14/03/2018 13:05 GMT+7

'Một cú bấm like, có khi em đang giết một con người'

HOÀNG HƯƠNG thực hiện
HOÀNG HƯƠNG thực hiện

TTO - Nhanh tay share clip bạn hôn nhau, đánh nhau; bình luận ác ý không chút e dè... Có bao giờ người lớn tự hỏi sao nhiều học sinh ngày nay làm vậy?

Một cú bấm like, có khi em đang giết một con người - Ảnh 1.

Thầy giáo Trần Tuấn Anh trong một tiết dạy - Ảnh: H.HG.

Câu chuyện nữ sinh tự tử nghi do bị tung clip hôn bạn trai lên mạng khiến dư luận giật mình. Nhiều người băn khoăn: làm sao dạy dỗ, định hướng cho các em?

Chia sẻ với Tuổi Trẻ Online, thầy giáo Trần Tuấn Anh - giáo viên môn giáo dục công dân Trường THCS Bạch Đằng, quận 3, TP.HCM cho biết đây không phải lần đầu tiên xảy ra sự việc đau lòng liên quan đến mạng xã hội.

* Thầy cô có thể làm gì để hướng dẫn học trò, thưa thầy?

Học trò bây giờ gần như em nào cũng có smartphone. Và chuyện các em tham gia mạng xã hội là điều không thể cấm cản. Vấn đề là chúng ta - những người lớn: bao gồm phụ huynh và giáo viên, hướng dẫn các em để các em có thái độ, cách hành xử đúng đắn khi tham gia mạng xã hội.

Tôi nhớ trước đây ở Đồng Nai, một nữ sinh bị tung clip quay cảnh quan hệ tình dục với bạn trai nhiều người đã vào share chóng mặt cùng những bình phẩm ác ý. Em nữ sinh ấy đã đau khổ thốt lên: "Tôi van xin mấy người. Mấy người có dừng lại không?". 

Cuối cùng em đã tự tử vì không chịu nổi áp lực của cộng đồng mạng.

Sau vụ việc đáng tiếc này, khi lên lớp, tôi hỏi học trò của mình: "Khi có ai đó đưa cho em cái cây và bảo Hãy đánh con chó đi, em có làm không?". Cả lớp đồng thanh: Dạ không! "Khi có ai đó đưa cho em con dao và bảo: Hãy giết con gà đó đi, em có làm không?". Cả lớp vẫn đồng thanh: Dạ không. 

"Vậy mà có người đưa cho em viên thuốc độc, bảo: Hãy giết chết một con người đi, có người dám làm đó các bạn", tôi nói. 

Rồi tôi kể câu chuyện em nữ sinh ở Đồng Nai và nói với học trò: "Mỗi bình luận, mỗi lần share, mỗi like trong vụ việc này chính là một viên thuốc độc giết chết cô nữ sinh tội nghiệp". 

"Một cú nhấp chuột bấm like của mình làm cho một người bạn đồng trang lứa với mình chết đi; gia đình, người thân của bạn ấy đau buồn, rồi hàng trăm, hàng ngàn phụ huynh khác đọc thông tin và cảm thấy lo lắng khiến xã hội bất an. Thế thì chúng ta phải cân nhắc, phải suy nghĩ thật kỹ trước khi like, share, bình luận hoặc post một sự việc nào đó lên mạng", tôi căn dặn.

* Đó là về giáo viên, còn về phía phụ huynh, theo thầy phụ huynh cần làm gì?

- Trước hết, phụ huynh hãy quan tâm đến con, làm bạn với con. Làm sao để con coi cha mẹ như những người bạn thân, con tâm sự, chia sẻ về "thế giới của con", con bộc bạch những điều thầm kín, lo lắng, bức xúc…của mình cho cha mẹ nghe, để cùng con tháo gỡ, giải tỏa những lo lắng, bức xúc ấy một cách kịp thời.

Phụ huynh đừng giao hết nhiệm vụ giáo dục con em cho nhà trường theo kiểu: trăm sự nhờ thầy, trăm sự nhờ cô. 

Cùng với giáo viên, phụ huynh ngày nay không nên chỉ định hướng các em về việc dùng mạng xã hội mà còn cần định hướng lối sống cho các em. 

Có bao giờ người ta đặt câu hỏi: học sinh bây giờ thể hiện tình cảm nam - nữ vô tư quá, thể hiện ở ngay chốn đông người (tôi xem hình trên báo thấy có em hôn bạn trai trước mặt bạn bè); học sinh bây giờ quan hệ tình dục dễ dãi quá, tình trạng nạo phá thai ngày càng tăng?

Do đó, việc hướng dẫn các em xây dựng tình cảm trong sáng tuổi học trò là hết sức cần thiết.

Có lần tôi đi giảng bài ngoại khóa cho học sinh một trường phổ thông. Tôi nói: "Không ai cấm các bạn thích bạn khác phái, nhưng tuổi học trò đẹp như trái trên cây, nó lủng lẳng - xanh mướt, bắt mắt nhưng hái xuống ăn ngay thì chát lắm, đắng lắm bởi nó chưa chín. Hãy đợi nó chín rồi hãy ăn". 

Học trò hỏi tôi khi nào "trái chín", tôi bảo: "Đó là khi các bạn tốt nghiệp đại học, ra trường có việc làm ổn định, có thu nhập  để tự nuôi sống bản thân, lúc ấy hãy nghĩ đến chuyện kết hôn và tiến tới với nhau xây dựng gia đình hạnh phúc".

Đúng lúc ấy, một nữ sinh hỏi tôi: "Nói như thầy thì lâu quá, rồi con mất người yêu thì sao?". Bất ngờ quá, tôi sững lại vài giây rồi trả lời: "Bây giờ con cho bạn hết để bạn thỏa mãn tất cả nhưng có cái gì chắc chắn rằng bạn không bỏ con mà đi?".

Tóm lại, phụ huynh cần quan tâm đến con hơn, giáo viên khi lên lớp sâu sắc hơn, nhắc nhở học sinh về thái độ sống trước các vấn đề xã hội, học sinh thì ý thức hơn một chút về việc làm của mình... Khi ấy tôi tin sẽ không có chuyện đau lòng xảy ra.

TTO- Một nữ sinh ở Nghệ An ngoan ngoãn, học giỏi nhất nhì lớp tìm đến cái chết khi video hôn bạn trai lan truyền trên các trang mạng, khiến thầy cô, bạn bè bất ngờ, đau đớn.

HOÀNG HƯƠNG thực hiện

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đào tạo tại báo Tuổi Trẻ: 'Mỗi buổi học là một lần thực chiến'

Sinh viên khoa marketing và truyền thông, Trường đại học Hoa Sen vừa hoàn thành môn học 'kỹ năng tạo lập văn bản truyền thông' tại Tuổi Trẻ.

Đào tạo tại báo Tuổi Trẻ: 'Mỗi buổi học là một lần thực chiến'

Nam sinh cấp THPT duy nhất đoạt giải nhất tin học văn phòng thế giới cấp quốc gia

Trong 6 giải nhất quốc gia cuộc thi vô địch tin học văn phòng, Nguyễn Thái Sơn là học sinh cấp 3 duy nhất.

Nam sinh cấp THPT duy nhất đoạt giải nhất tin học văn phòng thế giới cấp quốc gia

Hà Tiểu Linh và hành trình chinh phục 10 trường đại học Hoa Kỳ

Nhờ nỗ lực không ngừng và khả năng ngoại ngữ vượt trội, Hà Tiểu Linh, lớp 12/11 Trường Quốc tế Á Châu (Asian School), đạt học bổng của 10 trường đại học tại Hoa Kỳ.

Hà Tiểu Linh và hành trình chinh phục 10 trường đại học Hoa Kỳ

Dự bị đại học: Bắt đầu hành trình đại học từ lớp 11

Trong hệ thống giáo dục quốc tế, chương trình 'Dự bị Đại học' (Foundation Studies) là lựa chọn quen thuộc để học sinh rút ngắn thời gian trước khi vào đại học.

Dự bị đại học: Bắt đầu hành trình đại học từ lớp 11

Tuyển sinh 2025: Những điểm thí sinh cần lưu ý, tránh mất cơ hội vào đại học

Nhiều thí sinh chờ có điểm thi tốt nghiệp THPT 2025 rồi xét tuyển vì năm nay không còn xét tuyển sớm, trong khi nhiều trường đại học yêu cầu thí sinh nộp hồ sơ sớm trực tuyến, trực tiếp để phục vụ công tác xét tuyển.

Tuyển sinh 2025: Những điểm thí sinh cần lưu ý, tránh mất cơ hội vào đại học

Trường Đại học Văn Hiến tặng học bổng 50% học phí

Trường Đại học Văn Hiến (mã trường DVH) hỗ trợ đặc biệt dành cho thí sinh đăng ký xét tuyển bằng học bạ và tham gia thành viên myU.

Trường Đại học Văn Hiến tặng học bổng 50% học phí
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar