21/01/2022 08:15 GMT+7

Một năm với châu Á của ông Biden

TRẦN PHƯƠNG
TRẦN PHƯƠNG

TTO - Trái với những kỳ vọng ban đầu khi ông Joe Biden lên nắm quyền, giới quan sát lúc này cho rằng các chính sách của Mỹ tại châu Á không có nhiều tiến triển. Chính sách của Washington tại khu vực này trong năm 2022 tiếp tục đặt ra nhiều câu hỏi.

Một năm với châu Á của ông Biden - Ảnh 1.

Với bề dày kinh nghiệm và sự am hiểu chính sách đối ngoại sau khi đã kinh qua các vị trí thượng nghị sĩ và phó tổng thống, ông Biden đã đắc cử và tuyên thệ nhậm chức ngày 20-1 năm ngoái với cam kết đánh bại COVID-19, hồi sinh kinh tế và khôi phục vị thế dẫn đầu thế giới của nước Mỹ. Sau một năm, dù chính sách của ông Biden phần nào cho các đồng minh và đối tác ở châu Á thấy sự nghiêm túc và tôn trọng từ Mỹ, nhưng vẫn còn các vấn đề chưa có lời giải cụ thể.

Thiếu đột phá

Giai đoạn đầu cầm quyền của ông Biden khá sôi nổi khi ngay trong ngày đầu tiên nhậm chức, ông quyết định đưa nước Mỹ trở lại hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu, tham gia Tổ chức Y tế thế giới, đảo ngược các quyết định của người tiền nhiệm Donald Trump. Ông cũng tiếp đón lãnh đạo Hàn Quốc, Nhật Bản tại Washington, gửi các bộ trưởng và Phó tổng thống Kamala Harris đến châu Á, tổ chức họp thượng đỉnh với Nhật Bản, Ấn Độ, Úc trong Bộ tứ kim cương QUAD.

Việc tập hợp QUAD, không chỉ nhằm kiềm chế Trung Quốc mà còn tập trung cho các ưu tiên khác như phân phối vắc xin, được coi là một trong những thành tựu quan trọng nhất của ông Biden trong năm đầu tiên.

Theo giới quan sát, các chính sách của ông Biden chủ yếu chỉ kế thừa của người tiền nhiệm. Hai bài phát biểu quan trọng của Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin vào tháng 7-2021 và Phó tổng thống Harris vào tháng 8-2021 tại Singapore có cùng thông điệp nước Mỹ sẽ giữ cam kết lâu dài tại khu vực.

Trên tạp chí Foreign Policy, nhà phân tích James Crabtree của Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế châu Á bình luận các chính sách mà Mỹ theo đuổi tại châu Á trong năm qua đều chưa thật rành mạch và suôn sẻ.

Đối với Trung Quốc, theo định hướng "cạnh tranh trong khuôn khổ an toàn" như cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan đã nêu, Washington hầu như tránh cạnh tranh trực tiếp nhưng vẫn "mập mờ" với khái niệm "đối phó" với Trung Quốc.

Trong khi đó, việc tập trung các đồng minh của Mỹ đã không mấy suôn sẻ khi thỏa thuận AUKUS với Úc và Anh đã khiến Washington làm mất lòng đồng minh quan trọng là Pháp. Điều này cũng khiến những nước đứng giữa ở Đông Nam Á thêm bất an. "Tình hình khá yên bình tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương có vẻ như là một thành công (với Mỹ)", ông Crabtree nhận định.

Với quan điểm tương tự, chuyên gia về chính sách châu Á và an ninh quốc gia Mỹ Van Jackson cho rằng dù không bốc đồng và thất thường như chính quyền tiền nhiệm, song sự thiếu mạch lạc và "mập mờ" với Trung Quốc khiến chính sách của chính quyền ông Biden tại khu vực khó có đột phá.

Chờ chiến lược kinh tế cụ thể

Những gì xảy ra trong năm qua, như sự rút quân nhiều hỗn loạn của Mỹ tại Afghanistan, phần nào cho thấy Washington không thể là "giải pháp cho mọi vấn đề" như nhận định của ông Andrew Oros, giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Washington. Chuyên gia này cho rằng Mỹ cần phải xác định ưu tiên chiến lược trong năm 2022.

Cách tiếp cận châu Á của Washington đến nay vẫn là ưu tiên về quân sự. Nhưng theo giới phân tích, vấn đề của Mỹ tại khu vực còn đến từ khoảng cách giữa sức mạnh quân sự và ảnh hưởng kinh tế.

"Chính quyền ông Biden đang xây dựng một chính sách kinh tế mới nhằm thúc đẩy sự can dự ở châu Á, dù chưa làm gì nhiều để đạt được điều đó. Dù vậy, Mỹ cũng đang phải tìm cách giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc trong khi giải quyết khủng hoảng về chuỗi cung ứng", ông Crabtree nói.

Hãng tin Kyodo News dẫn lời chuyên gia kinh tế Matthew Goodman tại Trung tâm Chiến lược và nghiên cứu quốc tế cho rằng Mỹ cần hiện thực hóa khuôn khổ kinh tế tại Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

"Chính quyền Mỹ cần bắt đầu phát triển và công bố chiến lược kinh tế cho Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương với cốt lõi là chương trình nghị sự thương mại chủ động", cựu đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius cũng đã nêu quan điểm tương tự trong một bài viết chung trên trang The Hill cuối năm 2021.

Theo giới chuyên gia, chính sách đối ngoại của Mỹ trong năm 2022 sẽ còn phụ thuộc vào các yếu tố như dịch COVID-19, các vấn đề liên quan chuỗi cung ứng, lạm phát và những biến động trong chính trị Mỹ.

"Khi chính quyền của ông Biden bước vào năm thứ hai, có nhiều câu hỏi hơn là đáp án cho việc "cạnh tranh trong khuôn khổ an toàn" với Trung Quốc nghĩa là gì, và cam kết mạnh mẽ hơn với các đồng minh, đối tác đem lại điều gì", ông James Crabtree bình luận.

Nhìn lại tròn 1 năm cầm quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden

TTO - Ngày 20-1 đánh dấu tròn một năm cầm quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden. Sau khi thắng nhiều phiếu hơn bất cứ ứng viên tổng thống Mỹ nào trong lịch sử, mức ủng hộ dành cho ông giảm xuống mức thấp trong những khảo sát gần đây.

TRẦN PHƯƠNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Chủ đề: Biden Joe Biden

Tin cùng chuyên mục

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt: Malaysia - Việt Nam chia sẻ khát vọng phát triển tương đồng

Chuyến công du của Thủ tướng sẽ đề ra biện pháp cụ thể để triển khai quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Malaysia - Việt Nam.

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt: Malaysia - Việt Nam chia sẻ khát vọng phát triển tương đồng

Nga và Ukraine bắt đầu trao đổi tù binh, 390 người mỗi bên

Bộ Quốc phòng Nga xác nhận nước này và Ukraine vừa trao đổi 270 binh sĩ và 120 dân thường mỗi bên.

Nga và Ukraine bắt đầu trao đổi tù binh, 390 người mỗi bên

Nông dân Hàn Quốc ‘than trời’ vì thiếu lao động nước ngoài

Nông dân Hàn Quốc đang vật lộn với tình trạng thiếu nhân công nghiêm trọng, đặc biệt khi chính phủ tăng cường kiểm soát lao động nhập cư bất hợp pháp.

Nông dân Hàn Quốc ‘than trời’ vì thiếu lao động nước ngoài

Harvard đâm đơn kiện chính quyền Trump vì lệnh cấm tuyển sinh quốc tế

Đại học Harvard cho rằng động thái cấm trường này tuyển sinh quốc tế là 'vi phạm trắng trợn' Hiến pháp Mỹ và cáo buộc chính phủ đã tìm cách "xóa sổ" 1/4 số sinh viên của trường.

Harvard đâm đơn kiện chính quyền Trump vì lệnh cấm tuyển sinh quốc tế

Ông Trump dọa áp thuế 50% lên EU, 25% với iPhone không sản xuất ở Mỹ

Thị trường ngay lập tức chao đảo sau khi ông Trump dọa áp thuế 50% lên hàng hóa đến từ Liên minh châu Âu (EU), và 25% với iPhone bán ra ở Mỹ nhưng không sản xuất nội địa.

Ông Trump dọa áp thuế 50% lên EU, 25% với iPhone không sản xuất ở Mỹ

Thủ tướng thăm Malaysia, dự Hội nghị cấp cao ASEAN từ ngày 24-5

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân thăm chính thức Malaysia, dự Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 46 và các hội nghị cấp cao liên quan tại Kuala Lumpur từ ngày 24 đến 28-5.

Thủ tướng thăm Malaysia, dự Hội nghị cấp cao ASEAN từ ngày 24-5
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar