07/11/2014 08:31 GMT+7

​Một phòng chiếu phim, nhiều “màn hình”...

VINCE PHẠM
VINCE PHẠM

TT - Chỉ chi vài chục nghìn đồng cho một vé xem phim nhưng tôi vẫn thường có “diễm phúc” được xem những rạp chiếu phim “hiện đại” như trên...

Tắt màn hình điện thoại, chuyển điện thoại qua chế độ rung... là cách hành xử của người văn minh trong rạp chiếu phim. Thế nhưng nhiều bạn trẻ không làm được điều này - Ảnh: X.Diệu

Mới tối 5-11, tôi và người bạn vào một rạp trên đường Ba Tháng Hai (Q.10) để xem bộ phim Việt suất 20g50. Ngồi trước chúng tôi là đôi bạn trẻ bấm điện thoại liên tục, hết nhắn tin Viber lại lướt Facebook, chán thì quay ra chơi điện tử... dù phần quảng cáo đã dứt, phim vào những phân cảnh đầu tiên và rạp yêu cầu không sử dụng điện thoại khi đang xem phim...

15 phút sau, do bị mất tập trung bởi ánh sáng từ những chiếc điện thoại trên, một người khách nhắc khéo: “Đèn điện thoại của hai anh chị chói quá!”. Người con trai cằn nhằn vài câu trước khi cất điện thoại, còn cô gái liếc xéo và... giữ nguyên chế độ màn hình điện thoại suốt cả buổi chiếu phim như để trêu ngươi...

Vài ngày trước, tại một rạp chiếu phim trên đường Cộng Hòa (Q.Tân Bình), tôi cũng gặp tình huống tương tự. Khi nghe tôi nhắc nên tắt màn hình điện thoại thì nam thanh niên hạ “dế” xuống chút rồi 10 phút sau mọi chuyện đâu lại vào đấy.

Tôi kể chuyện này với vài người bạn cũng có thói quen đi xem phim, họ bật cười phán: “Chuyện thường ngày ở huyện!”.

Mà đúng là “chuyện thường ngày ở huyện” thật. Tôi đem nỗi khổ này báo với nhân viên rạp. Phần lớn đều thừa nhận đây là chuyện rất phổ biến rồi cười trừ: “Anh thông cảm. Nếu rạp làm dữ quá thì sợ mất khách”.

Lên mạng gõ từ khóa “văn hóa xem phim”, có gần 7 triệu kết quả trả về. Phần lớn đều là những bức xúc, thậm chí giận dữ, về việc thiếu ý thức khi đi xem phim của một bộ phận bạn trẻ.

Ngay cả chàng ca sĩ người Mỹ Kyo York cũng thừa nhận anh thường gặp vấn đề trên và thậm chí từng bị cự lại khi góp ý.

Còn ở Vlog “Văn hóa xem phim” (của JVevermind - một Vlogger nổi tiếng trên mạng) là rất nhiều bình luận: “Biết bao giờ mới thoát khỏi cảnh này?”, “Đi xem phim chủ yếu để giải trí mà gặp chuyện này thì mất hết cả vui”...

Những lần đi xem phim chiếu rạp tại các quốc gia như Mỹ hay Singapore, tôi thấy mọi người rất ý thức về việc dùng điện thoại khi xem phim. Có lần ở một rạp chiếu tại Singapore, một bạn trẻ quên chuyển điện thoại sang chế độ rung. Khi điện thoại reo lên, bạn ấy cuống quýt xin lỗi mọi người xung quanh và bước nhanh ra rạp.

Nhớ lại câu chuyện đó, tôi không nén được tiếng thở dài...

VINCE PHẠM

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tạo thói quen đọc sách ngay hôm nay

Ông Nguyễn Mạnh Hùng nói với các bạn sinh viên "muốn làm giàu thì phải giỏi, muốn giỏi thì phải đọc sách" và chỉ ra tầm quan trọng của việc đọc.

Tạo thói quen đọc sách ngay hôm nay

Khát vọng phát triển nhìn từ lao động trẻ

Nhiều lao động trẻ vừa ra trường đã có việc làm ngay, đúng ngành nghề và thu nhập rất cao.

Khát vọng phát triển nhìn từ lao động trẻ

Săn deal 'chợ đêm online' sao để không ôm cục tức?

Khi màn đêm buông xuống cũng là lúc các 'chợ mạng' vào phiên sôi động. Trên Shopee, TikTok Shop... hàng triệu sản phẩm được treo biển giảm giá, mã khuyến mãi tung ra theo giờ vàng, người mua lướt 'live', săn deal, đặt đơn liên tục.

Săn deal 'chợ đêm online' sao để không ôm cục tức?

Nhiều trẻ em bị dụ dỗ quay video, chụp ảnh khiêu dâm trên mạng xã hội

Sau một thời gian trò chuyện, kẻ xấu chuyển chủ đề từ học hành, sở thích sang giới tính, tình dục, rồi lôi kéo trẻ em cùng xem phim, hình ảnh khiêu dâm trên mạng, dụ dỗ các em tự quay, chụp hình ảnh khiêu dâm để tống tiền hoặc bán.

Nhiều trẻ em bị dụ dỗ quay video, chụp ảnh khiêu dâm trên mạng xã hội

Lắng nghe ước nguyện, chia sẻ mơ ước của bệnh nhi ung thư

Chiều 21-5, chương trình 'Ước mơ của Thúy' đã đến Bệnh viện Nhi đồng 2 (quận 1, TP.HCM), lắng nghe những ước nguyện của các bệnh nhi ung thư nhân Ngày Quốc tế thiếu nhi 1-6.

Lắng nghe ước nguyện, chia sẻ mơ ước của bệnh nhi ung thư

Chị được giải cứu khỏi bẫy ‘việc nhẹ lương cao’, em viết thư cảm ơn công an

Công an tỉnh Phú Yên vừa nhận được lá thư cảm ơn từ chị Đoàn Thị Diễm Ni (trú xã Suối Bạc, huyện Sơn Hòa) vì đã đưa chị gái về với gia đình an toàn sau khi được giải cứu khỏi bẫy 'việc nhẹ lương cao'.

Chị được giải cứu khỏi bẫy ‘việc nhẹ lương cao’, em viết thư cảm ơn công an
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar