25/05/2014 19:45 GMT+7

Một ngày công nghệ 25-5: Đèn pha dùng pin có thể… chiên trứng

PHẠM HỒNG PHƯỚC
PHẠM HỒNG PHƯỚC

TTM - Cây đèn pha dùng pin có thể… chiên trứng; Google Search có thêm chức năng nhắc chuyện thuê xe; Smartphone đầu tiên trên thế giới có chế độ lấy nét autofocus bằng laser; Gửi tín hiệu băng thông rộng tốc độ cao lên cho Hằng Nga... là những thông tin mới nhất trong ngày.

Cây đèn pha dùng pin có thể… chiên trứng

Phóng to

Cây đèn pha flashlight dùng pin có ánh sáng trắng tới 4.100 lumen, đủ để chiên chín một quả trứng gà

Hãng Wicked Lasers chuyên sản xuất những cây đèn pha flashlight dùng pin đã giới thiệu một phiên bản tên là Flashtorch với ánh sáng trắng phát ra tới 4.100 lumen, đủ để chiên chín một quả trứng gà. Các loại đèn dùng tia laser của hãng này rất ấn tượng và được thiết kế để ít nguy hiểm cho người dùng.

Cây bút công nghệ Christina Bonnington của trang công nghệ Wired cho biết mình đã dùng một cây đèn Torch gốc để làm nóng chảy một con kiến bằng nhựa. Phiên bản mới còn mạnh hơn nhiều.

Flashtorch có thân bằng nhôm với tiêu chuẩn bền chắc của quân đội. Ánh sáng phóng thông qua một đường ống phản xạ và thoát ra ngoài qua một thấu kính chịu được sức nóng. Đường ống phản xạ này có thể điều chỉnh được để bạn có thể chiếu sáng một khu vực rộng hay tập trung chùm sáng vào một đối tượng hẹp. Có 3 chế độ cấp nguồn và một cục pin 18.650 milliampere giờ (mAh) có thể sử dụng liên tục được từ 10 tới 40 phút. Đèn halogen của nó có tuổi thọ 2.000 giờ.

Google Search có thêm chức năng nhắc chuyện thuê xe

Phóng to

Cạnh tranh như thế này chỉ có giúp khách hàng thêm sướng hơn thôi. Đó là nói về việc nhà Google trong thời gian qua cứ đều đặn bổ sung thêm những tính năng mới cho công cụ tìm kiếm Google Search của mình. Mới nhất là tính năng nhắc nhở bạn về chuyện đặt thuê xe. Đây là một tính năng rất hữu dụng cho những người thường xuyên phải đi xa công tác hay ngao du.

Cập nhật mới này dành cho người dùng di động và hỗ trợ ra lệnh bằng tiếng nói. Nó hoạt động với bất cứ ai có thư xác nhận đã đặt thuê xe được gửi tới tài khoản Gmail của mình.

Khi bạn lên tiếng hỏi gã Google Search: "Chừng nào có chiếc xe tui đã thuê?" (When is my rental car reservation?), một thẻ sẽ xuất hiện với các chi tiết mà bạn đang tìm kiếm: tên công ty cho thuê xe, chiếc xe đã được đặt thuê (hoặc loại xe), cũng như tên của người đã nhận đặt thuê, số đặt thuê xe và ngày nhận xe và trả xe.

Hồi tuần trước, Google Now cũng đã cập nhật tính năng nhắc nhở bạn về những tờ hóa đơn. Những thẻ nhắc nhở sẽ báo cho bạn biết khi nào hóa đơn tới, số tiền và ngày phải trả,… Nếu sống ở Mỹ, bạn sẽ biết cái nỗi ám ảnh tới ác mộng của những tờ hóa đơn (bill) tháng tháng kéo nhau đổ về hộp thư nhà mình. "No bill" bất thành người Mỹ!

Apple tiếp tục "truy sát" Samsung

Phóng to

Sau khi đã được bồi thẩm đoàn đồng hương của mình phán quyết thắng kiện, dù chẳng được nhiều tiền như ý muốn, nhà Apple đang tiếp tục truy kích đối thủ Hàn Quốc Samsung, tìm cách để tòa ra lệnh cấm bán sản phẩm Samsung và thậm chí xét xử lại để nâng mức bồi thường thiệt hại lên.

Số tiền mà bồi thẩm đoàn tòa án Mỹ hồi tháng 4-2014 buộc Samsung phải trả cho Apple trong vụ kiện tụng tranh chấp bản quyền công nghệ mới nhất giữa hai ông lớn di động này là 119,6 triệu USD, quá nhỏ so với mức mà công ty đóng tại thành phố Cupertino đòi hỏi: 2.191 triệu USD (2,1 tỷ USD).

Vì thế, theo trang công nghệ The Verge (24-5-2014), hôm 23-5, Apple đệ đơn lên tòa đề nghị ra lệnh cấm bán vĩnh viễn trên nước Mỹ một số mẫu smartphone Samsung mà bồi thẩm đoàn vừa xác nhận có sử dụng một số bản quyền phần mềm của Apple.

Cụ thể đó là Admire, Galaxy Nexus, Galaxy Note, Galaxy Note 2, Galaxy S II, Galaxy S II Epic 4G Touch, Galaxy S II Skyrocket, Galaxy S III, và Stratosphere. Những mẫu smartphone mới của Samsung tuy chưa bị Apple đụng tới trong vụ kiện mới nhất nhưng vẫn bị Apple triệt hạ tới cùng.

Họ đang tìm kiếm một lệnh cấm bán đối với "các phần mềm hay đoạn mã có thể thực hiện bất cứ chức măng bị vi phạm bản quyền nào, cũng như bất cứ chức năng nào không có sự khác biệt từ đó". Có nghĩa là những smartphone và tablet mới của Samsung có thể bị liên lụy.

Trong hồ sơ mới nhất gửi cho tòa án để kiện Samsung, Apple nêu rõ rằng "sẽ có những thiệt hại không thể bù đắp được nếu như Samsung tiếp tục sử dụng các chức năng bị xâm phạm bản quyền của Apple; các tổn thất về tiền bạc không thể nào bồi thường tương xứng được cho Apple do các thiệt hại không thể bù đắp này gây ra." Lời lẽ luật pháp nó phải chặt chẽ như vậy đó.

Theo giới quan sát, Apple sẽ phải thuyết phục quan tòa Lucy Koh rằng thiệt tình mình sẽ bị "thiệt hại không thể bù đắp được" nếu như Samsung vẫn có thể tiếp tục bán các thiết bị đó, ít nhất là ở Mỹ. Trong quá khứ, quan tòa Koh từng bác bỏ những đòi hỏi đó của Apple, và lần này dường như cũng không ngoại lệ.

Trong khi đó, các luật sư của Apple đã đệ đơn xin tòa xử lại vụ kiện vừa rồi. Họ muốn tòa xử rằng Samsung vi phạm tất cả 5 bản quyền mà họ khởi kiện chứ không phải chỉ có 3 bản quyền như bồi thẩm đoàn vừa phán quyết. Có nghĩa là mức bồi thường sẽ phải cao hơn.

Cái mà chơi vậy là hỗng fair-play rồi. Cạnh tranh không nổi trên thị trường bèn xoay qua nhờ luật pháp triệt hạ đối thủ giùm mình. Apple ơi là … "quả táo mẻ"!

Smartphone đầu tiên trên thế giới có chế độ lấy nét autofocus bằng laser

Phóng to

LG G3 lấy nét tự động autofocus bằng tia laser.

Chiếc smartphone "đỉnh" mới G3 mà hãng LG sắp chính thức tung ra trong sự kiện ra mắt tại Luân Đôn (Anh) ngày 27-5-2014 được giới thiệu là smartphone đầu tiên trên thế giới có công nghệ lấy nét tự động autofocus bằng tia laser.

Tương tự như cảm biến camera thứ hai trên HTC One, hệ thống laser của G3 sẽ dò tìm độ sâu của đối tượng mà bạn muốn chụp và giúp giảm tới mức thấp nhất thời gian từ lúc chạm lên màn trập số tới khi chụp tấm ảnh đó. Thế mạnh của hệ thống laser này so với hệ thống quang học truyền thống là độ chính xác và tốc độ cao hơn nhiều lần. Đó là lý do mà người ta dùng tia laser thay cho tia hồng ngoại trong những chú chuột máy tính.

Tự động lấy nét nhanh và đáng tin cậy chính là một dấu ấn mà iPhone của Apple ghi được, xứng danh là một "cameraphone" (điện thoại chụp ảnh). Gần đây cũng có một vài đối thủ cạnh tranh của LG cố gắng để đạt được tính năng này. Tuy nhiên, LG sẽ bỏ qua họ với hệ thống autofocus ứng dụng tia laser này.

Theo thông số kỹ thuật mà người ta biết được hiện nay, LG G3 có camera phía sau 13 megapixel và camera phía trước 2.1 megapixel. Để phục vụ cho xu thế "không thể tự sướng với selfie thà chết sướng hơn" của các thần dân di động, LG đã tích hợp một tính năng mới vào G3 là nhận diện cử chỉ cho chụp ảnh selfie. Camera phía trước của G3 sẽ chụp ảnh tự sướng cho bạn khi bạn nắm chặt bàn tay dư dứ ra trước mặt nó, theo kiểu hăm he: "Mi không chụp ảnh cho ta là ăn đấm nghen con!"

Gửi tín hiệu băng thông rộng tốc độ cao lên cho Hằng Nga

Phóng to

Loài người ngày càng sinh sản với tốc độ khủng khiếp, chẳng bao lâu nữa sẽ lâm vào cái tình cảnh mà nhà thơ Tú Xương tiên đoán: " Phố phường chật hẹp, người đông đúc. Bồng bế nhau lên nó ở non." Giới khoa học nói rằng khi loài người mở rộng mặt bằng của mình lên không gian vũ trụ, một ngày nào đó sẽ có những thuộc địa trên những hành tinh khác, và vì thế sự thông tin liên lạc giữa Trái đất và các lãnh thổ khác của mình trong vũ trụ sẽ cực kỳ quan trọng.

Do đó, mới đây, các nhà nghiên cứu của Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT) và Cơ quan Hàng không - Không gian Mỹ (NASA) đã lần đầu tiên trình diễn khả năng phóng các sóng không dây băng thông rộng tốc độ cao lên không gian. Nơi họ chọn là Mặt trăng, người bạn đồng hành vũ trụ của Trái đất.

Họ dùng 4 kính thiên văn, mỗi chiếc đặt tại một địa điểm ở bang New Mexico. Một máy phát tia laser được sử dụng để gửi các xung mã hóa của tia sáng hồng ngoại tới mỗi chiếc kính thiên văn để từ đó các dữ liệu được truyền từ Trái đất lên Mặt trăng, cách xa 384.400km.

Dữ liệu được gửi đi với tốc độ truyền tải 19,44 megabit/giây (Mbps), đạt tốc độ download 622Mbps.

Nhà nghiên cứu Mark Stevens của Học viện MIT cho biết một vấn đề rắc rối với việc truyền dữ liệu bằng tia laser là ánh sáng sẽ bị cong trong khí quyển. Vì thế việc dùng 4 kính thiên văn là để khắc phục tình trạng này. Mỗi kính thiên văn truyền ánh sáng trong một cột không khí khác nhau, giúp tăng lợi thế cho chùm dữ liệu khi tới thiết bị tiếp nhận nó. Vệ tinh mà các nhà nghiên cứu gửi dữ liệu tới cũng sử dụng một kính thiên văn, nơi sẽ chuyển các chùm laser chứa dữ liệu thành một dạng cáp quang.

Vấn đề là chẳng biết chị Hằng Nga trên Mặt trăng có nhận dược những dữ liệu này không và hồi đáp ra sao.

PHẠM HỒNG PHƯỚC

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Trợ lý AI giúp tra cứu nhanh thông tin đơn vị hành chính mới

Trợ lý AI hoạt động 24/7 trên máy tính, điện thoại, máy tính bảng, giúp người dùng tra cứu nhanh các thông tin về đơn vị hành chính mới.

Trợ lý AI giúp tra cứu nhanh thông tin đơn vị hành chính mới

Hơn 659.000 vụ tấn công mạng nhằm vào cơ quan, doanh nghiệp Việt, 'tường lửa' nào giúp bảo vệ?

Tại Việt Nam, những năm gần đây ghi nhận hàng loạt vụ tấn công mạng nghiêm trọng, từ ransomware đến đánh cắp dữ liệu qua hình thức lừa đảo (phishing)...

Hơn 659.000 vụ tấn công mạng nhằm vào cơ quan, doanh nghiệp Việt, 'tường lửa' nào giúp bảo vệ?

Người Đan Mạch sắp có bản quyền khuôn mặt và giọng nói của chính mình?

Trước nguy cơ deepfake lan rộng, Đan Mạch đang xem xét dự luật cho phép người dân giữ bản quyền với khuôn mặt, giọng nói của họ.

Người Đan Mạch sắp có bản quyền khuôn mặt và giọng nói của chính mình?

Captcha hoạt động ra sao mà biết bạn không phải robot?

Bạn bấm vào ô xác nhận Captcha 'Tôi không phải là người máy', rồi tiếp tục như không có gì. Nhưng bạn không biết ngay khoảnh khắc đó, Google đang âm thầm đánh giá bạn dựa trên vô số tín hiệu tưởng chừng vô hình.

Captcha hoạt động ra sao mà biết bạn không phải robot?

Hệ sinh thái an ninh mạng của người Việt tích hợp cập nhật thông tin tình báo

Hệ sinh thái sản phẩm an ninh mạng NCS giúp các cơ quan, doanh nghiệp xây dựng nền tảng bảo mật vững chắc, tích hợp AI và thông tin tình báo liên tục được cập nhật với vai trò cảnh báo sớm.

Hệ sinh thái an ninh mạng của người Việt tích hợp cập nhật thông tin tình báo

Khi AI quyết định bạn được nói gì trên mạng

Trong thế giới số, nơi mọi người đều có thể lên tiếng, liệu các thuật toán lọc bình luận đang giúp bảo vệ cộng đồng, hay vô tình ngăn cản tiếng nói của chính người dùng?

Khi AI quyết định bạn được nói gì trên mạng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar