12/07/2020 21:17 GMT+7

Một ngày theo chân gia đình gần 30 năm nuôi ong lấy mật

MAI THƯƠNG
MAI THƯƠNG

TTO - Đầu tháng 7 là đợt lấy mật cuối cùng của vụ mùa mật ong rừng, gia đình ông Vũ Văn Thái (Hà Đông, Hà Nội) dậy sớm đi tới vườn ong ở Hòa Bình để thu hoạch. Nghề 'một vốn bốn lời' này đã kéo dài gần 30 năm nay, mang lại thu nhập ổn định.

Một ngày theo chân gia đình gần 30 năm nuôi ong lấy mật - Ảnh 1.

Nghề nuôi ong lấy mật đem lại thu nhập ổn định nhờ không cần bỏ vốn nhiều nhưng hiệu quả kinh tế cao - Ảnh: MAI THƯƠNG

5h sáng, gia đình ông Vũ Văn Thái di chuyển tới vườn ong ở Hòa Bình để thu hoạch đợt mật rừng cuối cùng sau 3 tuần kể từ lần thu hoạch trước.

"Mỗi năm có 3 vụ mùa mật ong: mật nhãn, mật táo và mật rừng. Đợt này chúng tôi thu hoạch mật ong rừng nên mới chuyển đàn ong tới bìa rừng để ong dễ đi kiếm các hoa màu. Còn vào vụ mật táo và mật nhãn thì đàn ong lại được chuyển về Hà Nội để dễ theo dõi" - ông Thái vừa nhấc các cầu ong lên khỏi thùng ong vừa tâm sự.

"Mùa mật nhãn là mùa thu hoạch được ít nhất nhưng mật lại quý nhất bởi đây là loại mật được ưa chuộng nhất trên thị trường. Trung bình, mỗi lần lấy mật chúng tôi thu được 300 lít mật ong nguyên chất, tuy nhiên vào mùa nhãn sản lượng mật ít hơn. Vào mùa đông, ong không đi lấy mật được nên không thu hoạch mà mang mật "trả lại" để nuôi ong" - ông Thái cho biết thêm.

Vườn nhà ông Thái có hơn 100 thùng ong, hầu hết đều là ong tự nhiên từ rừng, một số là ong giống mua lại từ các đàn khác và nhân giống lên theo từng năm. Với 3 vụ mật ong mỗi năm, gia đình ông Thái thu về lãi hơn trăm triệu, mang lại hiệu suất kinh tế cao nhưng không cần đầu tư quá nhiều vốn.

Một ngày theo chân gia đình gần 30 năm nuôi ong lấy mật - Ảnh 2.

Để tránh bị ong đốt trong lúc thu hoạch, người dân phải trang bị mũ lưới, quần áo bảo hộ, găng tay để bảo vệ khắp người - Ảnh: MAI THƯƠNG

Một ngày theo chân gia đình gần 30 năm nuôi ong lấy mật - Ảnh 3.

Bước đầu tiên để lấy mật, người dân phải xịt khói để "ém" đàn ong "hiền" hơn, đồng thời để ong bay ra khỏi đàn, thuận tiện cho việc lấy mật trong các cầu ong - Ảnh: MAI THƯƠNG

Một ngày theo chân gia đình gần 30 năm nuôi ong lấy mật - Ảnh 4.

Khi đã xịt khói xong, người dân mang các cầu ong ra khỏi thùng - Ảnh: MAI THƯƠNG

Một ngày theo chân gia đình gần 30 năm nuôi ong lấy mật - Ảnh 5.

Cầu ong là nơi ong làm tổ và đựng mật trong các thùng ong. Mỗi thùng ong có 4 - 5 cầu ong tùy kích thước, chứa đầy sáp và mật ong thơm ngậy - Ảnh: MAI THƯƠNG

Một ngày theo chân gia đình gần 30 năm nuôi ong lấy mật - Ảnh 6.

Vườn ong nhà ông Thái có khoảng hơn 100 thùng ong, mỗi lần lấy mật cần từ 5 - 7 người cùng phụ giúp - Ảnh: MAI THƯƠNG

Một ngày theo chân gia đình gần 30 năm nuôi ong lấy mật - Ảnh 7.

Bầy ong "hoảng loạn" khi các cầu ong chứa "gia sản mật" bị lấy ra khỏi các thùng - Ảnh: MAI THƯƠNG

Một ngày theo chân gia đình gần 30 năm nuôi ong lấy mật - Ảnh 8.

Các cầu ong khi được đưa ra khỏi các thùng sẽ được cắt bỏ bớt lớp sáp bên ngoài trước khi cho vào máy vắt - Ảnh: MAI THƯƠNG

Một ngày theo chân gia đình gần 30 năm nuôi ong lấy mật - Ảnh 9.

Các cầu ong được xếp vào máy quay mật, tại đây sẽ có một người đứng quay máy ly tâm để mật từ các cầu ong bắn ra ngoài - Ảnh: MAI THƯƠNG

Một ngày theo chân gia đình gần 30 năm nuôi ong lấy mật - Ảnh 10.

Ông Vũ Văn Thái cho biết: "Khâu vất vả nhất khi làm nghề này là lúc thu hoạch, nếu không che chắn cẩn thận rất dễ bị ong đốt. Số lượng và chất lượng mật ong thu được phụ thuộc nhiều vào thời tiết, nếu mưa nhiều, mật ong bị loãng cũng không thể thu hoạch được, nếu trời nắng, mật ong cô đặc lại cũng gây khó khăn cho việc lấy mật" - Ảnh: MAI THƯƠNG

Một ngày theo chân gia đình gần 30 năm nuôi ong lấy mật - Ảnh 11.

Sau khi lấy hết mật, các cầu ong được sắp lại vào các thùng, chờ cho ong ổn định về các thùng rồi công việc mới hoàn tất - Ảnh: MAI THƯƠNG

Cô gái Việt sở hữu 25 trại nuôi ong chất lượng cao

TTO - Để dựng thương hiệu cho ngành mật ong Việt, một cô gái gây dựng 25 trại ong chất lượng cao, mỗi năm cho ra hơn 100 tấn mật ong chín ổ tự nhiên. Đặc biệt, sản phẩm của cô đã có mặt ở thị trường các nước khó tính như Mỹ, Hàn Quốc...

MAI THƯƠNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Chuyện lạ Kinh thành Huế - Kỳ 1: Đất thiêng giữa Kinh thành

Những người phương Tây khi đến Huế xưa đã ngỡ ngàng ngợi ca về một kinh đô tuyệt đẹp với biết bao câu chuyện thần thánh, thiêng liêng, diệu kỳ.

Chuyện lạ Kinh thành Huế - Kỳ 1: Đất thiêng giữa Kinh thành

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ cuối: Tôi hạnh phúc được là người dân TP.HCM

Tháng 8-1997, tôi nhận giấy báo trúng tuyển Trường ĐH Luật TP.HCM. Ngày tôi rời quê Quảng Ngãi để vào TP.HCM học, má rưng rưng nước mắt căn dặn: "Ở trỏng con gắng học hành thật tốt để má ở nhà an tâm buôn bán, tằn tiện lo cho con ăn học".

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ cuối: Tôi hạnh phúc được là người dân TP.HCM

Săn trăm ký cá từ đống chà khô hồ Dầu Tiếng

Làm nghề cá mà hổng cần đem nhiều ngư cụ, chỉ với đôi bao tay và mấy ống dây dài 30 - 40m, nhưng lượng cá mỗi ngày họ bắt được lên đến hàng trăm kg.

Săn trăm ký cá từ đống chà khô hồ Dầu Tiếng

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 5: Trả nghĩa thành phố bằng một đời thầy thuốc

Sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, bác sĩ Phan Bảo Khánh vào ngành y trong giai đoạn đất nước ở thời kỳ lịch sử đầy biến động.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 5: Trả nghĩa thành phố bằng một đời thầy thuốc

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Dang tay với những phận người khó khăn

TP.HCM dang rộng vòng tay với cả bao thân phận nghèo khó, những người khiếm khuyết, thiệt thòi cũng có thể mưu sinh thiện lương ở TP này.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Dang tay với những phận người khó khăn

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Từ gánh hàng rong đến cuộc sống đủ đầy

25 năm trước, khi bước chân lên chuyến xe rời TP hoa phượng đỏ Hải Phòng vào TP.HCM lập nghiệp, bà Vũ Thị Thoa (53 tuổi, hiện ngụ phường An Khánh, TP Thủ Đức) chỉ có vỏn vẹn vài bộ quần áo và một ít tiền phòng thân.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Từ gánh hàng rong đến cuộc sống đủ đầy
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar