25/12/2015 09:34 GMT+7

Một tiết học hòa nhập thú vị

TRẦN VĂN TÁM (Trường TH Trung Lập Hạ, Củ Chi, TP.HCM)
TRẦN VĂN TÁM (Trường TH Trung Lập Hạ, Củ Chi, TP.HCM)

TT - Cô giáo tiến hành bài dạy bằng giáo án điện tử, nên các em này tỏ ra thích thú và chăm chú nhìn lên màn hình, theo dõi bài một cách say mê.

Em Như Ý đang cắm cúi vẽ con gà trong tiết học hòa nhập - Ảnh: T.V.Tám

(Nhân đọc bài “Lúng túng việc giáo dục học sinh đặc biệt”, Tuổi Trẻ ngày 22-12-2015)

Giữa học kỳ II năm học 2014-2015, ban giám hiệu của hai trường Nuôi dạy trẻ em khuyết tật Củ Chi và tiểu học Trung Lập Hạ, huyện Củ Chi (TP.HCM) phối hợp xây dựng giáo án môn tự nhiên - xã hội lớp 1, và tiến hành dạy minh họa trẻ khuyết tật trí tuệ học hòa nhập với trẻ đang học phổ thông cho giáo viên hai trường dự giờ rút kinh nghiệm.

Có bốn học sinh đang học lớp 1 của Trường Nuôi dạy trẻ em khuyết tật tham gia học tập với 42 học sinh lớp 1/3 của Trường tiểu học Trung Lập Hạ.

Bài dạy hôm đó có tựa Con gà do cô giáo Nguyễn Thị Thuận lên lớp. Giáo án được thiết kế vận dụng theo phương pháp “Bàn tay nặn bột” kèm với tinh thần đổi mới theo mô hình VNEN, có mục tiêu rõ ràng cụ thể và câu hỏi nhỏ dành cho học sinh khuyết tật.

Trước khi vào tiết dạy, cô Thuận làm quen với các em học sinh khuyết tật khoảng 5 phút, sau đó cô bố trí cho bốn em vào bốn nhóm học tập ngẫu nhiên của lớp.

Khi thấy hình ảnh con gà trên màn hình, các em cũng tham gia vẽ gà một cách say sưa, như em Nguyễn Thị Như Ý nói: “Em vẽ liền hai con gà. Gà vẽ bằng bút chì, không có tô màu nhưng cô giáo treo tranh của em lên bảng cho các bạn trong lớp xem và vỗ tay khen. Em rất vui”.

Còn em Võ Quang Hạ được cô giáo mời lên bảng dùng que chỉ lên màn hình đâu là đầu, đuôi, mình, chân... con gà, em đều chỉ đúng. Được cô và các bạn vỗ tay khen, em chỉ cười nói: “Nhà em có nuôi gà nên em biết đó cô”.

Em Lê Nhật Hùng thì bắt chước tiếng gáy ò ó o của gà trống, tiếng cục tác của gà mái và tiếng chíp chíp của gà con, em còn tươi cười khi thấy cô giáo bày ra trò chơi “con gà đẻ trứng vàng”...

Sau tiết học, các em còn chưa muốn về vội, mà làm quen với các bạn mới học chung trong lớp. Em Nguyễn Phúc An ôm tôi và nói: “Em rất thích học ở đây, thế nào cũng nói ba chuyển về đây cho em học”.

TRẦN VĂN TÁM (Trường TH Trung Lập Hạ, Củ Chi, TP.HCM)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Điểm chuẩn vào lớp 10 THPT chuyên Hà Nội

Sở GD-ĐT Hà Nội vừa công bố điểm thi và điểm chuẩn vào lớp 10 THPT chuyên năm học 2025-2026.

Điểm chuẩn vào lớp 10 THPT chuyên Hà Nội

Nóng: Hà Nội công bố điểm chuẩn vào lớp 10 công lập

Tối 4-7, Sở GD-ĐT Hà Nội công bố điểm chuẩn vào lớp 10 của hơn 100 trường THPT công lập khối không chuyên.

Nóng: Hà Nội công bố điểm chuẩn vào lớp 10 công lập

Hành trình ẩm thực của con, là hành trình yêu thương của cả nhà

Trong khuôn viên phim trường của ‘Little Chef - Đầu Bếp Nhí’ ngày đầu tiên, hàng chục bạn nhỏ bước vào với ánh mắt háo hức. Nhưng nếu nhìn thật kỹ, phía sau ấy là bóng dáng của những người cha, người mẹ đứng lặng lẽ ngoài khung hình đầy yêu thương.

Hành trình ẩm thực của con, là hành trình yêu thương của cả nhà

Phường ở Đắk Lắk lập 'đường dây nóng' lắng nghe tâm tư giáo viên, người dân

Một phường ờ Đắk Lắk công bố "đường dây nóng" trong lĩnh vực giáo dục, cam kết trực tiếp chỉ đạo, xử lý các phản ánh để tạo thuận lợi cho giáo viên và học sinh.

Phường ở Đắk Lắk lập 'đường dây nóng' lắng nghe tâm tư giáo viên, người dân

Khánh Hòa công bố điểm chuẩn vào lớp 10, cao nhất 16,25 điểm

Chiều 4-7, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Khánh Hòa công bố điểm chuẩn vào lớp 10 THPT công lập năm học 2025 - 2026.

Khánh Hòa công bố điểm chuẩn vào lớp 10, cao nhất 16,25 điểm

Đại học Quốc gia TP.HCM thí điểm quy định đào tạo tiến sĩ kiểu ‘quản trị kiến tạo’

Đại học Quốc gia TP.HCM vừa ban hành quy định thí điểm một số nội dung về đào tạo trình độ tiến sĩ tại các đơn vị thành viên, trực thuộc đại học này.

Đại học Quốc gia TP.HCM thí điểm quy định đào tạo tiến sĩ kiểu ‘quản trị kiến tạo’
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar