19/03/2015 00:10 GMT+7

​Một lần hút shisha bằng hút 100 điếu thuốc lá

Nguồn: Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm
Nguồn: Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm

Hút shisha một lần cũng có thể bị ngộ độc khí CO và mắc các bệnh đường hô hấp, lao, cúm, và sử dụng lâu dài có thể dẫn đến bệnh tim và nhiều bệnh ung thư.

Đây là cảnh báo mới nhất của chuyên gia Tracey E. Barnett, Đại học Florida (Mỹ) về khả năng gây nghiện và những tác hại của shisha.

Đánh giá mới của bà Barnett là tập hợp kết quả của các nghiên cứu về nghiện, tổn thương phổi và sức khỏe liên quan đến hút shisha.

Mặc dù độc hại nhưng shisha đang trở thành "trào lưu" của giới trẻ thế giới, "Shisha" đã trở nên ngày càng phổ biến ở châu Âu và Tây bán cầu trong những năm gần đây.

Người Hindu hút shisha bắt đầu trên tiểu lục địa Ấn Độ trong thế kỷ 15 và sau đó lan ra thông qua đế chế Ottoman. Theo một ước tính, khoảng 100 triệu người trên toàn thế giới hút shisha mỗi ngày.

Theo bà Barnett, mùi vị mát, ngọt của shisha hấp dẫn giới trẻ và khiến người hút cứ tưởng rằng nó không độc hại. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy mức độ độc hại của shisha ở mức cao.

Cụ thể, hút shisha một lần, người hút cũng có thể bị ngộ độc khí CO (carbon monoxide, cũng là loại khí thải của động cơ xe máy), có khả năng mắc các bệnh đường hô hấp, viêm phế quản mãn tính, cúm và kể cả lao.

Sử dụng shisha lâu dài có thể dẫn đến bệnh tim và nhiều bệnh ung thư như ung thư phổi, ung thư miệng, ung thư tuyến tiền liệt. Shisha cũng gây ra các biến chứng khi mang thai tương tự như với thuốc lá.

Mặt khác, việc cùng ngậm hút chung một ống hút shisha cũng lây truyền virus viêm gan C và các dị ứng, mụn rộp.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng cảnh báo, một phiên hút shisha thường kéo dài từ 20-80 phút. Như vậy, trong suốt thời gian đó, người tham gia hút shisha có thể hít một lượng khói bằng hút 100 điếu thuốc lá.

Một nghiên cứu khác của tiến sĩ Ruben Blachman Braun, Đại học Anahuac, Mexico, cho biết lượng nicotine trong nước tiểu của người hút shisha hằng ngày tương đương với một người hút 10 điếu thuốc lá mỗi ngày, đủ để gây nghiện.

Hiện nay chưa có các hoạt động y tế công cộng để nâng cao nhận thức về mức độ nguy hiểm của việc hút shisha.

Nguồn: Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nhật Bản: Miễn học phí trường tư gây lo ngại rời bỏ trường công

Quyết định của Nhật Bản về việc miễn học phí trung học phổ thông, bao gồm cả các trường tư thục, đang làm dấy lên mối lo ngại sâu sắc từ các nhà giáo dục và chuyên gia chính sách.

Nhật Bản: Miễn học phí trường tư gây lo ngại rời bỏ trường công

Điểm tin 18h: Hàng Việt sẽ hiện diện nhiều hơn ở Nam Mỹ; 'Thảm họa 100 năm' tại bang Texas

Nhiều thông tin được cập nhật trong chương trình "Điểm tin cùng bạn 18h" hôm nay, ngày 7-7-2025

Điểm tin 18h: Hàng Việt sẽ hiện diện nhiều hơn ở Nam Mỹ; 'Thảm họa 100 năm' tại bang Texas

Luyện thi chứng chỉ CELPIP, CAEL cùng UCA Academy

Trên hành trình chinh phục mục tiêu định cư và du học Canada, một trong những trở ngại lớn nhất với nhiều người Việt chính là điểm số tiếng Anh.

Luyện thi chứng chỉ CELPIP, CAEL cùng UCA Academy

Tủ lạnh Toshiba NaturePURE 711L - ‘siêu thị mini’ ngay tại nhà

Xu hướng mua sắm thực phẩm theo tuần ngày càng phổ biến tại các gia đình hiện đại, đặt ra nhu cầu về tủ lạnh có không gian lưu trữ lớn hơn hơn. Nắm bắt xu hướng này, Toshiba cho ra mắt tủ lạnh NaturePURE với dung tích 711L.

Tủ lạnh Toshiba NaturePURE 711L - ‘siêu thị mini’ ngay tại nhà

Doanh số tăng trưởng, Toyota duy trì ưu đãi lên đến 100% lệ phí trước bạ

Toyota đã hoàn thành cột mốc doanh số tích lũy 1 triệu xe ngay sau ngày đầu tiên của tháng 7, tiếp tục duy trì ưu đãi hấp dẫn cho khách mua xe.

Doanh số tăng trưởng, Toyota duy trì ưu đãi lên đến 100% lệ phí trước bạ

Học ngành công nghệ kỹ thuật hạt nhân: Cơ hội việc làm thế nào?

Kỹ sư công nghệ kỹ thuật hạt nhân không chỉ làm trong nhà máy điện hạt nhân mà có thể làm kỹ sư thiết kế, chế tạo, vận hành thiết bị bức xạ trong y học, thiết bị kiểm tra không phá hủy trong công nghiệp…

Học ngành công nghệ kỹ thuật hạt nhân: Cơ hội việc làm thế nào?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar