàng giả, cần điểm ngay từ 'yếu huyệt'

Sản phẩm công ty chồng Đoàn Di Băng: Chỉ số chống nắng ghi 50 nhưng kiểm nghiệm có 2,4

Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) vừa ra quyết định đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy toàn bộ lô sản phẩm Hanayuki Sunscreen Body (hộp 1 tuýp 100g) do chỉ số chống nắng trên nhãn là SPF 50 nhưng kết quả kiểm nghiệm là SPF 2,4.

Sản phẩm công ty chồng Đoàn Di Băng: Chỉ số chống nắng ghi 50 nhưng kiểm nghiệm có 2,4

Loét miệng, đau rát lâu lành cũng có thể là cảnh báo mắc ung thư

Ung thư khoang miệng là một nhóm bệnh lý ác tính xuất hiện tại vùng khoang miệng bao gồm lưỡi, lợi, hàm dưới, niêm mạc má, sàn miệng, lợi hàm trên, khẩu cái và môi. Trong đó ung thư lưỡi là nhóm phổ biến và nguy hiểm nhất.

Loét miệng, đau rát lâu lành cũng có thể là cảnh báo mắc ung thư

Mắc viêm màng não nguy hiểm do loại một loại nấm

Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương vừa tiếp nhận bệnh nhân nguy kịch do viêm màng não bởi nấm Cryptococcus - một loại nấm thường tồn tại trong môi trường tự nhiên.

Mắc viêm màng não nguy hiểm do loại một loại nấm

Tin tức sáng 17-5: Lãi ngành điện tăng vọt; Báo động người trẻ Việt ghiền nước ngọt

Tin tức đáng chú ý: Lãi 'đại gia' ngành điện, bất động sản tăng vọt, dầu khí 'tụt dốc'; Báo động người trẻ Việt ghiền nước ngọt, lười vận động; TP.HCM thu hồi mỹ phẩm quảng cáo 'lố', thay đổi công thức...

Tin tức sáng 17-5: Lãi ngành điện tăng vọt; Báo động người trẻ Việt ghiền nước ngọt
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar