03/12/2013 20:52 GMT+7

Một cuộc thi đặc biệt

NGỌC TRƯỜNG
NGỌC TRƯỜNG

TT - Gần 500 sinh viên đến từ nhiều trường đại học trên địa bàn TP.HCM đã tham gia cổ vũ và tranh tài trong một cuộc thi đặc biệt tại hội trại “Một thế giới cho tất cả” chiều 1-12-2013.

Phóng to
Các đội thi vượt chướng ngại vật trên xe lăn chật vật vượt qua bậc tam cấp - Ảnh: Ngọc Trường

Cuộc thi gồm ba phần: vượt chướng ngại vật trên xe lăn, di chuyển khi bị bịt mắt và hỏi thông tin mà không được dùng lời nói hoặc chữ viết. Những người thi phải trở thành người khuyết tật trong suốt cuộc thi.

Hội trại do Trung tâm Khuyết tật và phát triển (DRD) tổ chức nhằm kỷ niệm Ngày quốc tế người khuyết tật (3-12).

Đường đua dài chừng 15m với các đoạn được trải cát, đá dăm, đá tảng, bậc tam cấp, cửa hẹp và đích đến cuối cùng là di chuyển lên xe buýt. Mỗi đội thi gồm ba thành viên, hai người ngồi xe lăn và một người hỗ trợ, thời gian di chuyển được tính bằng phút. Vừa vượt qua khỏi đoạn đường ximăng bằng phẳng, không ít đội thi đã ngã chúi khi đi vào phần đất cát. Các thành viên chật vật mãi không biết làm sao thoát khỏi cát lún dù đã dùng hết sức, đỏ mặt tía tai để di chuyển xe lăn. Một số thí sinh đành phải chờ bạn hỗ trợ quay lại mới thoát được. Thử thách vẫn tiếp tục khi các đội phải lôi xe lăn qua các bậc tam cấp một cách khó khăn.

Ngọc Giàu - sinh viên Trường đại học Khoa học tự nhiên TP.HCM - chưa hết xúc động sau cuộc thi: “Lúc buộc phải ngồi yên trên xe lăn và không thể làm gì với đôi chân, mình cảm thấy rất bất lực và vô dụng”.

Còn trong phần thi bịt mắt tìm đường, các đội phải nắm áo nhau, dò dẫm từng bước chân để đi hết đoạn đường thi ngắn ngủi, thay vì mất chưa tới một phút chạy qua thì có đội phải mất gần năm phút để hoàn thành. Vấp ngã, đi chệch đường... là lỗi chung của các đội. Cuối cùng trong phần thi hỏi thông tin, dù sử dụng tay chân và cơ thể để diễn đạt ý, nhưng không ít đội đã đưa ra câu hỏi sai và không thể hoàn thành bảng hỏi trong thời gian ba phút.

“Khó” là cảm nhận chung của tất cả thành viên tham gia tranh tài. “Đây là cuộc thi đặc biệt nhất mình từng tham gia. Lúc đầu nhìn đường đua, mình nghĩ có thể vượt qua, nhưng mình không thể làm được gì nếu không có bạn hỗ trợ. Mình đã không hình dung được những khó khăn mà người khuyết tật phải chịu cho đến hôm nay”, Thành Việt - sinh viên Trường đại học Bách khoa - chia sẻ. Còn Ngọc Giàu tâm sự: “Mình thường gặp nhiều người khuyết tật, nhưng thái độ chung của mình chỉ là cảm thông trong lòng mà chưa có hành động hỗ trợ nào cụ thể. Từ nay mình sẽ giúp người khuyết tật trong bất cứ chuyện gì mình có thể chứ không chỉ đưa mắt nhìn ái ngại”.

Chị Lưu Thị Ánh Loan, phó giám đốc DRD, cho biết cuộc thi để các bạn sinh viên trải nghiệm khó khăn của người khuyết tật. “Chúng tôi hi vọng các bạn trẻ sẽ tác động được vào cộng đồng của họ, hỗ trợ người khuyết tật trong cuộc sống, nhất là đối với các bạn sinh viên khuyết tật đang học tập tại các trường”, chị Loan nói.

NGỌC TRƯỜNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Văn minh ở cây xăng

Người ta vẫn nói chỉ cần quan sát những hành xử nhỏ trong các tình huống đời sống của một người, bạn sẽ phần nào cảm nhận được nền tảng văn hóa cũng như nhân cách của người đó. Chẳng hạn như chuyện bạn làm gì khi đợi mua xăng.

Văn minh ở cây xăng

Bát cháo tự tâm lan tỏa lòng nhân ái

Hơn 10 năm nay, cụ Chu Thị Lương (81 tuổi, ngụ thị trấn Cẩm Xuyên, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) cùng những người bạn trong nhóm thiện nguyện đã nấu hàng ngàn suất cháo, trao đến tay những người có hoàn cảnh khó khăn đang điều trị bệnh.

Bát cháo tự tâm lan tỏa lòng nhân ái

Tiếp sức cho Mùa thi hạnh phúc 2025

Chương trình Tiếp sức mùa thi 2025 chính thức khởi động với thông điệp 'Mùa thi hạnh phúc', mở rộng hoạt động trên 63 tỉnh thành cả nước.

Tiếp sức cho Mùa thi hạnh phúc 2025

Sẵn sàng là công dân thành phố 2045

Ngày 11-5, 150 đại biểu trẻ em là học sinh tiểu học và THCS tham gia kỳ họp Hội đồng Trẻ em TP.HCM đã thảo luận nhiều vấn đề, cũng để chuẩn bị cho chương trình lãnh đạo TP gặp gỡ, lắng nghe thiếu nhi sắp tới.

Sẵn sàng là công dân thành phố 2045

Một học sinh lớp 12 nhận điện thoại lừa ra khỏi nhà, yêu cầu gia đình chuyển 250 triệu

Công an Quảng Ninh đã ngăn chặn kịp thời vụ lừa đảo gia đình học sinh lớp 12 số tiền 250 triệu đồng.

Một học sinh lớp 12 nhận điện thoại lừa ra khỏi nhà, yêu cầu gia đình chuyển 250 triệu

Thanh niên mướt mồ hôi vớt 20 tấn rác dồn ứ trên kênh Hy Vọng

Sau cơn mưa lớn đầu mùa, đủ loại rác trôi theo dòng nước dồn ứ tại khu vực cống hộp trên kênh Hy Vọng, quận Tân Bình, TP.HCM. Ngày 11-5, các tình nguyện viên cùng với lực lượng chức năng đã dọn khoảng 20 tấn rác và gắn phao chắn rác ở khu vực trên.

Thanh niên mướt mồ hôi vớt 20 tấn rác dồn ứ trên kênh Hy Vọng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar